Xuất phát từ cơ sở pháp lý: các quy định về quản lý ngoại hối, phòng chống rửa tiền tại Việt Nam là khá chặt chẽ dẫn đến quy trình, hồ sơ, thủ tục giao dịch phức tạp hơn. Bên cạnh đó, BIDV là ngân hàng TMCP mà nhà nƣớc là cổ đông lớn nhất nên các quy định lại càng chặt chẽ hơn so với các ngân hàng TMCP khác.
Những năm gần đây, do nền kinh tế vĩ mơ gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế kéo dài làm cho các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngƣời dân tiết kiệm chi tiêu làm giảm nhu cầu xuất nhập khẩu và sử dụng các dịch vụ ở nƣớc ngoài nên giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Tuy nhiên có thể trong những năm tới, tình hình trên sẽ đƣợc cải thiện do tăng trƣởng kinh tế
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau và đôi khi là giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống BIDV do mỗi đơn vị đều đƣợc giao chỉ tiêu riêng. Điều này ảnh hƣởng khơng tốt đến khách hàng, gây khó khăn trong việc chăm sóc và tạo thiện cảm khách hàng. Cùng với đó, xu hƣớng thâm nhập thị trƣờng ngày càng chóng mặt của các ngân hàng nƣớc ngồi cũng làm cho thị phần của các ngân hàng trong nƣớc giảm.
Công tác quản lý điều hành tại BIDV Thăng Long nhiều khi còn chƣa thật hợp
lý nhất là ở khâu tổ chức cán bộ. Việc bố trí nhân sự chƣa phát huy đƣợc sở trƣờng cán bộ.
Cơ sở vật chất của các phòng giao dịch chƣa đƣợc chú trọng do nguồn kinh phí Chi nhánh khá hạn chế. Các địa điểm giao dịch chủ yếu là mặt bằng đi thuê nên gặp bất lợi trong việc phát triển khơng gian giao dịch và đảm bảo an tồn thuận tiện cho khách hàng. Ở điểm này, BIDV Thăng Long phải nỗ lực thật nhiều để có thể ngang bằng các ngân hàng TMCP khác.
Công tác thi đua khen thƣởng cịn mang tính hình thức, chƣa tạo ra động lực thực sự cho cán bộ tiếp thị sản phẩm.
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên việc đầu tƣ để
thực hiện các chiến dịch marketing còn chƣa thực sự tốt. Điều này lý giải tại sao thị phần về dịch vụ này của BIDV tƣơng đối thấp.