KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa môn địa lí (Trang 38 - 39)

C. Phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích…

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận.

3.1. Kết luận.

Qua một quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được kết quả như sau:

- Đã hệ thống hóa có chọn lọc những lí luận cơ bản về giáo dục hướng nghiệp như: trình bày khái niệm hướng nghiệp, chức năng, nhiệm vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thơng, các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp trong thời đại cơng nghệ 4.0. Đề tài cũng đã khái quát hóa lý luận về hoạt động ngoại khóa địa lí như: khái niệm ngoại khóa, đặc điểm, mục tiêu tổ chức, tầm quan trọng, các nguyên tắc và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí trong trường phổ thơng.

- Đề tài đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và đánh giá được thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 thông qua các hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường.

- Đề tài đã xác định được mục tiêu, nội dung nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT qua các hoạt động ngoại khóa. Dựa trên các nguyên tắc giáo dục hướng nghiệp, đề tài đã nghiên cứu được các nội dung cụ thể, các hình thức ngoại khóa để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa trong chương trình địa lí 12 trung học phổ thông.

Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi rất lớn của việc sử dụng hình thức dạy học ngoại khóa (trị chơi)

để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học địa lí. * Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả thu được, đề tài còn một số hạn chế sau:

- Đề tài mới đưa ra một số hình thức ngoại khóa trong dạy học địa lí để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, cịn nhiều hình thức nữa mà đề tài chưa đề cập đến.

- Do thời gian và cơ sở vật chất của nhà trường hạn chế, cho nên đề tài không thể tiến hành được hết tất cả các hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lí.

3.2. Kiến nghị.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh 12 qua hoạt động ngoại khóa địa lí được tổ chức ở trường bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường phổ thông hiện nay và mở rộng kiến thức địa lí cũng như kiến thức ngành nghề cho học sinh. Để nâng cao hơn hiệu quả dạy học bộ mơn địa lí và chất lượng giáo dục hướng nghiệp, tơi xin có một số đề xuất và kiến nghị như sau:

* Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tạo.

- Cần có chương trình bồi dưỡng giáo viên về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa địa lí.

* Đối với nhà trường THPT.

- Cần có sự bố trí giáo viên hướng nghiệp hợp lí, khơng giao cho một giáo viên kiêm nhiệm quá nhiều việc như: vừa chủ nhiệm, vừa dạy chuyên môn

18

lại thêm công tác giáo dục hướng nghiệp, điều này gây lo lắng, sức ép lên giáo viên rất khó bảo đảm chất lượng của mơn học.

- Cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các cơ quan đoàn thể khác trong việc tổ chức hướng nghiệp cho học sinh.

- Tạo điều kiện tốt về kinh phí, cơ sở vật chất và thời gian để giáo viên có điều kiện tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

- Cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh 12.

* Đối với giáo viên.

- Cần quan tâm hơn nữa việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí cho học sinh, vừa giúp các em trong việc hướng nghiệp, mở mang kiến thức, vừa tạo hứng thú học tập và u thích bộ mơn hơn.

- Mỗi giáo viên cần chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tích lũy kiến thức địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế để bổ sung thêm cho kiến thức bài học được phong phú, nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về ngành nghề.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa môn địa lí (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w