Phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nước để thực hiện thắng lợi, chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo trình các chuyên đề công tác xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 52 - 54)

V. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ

8. Phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nước để thực hiện thắng lợi, chính sách dân tộc

- Các ngành ở Trung ương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình, có chủ trương, biện pháp chỉ đạo quản lý tồn ngành về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Những ngành có liên quan nhiều đến vấn đề dân tộc có thể tổ chức ra một vụ như Bộ Văn hóa có Vụ dân tộc v.v...

- Tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở các địa phương nên phân ra làm hai loại: đối với tỉnh được công nhận là miền núi, đại bộ phận dân cư là dân tộc và tỉnh đồng bằng có vùng dân tộc thiểu số từ 10 ngàn người trở lên thì có Ban dân tộc; loại tỉnh có cả đồng bằng và miền núi, có cả dân tộc thiểu số thì có Ban dân tộc và miền núi.

- Tổ chức quản lý chỉ đạo các chương trình cụ thể xuyên suốt từ Trung ương xuống đến cơ sở. Quản lý và đầu tư theo dự án, theo địa chỉ trên cơ sở cơ chế chính sách đầu tư thống nhất và cụ thể, chống kiểu ban ơn, xin, cho. Chống tham nhũng, thất thoát, nhiều thủ tục phiền hà... Cơ quan ở Trung ương chủ yếu là quản lý chính sách, mục tiêu đối tượng, cịn quyết định cụ thể làm gì, ở đâu, các gì trước, cái gì sau là do địa phương quyết định. Có cơ chế cụ thể thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả các chương trình dự án đó phải cơng bố cơng khai cho nhân dân biết để nhân dân làm có thu nhập ngay từ lúc xây dựng cơng trình và nhân dân kiểm tra, giám sát.

8. Phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nước để thực hiện thắng lợi,chính sách dân tộc chính sách dân tộc

Dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, các cơ quan của nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các Ban của Đảng ở Trung ương và địa phương để làm tốt công tác dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và lâu dài của nước ta.

KẾT LUẬN

Thực trạng tình hình dân tộc của nước ta hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng đồng bào cả nước phát triển tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đồng thời nhà nước ta đang huy động mọi

nguồn lực làm cho miền núi và vùng dân tộc phát triển nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa vùng đồng bào dân tộc với các vùng khác. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng: dân tộc là vấn đề chiến lược lớn, là vấn đề rất dễ nhạy cảm. Hơn nữa, tính chất quan trọng của nó khơng phải chỉ là nhất thời mà cịn là vấn đề chiến lược lâu dài.

Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là sức mạnh và điều kiện đảm bảo an ninh và phát triển bền vững của một nước có nhiều dân tộc như nước ta.

CHUYỀN ĐỀ THAM KHẢO:

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CẦN QUAN TÂM ĐỐI VỚI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI ĐỐI VỚI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI

KHI THAM GIA QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘII. Một số đặc điểm nổi bật về vùng miền núi, dân tộc thiểu số Việt Nam: I. Một số đặc điểm nổi bật về vùng miền núi, dân tộc thiểu số Việt Nam:

1. Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc. Trong 54 dân tộc, có tới 53 dân tộc thiểu số. Các thành phần dân tộc thiểu số có sơ dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Các dân tộc thiểu số Việt Nam có tỷ lệ số dân khơng đồng đều: 12 dân tộc có số dân từ 10 vạn người trở lên (trong đó có 04 dân tộc có số dân trên 1 triệu người); 21 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến 10 vạn người; 15 dân tộc có số dân từ 1.000 người đến 1; 05 dân tộc có số dân dưới 1.000 người.

Một phần của tài liệu Giáo trình các chuyên đề công tác xã hội (nghề công tác xã hội) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w