Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính của trung tâm sản xuất phim truyền hình đài truyền hình việt nam (Trang 47 - 50)

Chỉ tiêu

A. Tài sản ngắn hạn

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu

ngắn hạn 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác

B. Tài sản dài hạn

1. Các khoản phải thu dài hạn

2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tư 4. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác

Tổng cộng tài sản

Năm 2010, giá trị tài sản ngắn hạn là 29.363,2 triệu đồng,chiếm 34,9% trong tổng giá trị tài sản. Giá trị tài sản dài hạn là 54.696 ,8 triệu đồng chiếm

hợp lý đối với Trung tâm. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản do giá trị các khoản phải thu ngắn hạn lớn. Năm 2011, giá trị tổng tài sản tăng lên hoàn toàn do tài sản ngắn hạn tăng lên: tài sản ngắn hạn tăng lên 51,3% trong khi tài sản dài hạn giảm 11,2%. Điều này làm cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên 47,6% trong tổng tài sản, và tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống còn 52,4%. Như vậy cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn càng trở lên bất hợp lý hơn.

Nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do giá trị hàng tồn kho và tiền mặt tăng lên đột biến. Hàng tồn kho tăng từ 787,5 triệu đồng lên 16.973,5 triệu đồng, tăng 2.055,4%; một phần là do nguyên vật liệu tồn kho (chiếm 3,1%); phần khác do một số phim đang quay dở dang và một số dự án chưa hoàn thành (chiếm 96,9%) như: dự án “Bổ sung thiết bị sản xuất cho VFC”, dự án “Xây mới trường quay nhỏ”, dự án “Cải tạo nhà kho thành phòng quay”, dự án “Xây dựng trung tâm sản xuất phim tại Mễ Trì”, dự án “Xây dựng trung tâm sản xuất phim tại Trung Văn”. Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 6.884,7 triệu đồng năm 2010 lên 15.769,2 triệu đồng năm 2011 tương ứng 129%.

Nguyên nhân dẫn đến tài sản dài hạn giảm là do VFC không đầu tư vào TSCĐ nữa, giá trị giảm sút là do khấu hao TSCĐ.

Năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn là 34.786,2 triệu đồng giảm 21,7% so với năm 2011. Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác tăng lên (tương ứng 49,3% và 45,6%) nhưng tài sản ngắn hạn vẫn giảm do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 34,1%; hàng tồn kho giảm 58,6%; tài sản ngắn hạn khác giảm 50,3%. Trong khi đó, giá trị tài sản dài hạn tăng lên 1,5% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá trị này quá nhỏ để có thể bù đắp được sự giảm sút trong giá trị tài sản ngắn hạn. Dẫn đến tổng tài sản giảm 9,6% so với 2011.

Tr iệ u đ n g Nguồn: Số liệu từ bảng 2.4 * Về nguồn vốn:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính của trung tâm sản xuất phim truyền hình đài truyền hình việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w