2. Một số đề xuất nhằm ứng dụng IRP và điều hành tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt Nam
2.1.1 Thiết lập một chế độ tỷ giá phù hợp
Thiết lập một chế độ tỷ giá phù hợp là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý ngoại hối. Một chế độ tỷ giá phù hợp phải là tỷ giá được điều chỉnh theo nguyên tắc thị trường. Điều này có nghĩa là tỷ giá phải hình thành dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường, phản ánh đúng sức mạnh đối nội và đối ngoại của đồng tiền. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thả nổi hoàn toàn tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu ứng “sốc” khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế xã hội. Với vai trò là NHTW, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, cơng bố tỷ giá bình qn giao dịch liên ngân hàng, quy định tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối khác. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này cịn cần thiết nhưng cần phải nới lỏng từng bước vì các biện pháp này khơng phải lúc nào cũng hiệu quả đôi khi lại trở thành lực cản cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Do có tính nhạy cảm cao, cho nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành một cách cẩn trọng và dần dần từng bước:
- Trước mắt, có thể tiếp tục nới rộng biên độ dao động của tỷ giá. Điều này có hai tác dụng là: thứ nhất, tạo điều kiện để các NHTM yết tỷ giá cạnh tranh; thứ hai, như là biện pháp thăm dò mức độ khách quan của tỷ giá.
- Sau khi nới rộng biên độ tỷ giá, nếu thị trường không sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đã phản ánh tương đối khách quan quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, và đây được xem như thời điểm tốt để NHNN có thể tiếp tục nới rộng biên độ dao động lên mức cao hơn.
- Nếu thị trường ngay lập tức sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đang là quá thấp so với tỷ giá cân bằng, để rút ngắn khoảng cách NHNN tiến hành điều chỉnh tăng dần tỷ giá giao dịch một cách hợp lý mà không gây ra sáo trộn lớn.
- Trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở mức cân bằng thì lúc đó ta mới có được chính sách tỷ giá thực sự khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế, đồng thời chuyển hướng từ từ sang sử dụng công cụ lãi xuất để điều tiết thị trường ngoại tệ. Trong bối cảnh hiện nay khi mà Thị trường ngoại hối chưa đủ vững mạnh, các chính sách quản lý tỷ giá hối đối là cần thiết, nhưng với những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế định hướng thị trường, NHNN nên giảm dần sự can thiệp bằng cách nới rộng biên độ tỷ giá lên hơn nữa. Theo đó Thị trường ngoại hối có thế làm quen dần với những biến động lên xuống của tỷ giá và cung cầu ngoại hối sẽ đóng vai trị quyết định tỷ giá trên thị trường.
Chính sách tỷ giá ngắn hạn
Để tỷ giá được bình ổn lâu dài thì chắc chắn hai yếu tố căn bản là nhập siêu và lạm phát phải được khống chế. Tuy vậy, đây là những yếu tố có tính cơ cấu, sẽ cần thêm nhiều thời gian và quyết tâm từ những nhà quản lý.
• Trước mắt, việc quan trọng nhất cần làm để bình ổn tỷ giá trên thị trường là ổn định tâm lý của người dân. Cụ thể, cần phải giảm mức kỳ vọng về sự mất giá của
tiền đồng bằng một chính sách minh bạch, nhất quán và khoa học trong điều hành kinh tế. Chính phủ phải thể hiện quyết tâm trong vấn đề giảm thâm hụt ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư công và giám sát chặt hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
• Tiếp đến, thị trường cần một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn. Việc giữ tỷ giá cố định kéo dài theo ”mệnh lệnh hành chính” khơng phải là một giải pháp hiệu quả. Thay vào đó, việc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu nên được thực hiện một cách linh hoạt theo những tín hiệu của thị trường. Tỷ giá bình qn liên ngân hàng phải thực sự là tỷ giá tham chiếu cho giao dịch trên thị trường. Việc giảm lãi suất xuống mức thấp hơn kỳ
vọng của thị trường bằng các biện pháp hành chính cũng chỉ nên thực hiện một cách có
cân nhắc, vì điều này sẽ tăng q trình tích lũy ngoại tệ. Ngồi ra, cần có lộ trình cụ thể để hạn chế các biện pháp như kết hối hay các biện pháp có tính chất hành chính khác.
Chính sách tỷ giá dài hạn
a) Chính sách tỷ giá đáp ứng ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ.
Trước hết, nên neo tiền đồng vào một rổ ngoại tệ với trọng số của từng đồng tiền
phản ánh xu hướng mậu dịch quốc tế của Việt Nam cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của nó đối với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu. Điều hành chính sách tỷ giá nên ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng vào đô la Mỹ.
Hai là, nên sử dụng tỷ giá hối đoái REER kết hợp với việc cơng bố tỷ giá bình
quân liên ngân hàng như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại thay vì chọn tỷ giá thực song phương như hiện nay.
Ba là, tăng bề rộng của dải băng tỷ giá giảm bớt sự can thiệp vào đường đi của tỷ
giá nhằm tăng tính độc lập của chính sách tiền tệ. Đồng thời, thực hiện tăng cường tín hiệu của thị trường trong tỷ giá hối đối liên ngân hàng.
Vận dụng học thuyết ngang sức mua, ngang giá lãi suất vào cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái VN
b) Điều hành tỷ giá nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng thời cung cấp mơi trường ổn định cho phát triển kinh tế.
Một là, Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh giảm giá tiền đồng trong thời gian
tới. Điều chỉnh giảm giá trị tiền đồng về trong vùng tỷ giá mục tiêu có thể giải quyết một số nhiệm vụ đã đề ra như cải thiện khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam, ổn định giá cả, ổn định thị trường ngoại hối…
Hai là, không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ nhằm tránh các tác động xấu
đến sự ổn định của sản xuất trong nước (nhất là các doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào) nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại và giữ lòng tin với tiền đồng VND.
Ba là, giảm bớt vai trị của tỷ giá trong việc duy trì khả năng của hàng hóa. Thay
vì sử dụng cơng cụ tỷ giá để hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu, cái mà chính phủ cần làm hiện nay là có các biện pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cải thiện chỉ số hiệu quả vốn, đặc biệt là trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu không sử dụng yếu tố nước ngoài… Sau giai đoạn khởi động với việc phát triển các ngành thâm dụng vốn nhằm giải quyết vấn đề lao động, Việt Nam nên chuyển sang giai đoạn tăng tốc phát triển bằng việc nắn lại các dòng chảy của vốn đầu tư nước ngồi vào các ngành cơng nghệ kỹ thuật cao, tận dụng cơ hội dân số vàng hiện nay để có thể tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị tăng cao…
c) Tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt nhưng tăng dần mức độ thả nổi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối
Một là, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt nhưng tăng dần mức
độ thả nổi để tạo điều kiện cho thị trường tham gia hơn nữa vào quá trình hình thành tỷ giá mục tiêu, nhằm tăng hiệu lực của chính sách tiền tệ, hạn chế dòng vốn ngắn hạn, tăng khả năng tự phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp và tiến thêm một bước trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường.
Hai là, hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển với
đầy đủ các nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nhà kinh doanh chênh lệch giá, nhà đầu cơ… Chính phủ cần phát triển đồng bộ các loại thị trường: thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối liên ngân hàng và tạo sự thơng thống giữa các thị trường. Hồn thiện thị trường các sản phẩm phát phái sinh tiền tệ như quyền được lựa chọn ngoại tệ, hốn đổi, kỳ hạn, tỷ giá giao sau… Chính phủ cần có các hoạt động tuyên truyền phổ biến các sản phẩm phát sinh tiền tệ cho doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà đầu tư khác… minh bạch thông tin, cải thiện mức độ hiệu quả của thị trường, tạo điều kiện cho tất cả các nhà đầu tư được tiếp cận với thơng tin nhanh chóng và chính xác như nhau mà những thơng tin này có tác động và ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Quá trình minh bạch này gắn liền với sự hình thành các cơng ty phân tích và dự báo chun cung cấp thơng tin liên quan đến sự thay đổi của tiền tệ. Nhà đầu tư sẽ trả phí để được cung cấp và nhận được sự tư vấn. Xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thường xuyên giám sát các hoạt động trên thị trường tiền tệ để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó. Phải xây dựng một cơ chế quản lý tỷ giá để hoạt động trong điều kiện bình thường và một cơ chế được sử dụng khi có các cú sốc từ bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Thừa nhận thị trường ngoại hối khơng
chính thức và tìm cách quản lý nó. Khi thị trường tài chính phát triển đến một mức độ nhất định tự nhiên thị trường này sẽ mất đi. Vậy có thể nói, thị trường ngoại hối phi chính thức tồn tại trong giai đoạn chuyển tiếp của thị trường tiền tệ là khách quan vì nó hợp lý và đáp ứng đựoc một số nhu cầu của xã hội.