Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Trung tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính của trung tâm sản xuất phim truyền hình đài truyền hình việt nam (Trang 45 - 62)

2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Trung tâm sản xuất phim truyền hình

2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Trung tâm

2.2.1.1. Biến động tài sản, nguồn vốn

Bảng 2.3: Biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Tổng tài sản 1. Tài sản ngắn hạn 2. Tài sản dài hạn Tổng nguồn vốn 1. Nợ phải trả 2. Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010- 2012 tr iệ u đ n g

Từ số liệu bảng 2.3, ta thấy: * Về tài sản

Năm 2011, giá trị tài sản là 93.012,3 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2010. Năm 2012, giá trị tài sản giảm 8.922,4 triệu đồng, tương ứng 9,6% so với năm 2011. Để có thể hiểu rõ được ngun nhân vì sao, ta đi vào phân tích chi tiết cơ cấu tài sản.

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu

A. Tài sản ngắn hạn

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu

ngắn hạn 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác

B. Tài sản dài hạn

1. Các khoản phải thu dài hạn

2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác

Tổng cộng tài sản

Năm 2010, giá trị tài sản ngắn hạn là 29.363,2 triệu đồng,chiếm 34,9% trong tổng giá trị tài sản. Giá trị tài sản dài hạn là 54.696 ,8 triệu đồng chiếm

hợp lý đối với Trung tâm. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản do giá trị các khoản phải thu ngắn hạn lớn. Năm 2011, giá trị tổng tài sản tăng lên hoàn toàn do tài sản ngắn hạn tăng lên: tài sản ngắn hạn tăng lên 51,3% trong khi tài sản dài hạn giảm 11,2%. Điều này làm cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên 47,6% trong tổng tài sản, và tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống còn 52,4%. Như vậy cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn càng trở lên bất hợp lý hơn.

Nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do giá trị hàng tồn kho và tiền mặt tăng lên đột biến. Hàng tồn kho tăng từ 787,5 triệu đồng lên 16.973,5 triệu đồng, tăng 2.055,4%; một phần là do nguyên vật liệu tồn kho (chiếm 3,1%); phần khác do một số phim đang quay dở dang và một số dự án chưa hoàn thành (chiếm 96,9%) như: dự án “Bổ sung thiết bị sản xuất cho VFC”, dự án “Xây mới trường quay nhỏ”, dự án “Cải tạo nhà kho thành phòng quay”, dự án “Xây dựng trung tâm sản xuất phim tại Mễ Trì”, dự án “Xây dựng trung tâm sản xuất phim tại Trung Văn”. Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 6.884,7 triệu đồng năm 2010 lên 15.769,2 triệu đồng năm 2011 tương ứng 129%.

Nguyên nhân dẫn đến tài sản dài hạn giảm là do VFC không đầu tư vào TSCĐ nữa, giá trị giảm sút là do khấu hao TSCĐ.

Năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn là 34.786,2 triệu đồng giảm 21,7% so với năm 2011. Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác tăng lên (tương ứng 49,3% và 45,6%) nhưng tài sản ngắn hạn vẫn giảm do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 34,1%; hàng tồn kho giảm 58,6%; tài sản ngắn hạn khác giảm 50,3%. Trong khi đó, giá trị tài sản dài hạn tăng lên 1,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá trị này quá nhỏ để có thể bù đắp được sự giảm sút trong giá trị tài sản ngắn hạn. Dẫn đến tổng tài sản giảm 9,6% so với 2011.

Tr iệ u đ n g Nguồn: Số liệu từ bảng 2.4 * Về nguồn vốn:

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn 2010-2012

Chỉ tiêu A. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

39 Tr iệ u đ n g Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.5

Năm 2010, giá trị nợ phải trả của VFC là 64.608,8 triệu đồng chiếm 76,9% giá trị tổng nguồn vốn; giá trị vốn chủ sở hữu là 19.451,1 triệu đồng chiến 33,1% giá trị tổng nguồn vốn. Sang đến năm 2011, giá trị nợ phải trả là 90.008,9 triệu đồng; tăng 39,3% so với năm 2010; trong khi giá trị vốn chủ sở hữu giảm 84,6% còn 3.003,4 triệu đồng; tuy nhiên do tỷ trọng của nợ phải trả lớn hơn nên dù biến động ngược chiều với vốn chủ sở hữu nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng 10,6% so với năm trước. Năm 2012, nợ phải trả giảm 9.053,8 triệu đồng tương ứng giảm 10,1% so với năm 2011; vốn chủ sở hữu tăng 131,4 triệu đồng tương ứng giảm 4,4% so với năm 2011; từ đó dẫn tới tổng nguồn vốn giảm 1 lượng là 8.922,4 triệu đồng tương ứng 9,6%.

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự tăng giảm này, ta đi phân tích chi tiết sự biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Do nợ dài hạn bằng 0 nên sự biến động của nợ ngắn hạn cũng chính là sự biến động của nợ phải trả:

Bảng 2.6: Sự biến động của nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu

1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả

7. Phải trả nội bộ

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010-2012

Nhìn vào cơ cấu nợ ngắn hạn ta thấy phần lớn nợ ngắn hạn được cấu thành từ phải trả nội bộ. Các khoản phải trả nội bộ của VFC chủ yếu là kinh phí do Đài truyền hình Việt Nam cấp bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho hoạt động thường xuyên, xây dựng cơ bản và các hoạt động khác. Năm 2010, phải trả nội bộ là 61.463,8 triệu đồng chiếm 95,13% nợ ngắn hạn. Năm 2011, mặc dù tỷ trọng tài khoản phải trả nội bộ trong nợ ngắn hạn giảm xuống còn 93,98% nhưng về mặt giá trị lại tăng lên 37,6%. Sự tăng lên này là do Đài truyền hình Việt nam cấp kinh phí cho việc đầu tư các thiết bị kỹ thuật hiện

của tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, kinh phí do Đài truyền hình cấp cho VFC cũng giảm, phải trả nội bộ còn 80.594,7 triệu đồng, chiếm 99,56% nợ ngắn hạn.

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Qũy dự phịng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2. Nguồn kinh phí

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010-2012

Từ bảng 2.7 cho thấy, vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên giá trị 958,7 triệu đồng trong 3 năm 2010-2012. Năm 2010, vốn chủ sở hữu có giá trị lớn hơn hẳn so với hai năm còn lại, chiếm 89,4% tổng nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị 17.386,5 triệu đồng. Lý do là dư nợ có đầu kỳ năm 2010 của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn với giá trị là 16.427,8 triệu đồng và trong kỳ khơng có phát sinh nào với tài khoản 441 (nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản). Năm 2011, VFC đã dùng khoản tiền này để mua xe truyền hình màu 6 camera, do đó, số dư cuối kỳ của tài khoản này bằng 0. Vì vậy, vốn chủ sở hữu giảm mạnh cuối kỳ 2011, còn đúng bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năm 2012, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng 4,4% do quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng lên.

* Đánh giá chung về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Ta đánh giá việc sử dụng, bố trí và sắp xếp tài sản, nguồn vốn của VFC thông qua các chỉ tiêu dưới đây:

Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của VFC giai đoạn 2010-2012Chỉ tiêu Chỉ tiêu

1. Bố trí cơ cấu tài sản

- Tài sản cố định/Tổng tài sản - Tài sản lưu động/Tổng tài sản 2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

Nhìn vào bảng trên cho thấy năm 2010 VFC sử dụng 34,9% tài sản lưu động và 65,1% tài sản cố định trong tổng tài sản; năm 2011 tỷ lệ này là 52,2% tài sản cố định và 47,2% tài sản lưu động; sang đến năm 2012 là 58,6% tài sản cố định và 41,4% tài sản lưu động. Mặc dù tỷ lệ này dao động qua các năm nhưng nhìn chung cịn chưa hợp lý. Tài sản lưu động còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do giá trị tiền mặt, phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lớn. VFC cần quản lý hiệu quả hơn các khoản mục này để việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao nhất.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 76,9%; 96,8% và 96,3% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 23,1%; 3,2% và 3,7% trên tổng nguồn vốn tương ứng với các năm 2010, 2011 và 2012. Như vậy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là khá thấp, cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm không cân đối. Các tài sản của Trung tâm được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ phải trả; về lâu dài sẽ dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh bị lệ thuộc, không ổn định. Do đó, VFC cần phải cân đối lại cơ cấu nguồn vốn của mình một cách hợp lý hơn.

2.2.1.2. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh của VFC giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6.Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hỗn lại

45 Tr iệ u đ n g 160.000 140.000 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 0

Doanh thu thuần Chi phí

Lợi nhuận sau thuế

Hình 2.5: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của VFC giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.9

* Về doanh thu:

Năm 2010, Trung tâm đã hoàn thành kế hoạch sản xuất 305 tập phim, chương trình và sản xuất 20 tập phim gối đầu phát sóng năm 2011, do đó doanh thu đạt 68.248,8 triệu đồng. Năm 2011, VFC đã hoàn thành kế hoạch sản xuất: 389 tập phim, chương trình. Trong quý IV năm 2011, VFC tiếp tục triển khai sản xuất 53 tập phim gối đầu để phát sóng năm 2012. Vì vậy, doanh thu tăng 7,5% đạt mức 72.677,1 triệu đồng. Năm 2012, VFC đã hoàn thành kế hoạch, sản xuất 525 phim, chương trình, gối đầu 40 chương trình cho năm 2013, mang lại doanh thu 141.758,8 triệu đồng cho Trung tâm (tăng 95,1% so với năm 2011) và khoảng 224 tỷ đồng doanh thu quảng cáo cho Đài truyền hình Việt Nam.

* Về chi phí

Giá vốn hàng bán của Trung tâm hàng năm rất lớn do chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố định, và chi phí mua bản quyền sản xuất chương trình truyền hình lớn. Năm 2010, giá vốn hàng bán là 57.594 triệu đồng chiếm 80% doanh thu thuần. Năm 2011, giá trị này tăng lên 64.311,9 triệu đồng chiếm 90% doanh thu thuần. Đến năm 2012, giá vốn tăng đột biến 119%

với giá trị 136.264,7 triệu đồng, chiếm 96% doanh thu thuần. Nguyên nhân do trong năm này, VFC đầu tư cho một số phim truyền hình lớn như phim Hai phía chân trời của đạo diễn Quốc Trọng - Vũ Trường Khoa với nhiều cảnh quay ở châu Âu; hay phim Trò đời của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang đã tái hiện lại xã hội Việt Nam những năm 1930-1945… đây là bộ phim đòi hỏi sự dàn dựng kỳ công, thiết kế phục trang, đạo cụ, bối cảnh phức tạp.

Như vậy, giá vốn hàng năm tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu thuần. Giá vốn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần (>80%) sẽ kéo theo việc lợi nhuận của Trung tâm giảm, về lâu dài sẽ dẫn tới việc sản xuất, kinh doanh khơng hiệu quả. Do đó, VFC cần phải quản lý hạng mục này chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên hàng năm. Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.678,9 triệu đồng; năm 2011 tăng 33,5% đạt mức 2.241,6 triệu đồng. Và đến năm 2012 lại tăng thêm 286,5 triệu đồng tương ứng tăng 12,8% . Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do bộ máy quản lý của VFC ngày càng được kiện toàn; cộng với việc các dự án phim, hạng mục xây dựng của Trung tâm ngày càng nhiều, dẫn tới việc phát sinh nhiều chi phí liên quan.

* Về lợi nhuận

Mặc dù, doanh thu của Trung tâm tăng hàng năm nhưng lợi nhuận lại giảm xuống. Năm 2011 đạt 6.479,8 triệu đồng; giảm 27,9% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận tiếp tục giảm 44% xuống còn 3627,4 triệu đồng. Lợi nhuận của Trung tâm giảm phần lớn do giá vốn liên tục tăng qua các năm. Ngồi ra, yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một tác nhân làm cho lợi nhuận giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính của trung tâm sản xuất phim truyền hình đài truyền hình việt nam (Trang 45 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w