Đánh giá thực trạng quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở hà nội (Trang 47 - 52)

ngân sách Nhà nƣớc ở Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt được

Từ năm 2006 - 2013 xây dựng thủ đô Hà Nội đạt 10,57% /năm. Tổng diện tích nhà xây mới tính đến tháng 6/2013 đạt 12,6 triệu m2. Nhiều khu đô thị mới đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại: Ciputra, Times City, Royal City, Linh Đàm, Việt Hƣng, Vinhome Riverside, Văn Khê, Sài Đồng, An Khánh...

Đạt đƣợc những thành tựu này là do hệ thống văn bản pháp lý của Hà Nội ngày càng hoàn thiện hơn. Quy hoạch trọng tâm trọng điểm và phù hơp với quy hoạch phát triển chung của thành phố.

Quản lý tổng mức đầu tƣ đã đƣợc cải thiện: UBND đã quyết liệt chỉ đạo trong việc giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ thỏa đáng, phù hợp với dân và chính quyền cơ sở.

Đội ngũ cơng chức, viên chức ngành xây dựng có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc. Chú trọng từ khâu tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

2.3.2. Những bất cập, nguyên nhân và hạn chế trong quản lý chi phí đầu tư xâydựng cơng trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Hà Nội dựng cơng trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Hà Nội

2.3.2.1. Những vấn đề bất cập trong quản lý chi phí của các dự án xây dựng lớn sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Hà Nội

Công tác xây dựng kế hoạch và chiến lƣợc đầu tƣ cịn thiếu khoa học và thiếu tính nhất quán. Hiệu quả đầu tƣ xây dựng thấp, đầu tƣ phân tán, dàn trải dẫn đến việc thi công dở dang, chậm tiến độ thi cơng dẫn đến thất thốt lãng phí trong lĩnh vực xây dựng lớn của Hà Nội.

Quản lý tổng mức đầu tƣ chƣa tốt từ các khâu: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn cơng trình chƣa sát với thực tế của các cơng trình trên. Do vậy phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần nên làm tăng giá thành xây dựng.

Chất lƣợng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn cơng trình chƣa tốt. Một yếu tố do năng lực của các cán bộ làm công tác này. Chƣa coi trọng chất lƣợng, chỉ quan tâm đến số lƣợng nên các dự án trên địa bàn Hà Nội liên tục phải bổ sung, điều chỉnh

Cơng tác giải phóng mặt bằng của các dự án chƣa đƣợc Chủ đầu tƣ triển khai một cách quyết liệt, chƣa chủ động chuẩn bị các phƣơng án đền bù, di dân, quỹ đất, quỹ nhà ... để phục vụ cho cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, có những dự án ghi vốn giải phóng mặt bằng mà nhiều năm không triển khai đƣợc, dẫn đến việc chậm tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình (nhƣ đã nêu trên). Các nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ các dự án khơng mới, trong đó do cơng tác giải phóng mặt bằng với 1.818 dự án, chiếm 4,73% tổng số dự án thực hiện trong năm. Những lý do kế tiếp nhƣ do bố trí vốn khơng kịp thời (với 983 dự án), do năng lực của Chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án và các nhà thầu (597 dự án), do thủ tục đầu tƣ…

Quản lý chi phí các dự án lớn ở Hà Nội còn rất nhiều bất cập, thiếu căn cứ và cơ sở khoa học để xác định các chỉ tiêu về giá sản phẩm xây dựng trong các giai đoạn của quá

trình đầu tƣ và xây dựng nhƣ tổng mức đầu tƣ, tổng dự tốn… một số cơng việc chƣa có định mức, đơn giá hoặc có định mức đơn giá nhƣng đã lạc hậu, khơng phù hợp với trình độ phát triển khoa học cơng nghệ và tình hình quả lý giá xây dựng hiện nay.

Việc quản lý giá trong đấu thầu các dự án xây dựng lớn vẫn còn nhiều tồn tại nhƣ giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu sẽ khó có thể là mức giá hợp lý, là giá trần khi xét thầu vì giá gói thầu khơng có một điều kiện ràng buộc nào (có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn dự toán hay tổng dự toán đƣợc duyệt). Hiện tƣợng bỏ giá thầu thấp hiện nay dẫn tới sự làm bừa, làm ẩu, rút vật tƣ vật liệu cơng trình gây tổn hại đến chất lƣợng cơng trình, ảnh hƣởng đến lợi ích dài hạn và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tình trạng nghiệm thu thanh tốn khơng đúng khối lƣợng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tƣ đã làm tăng giá trị cơng trình, gây thất thốt lãng phí của Nhà nƣớc. Cơng tác quyết tốn vốn đầu tƣ dự án xây dựng hồn thành cũng cịn nhiều tồn tại. Nhiều dự án sau khi làm báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh tốn sai định mức đơn giá, khơng phù hợp với chế độ Nhà nƣớc quy định. Cơng tác quyết tốn chƣa nghiêm và chậm.

Thất thốt lãng phí trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng: Ở giai đoạn này thể hiện ở việc sai lầm và thiếu sót trong khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn thiết bị, công nghệ. Công tác khảo sát trƣớc khi tiến hành lập dự án sơ sài, cẩu thả dẫn đến lập dự án đầu tƣ xây dựng khơng chính xác do số liệu thu thập chƣa đầy đủ, hậu quả của việc này gây thất thốt lãng phí và làm tiến độ thực hiện dự án kéo dài quá thời gian quy định. Chất lƣợng lập dự án đầu tƣ xây dựng chƣa cao nên phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mức đầu tƣ, tăng chi phí bồi thƣờng gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy thất thốt lớn nhất có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng, khảo sát, thiết kế chiếm trên 70% tổng số thất thốt lãng phí. Bên cạnh đó, tham nhũng tiêu cực trong các giai đoạn đầu tƣ, đấu thầu, tuyển chọn Nhà thầu tƣ vấn, xây lắp ... Chất lƣợng cơng trình kém gây hƣ hỏng, giảm tuổi thọ cơng trình. Năng lực quản lý và điều hành yếu kém của Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án, Tƣ vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát), Nhà thầu xây lắp.

Thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng còn một số bất cập: Thẩm định do sự đánh giá thiếu chính xác, cụ thể hơn 1000 dự án đầu tƣ năm 2008 của 15 tập đoàn tổng giá trị gần 30.000 tỷ đồng đã đƣợc cắt giảm. Sự dễ dãi trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng, phê duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng một cách tràn lan và ít hiệu quả từ vốn ngân sách Nhà nƣớc.

Sai phạm trong công tác đấu thầu: Công tác đấu thầu nhiều cơng trình dùng chỉ định thầu hoặc đấu thầu một cách hình thức; điều này vi phạm Luật đấu thầu và các quy định hiện hành. Hạ giá thầu khơng có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá thấp nhƣng vẫn làm đƣợc hiện tƣợng thông đồng, cấu kết với nhau: Thông đồng Chủ đầu tƣ với Nhà thầu, thơng đồng giữa các Nhà thầu giành giật gói thầu bằng giá rất thấp. Từ việc này dẫn đến cơng trình kém chất lƣợng, thời gian thi cơng kéo dài, chi phí phát sinh lớn vẫn đƣợc quyết tốn. Chất lƣợng lập hồ sơ mời thầu thấp, đơn giá, định mức không chuẩn xác.

Các dự án không theo tiến độ đề ra thƣờng bị kéo dài do khảo sát thực tế chƣa kỹ càng dẫn đến quá trình thực hiện phát sinh nhiều chi phí cao hơn dự án đề ra, mặt khác do năng lực yếu kém, tinh thần trách nhiệm của các bên liên quan, do giá vật liệu tăng nhanh.

Thất thốt lãng phí trong giai đoạn quyết tốn đƣa vào sử dụng và bảo trì: Thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tƣ xây dựng rất chậm, nợ đọng kéo dài chƣa có quy định phải kiểm tốn đối với nguồn vốn Nhà nƣớc trong đầu tƣ. Năng lực quản lý sử dụng, khai thác không đáp ứng, dẫn đến hiệu quả khai thác thấp. Công tác duy tu, bảo dƣỡng kém, không đúng định kỳ, bố trí vốn khơng đủ dẫn đến cơng trình xuống cấp nhanh làm giảm hiệu quả đầu tƣ. Thực trạng xảy ra là cơng trình xây dựng xong chƣa kịp nghiệm thu đã bị hƣ hỏng, nhiều dự án bị kéo dài hay đã kết thúc khi đƣa vào sử dụng khai thác chƣa có hiệu quả, kém hơn cơng suất thiết kế.

Từ việc phân tích thực tế ở trên cho thấy các dự án chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế - xã hội. Đặc biệt là lãng phí rất lớn tài nguyên đất, nhất là ở các đô thị mới của Hà Nội.

2.3.2.2. Những nguyên nhân và hạn chế của việc quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Hà Nội

-Tình trạng chậm tiến độ của các dự án xây dựng lớn sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc ở Hà Nội là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc mất hiệu quả đầu tƣ của dự án. Do vậy thất thốt về kinh tế, gây trì trề phát triển và cảnh quan của thủ đô Hà Nội.

-Một số dự án đầu tƣ xây dựng các dự án lớn ở Hà Nội chọn lựa đơn vị thi công không hợp lý, không đủ điều kiện năng lực, các cơ quan thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật , đấu thầu kéo dài, bố trí vốn khơng đủ và khơng kịp thời, thanh quyết tốn chậm, chuẩn bị thủ tục đấu thầu và xét thầu kéo dài cũng nhƣ sự yếu kém của Chủ đầu tƣ.

-Nhiều dự án chậm tiến độ phần lớn là do giải phóng mặt bằng. Việc giải phóng mặt bằng chậm liên quan đến thủ tục pháp lý, các văn bản, quy hoạch, tính cƣơng quyết, năng lực cán bộ làm công tác này. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.

- Nguyên nhân do các thủ tục, quy trình thực hiện dự án:

Chất lƣợng quy hoạch cịn nhiều bất cập, quy hoạch chƣa sát thực tế, còn nhiều chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chƣa chú trọng thỏa đáng yếu tố mơi trƣờng xã hội. Điển hình là bố trí, quy hoạch các khu đơ thị mới chƣa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác hiệu quả tổng hợp, kết cấu hạ tầng hiện có chƣa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế: Khu đô thị không có trƣờng học, chợ, bệnh viện và cơ sở hạ tầng thƣờng không đồng bộ. Quy hoạch phát triển các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp cịn tràn lan, chƣa cân đối, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể. Hệ thống bệnh viện Trung ƣơng tại các thành phố lớn quá tải, các địa phƣơng đều đầu tƣ xây dựng đài phát thanh và truyền hình nhƣng thời lƣợng sử dụng và chƣơng trình nội dung rất hạn chế. Cụ thể, đối với dự án tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội cịn nhiều tồn tại. Cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi tiết, tổng dự toán kéo dài đến tháng mới đƣợc phê duyệt.

Thực tế cho thấy, số lƣợng và tỷ lệ các dự án có vi phạm các quy định về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng cơng trình (Khơng phù hợp quy hoạch, phê duyệt khơng đúng thẩm quyền, khơng thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án, đấu thầu không đúng quy định, chậm tiến độ, chất lƣợng xây dựng thấp, lãng phí) có xu hƣớng tăng lên. Nhƣ vậy, việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc hợp lý và quản lý có hiệu quả là rất quan trọng trong chuẩn bị đầu tƣ.

Số dự án đầu tƣ xây dựng tăng nhanh qua các năm không tƣơng xứng với tốc độ tăng trƣởng đầu tƣ. Nhiều dự án xây dựng chƣa đủ thủ tục cũng đƣợc ghi vốn hoặc ngƣợc lại khơng có nguồn vốn vẫn cho triển khai, nhiều dự án cơng trình kéo dài do thiếu vốn thậm chí khơng theo kế hoạch.

Tiến độ thi công chậm, kéo dài là do: mặt bằng giải phóng chậm trễ chủ yếu là chính sách đề bù và giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập, gây lãng phí, thất thốt, khiếu kiện kéo dài. Tình trạng nợ đọng của các dự án xây dựng rất lớn, khối lƣợng đầu tƣ dở dang cao. Cơng trình chậm đƣa vào sản xuất, sử dụng gây lãng phí lớn, mặt khác năng lực

tài chính của Nhà thầu cịn hạn chế do đó nhiều doanh nghiệp trong tình trạng hết sức khó khăn.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG LỚN SỬ DỤNG NGÂN

SÁCH NHÀ NƢỚC Ở HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở hà nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w