Nội dung phát triển KCN theo hƣớng bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở việt nam (Trang 29 - 31)

1.1 .Khái luận về Khu công nghiệp

1.3 Nội dung phát triển KCN theo hƣớng bền vững

Phát triển KCN bền vững và theo chiều sâu về quản lý kinh tế đƣợc xem xét đánh giá trên các khía cạnh chủ yếu sau:

- Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN:

Gắn kết hơn nữa việc xây dựng, triển khai quy hoạch KCN với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở và quy hoạch ngành.

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN:

Nâng cao chất lƣợng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hƣớng xây dựng một cách đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện ích cơng cộng phục vụ cho KCN, gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN.

Huy động các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động và các cơng trình tiện ích cho KCN; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và phát huy tính chủ động của địa phƣơng trong việc huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN.

- Cải thiện chất lượng đầu tư vào KCN:

Tập trung ƣu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lƣợng cơng nghệ cao, tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện với mơi trƣờng. Tăng tính liên kết ngành trong phát triển KCN nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của KCN, dần dần hình thành các ngành cơng nghiệp phụ trợ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN đồng thời tăng tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phƣơng.

Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. Thực hiện xúc tiến đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ƣu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của Việt Nam.

- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường:

Tăng cƣờng thanh, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trƣờng trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm. Đồng thời, xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng.

Nâng cao năng lực quản lý về môi trƣờng cho các ban quản lý các KCN cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho các ban quản lý chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.

- Chăm lo đời sống vật chất cho người lao động:

Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nƣớc.

Chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng chiến lƣợc tổng thể quốc gia về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong cơng nghiệp, có trình độ, kỹ luật lao động ngày càng đƣợc nâng cao.

- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN:

Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp, uỷ quyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa

các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng và cơ chế thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng đối với các trƣờng hợp vi phạm.

Kiện toàn hơn nữa bộ máy quản lý nhà nƣớc về KCN từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Các bộ, ngành tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản luật chuyền ngành phải trên cơ sở thống nhất pháp luật về KCN, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; xây dựng chính sách phát triển KCN phải đặt lợi ích quốc gia, lợi ích chung phát triển KCN phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lên trên lợi ích cục bộ của địa phƣơng, của các bộ, ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w