Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010 -2012
* Chỉ số nợ:
Chỉ số nợ của Trung tâm tương đối cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2010, chỉ số nợ là 0,77; năm 2011 tăng 25,9% lên 0,97. Nguyên nhân do, nợ phải trả và tài sản đều tăng lên, tuy nhiên nợ phải trả tăng (39,3%) nhanh hơn tài sản (10,6%). Năm 2012, nợ phải trả và tài sản đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ giảm tương đối cân bằng (10,1% và 9,6%); do đó chỉ số nợ giảm nhẹ cịn 0,96.
Theo Belverd [11], thông thường các khoản nợ phải trả chiếm 75% trên tổng tài sản, trong đó các khoản nợ ngắn hạn thường chiếm 25-50% tổng tài sản. Như vậy, mặc dù hệ số nợ của Trung tâm giảm xuống nhưng vẫn ở mức rất cao. Với chỉ số nợ cao như thế này vừa có lợi nhưng cũng vừa bất lợi cho Trung tâm: có lợi vì chi phí của nợ thường thấp hơn chi phí của vốn chủ sở hữu, chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế, đồng thời hệ số nợ cao thì khi Trung tâm có lãi sẽ phát huy tác dụng địn bẩy tài chính tức là làm khuếch đại tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, Ban giám đốc Trung tâm cần cân nhắc vốn chủ sở hữu, vốn vay đối với kế hoạch tài sản của Trung tâm.
* Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,32 lần; năm 2011 tăng đột biến lên 29,97 lần. Một mặt do phải trả nội bộ tăng lên làm nợ phải trả tăng lên; mặt khác do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm làm nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Sang đến năm 2012, tỷ số này là 25,82 lần. Mặc dù đã giảm nhưng tỷ số này vẫn còn rất cao. Điều này có nghĩa là tài sản của Trung tâm được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Do đó, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ của Trung tâm càng lớn, nhất là trong thời kỳ toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng như giai đoạn này.
Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là Trung tâm đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên Trung tâm có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, mặc dù phải trả nội bộ chiếm phần lớn nợ phải trả. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm có thể phải vay ngân hàng để chi trả cho các khoản nợ nội bộ. Khi đó, Trung tâm sẽ phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
2.2.2.4. Nhóm các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Nhóm tỷ số phản ánh khả năng quản lý tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Bảng 2.14: Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sảnChỉ tiêu