Nguồn: Số liệu từ bảng 2.9
* Về doanh thu:
Năm 2010, Trung tâm đã hoàn thành kế hoạch sản xuất 305 tập phim, chương trình và sản xuất 20 tập phim gối đầu phát sóng năm 2011, do đó doanh thu đạt 68.248,8 triệu đồng. Năm 2011, VFC đã hồn thành kế hoạch sản xuất: 389 tập phim, chương trình. Trong quý IV năm 2011, VFC tiếp tục triển khai sản xuất 53 tập phim gối đầu để phát sóng năm 2012. Vì vậy, doanh thu tăng 7,5% đạt mức 72.677,1 triệu đồng. Năm 2012, VFC đã hoàn thành kế hoạch, sản xuất 525 phim, chương trình, gối đầu 40 chương trình cho năm 2013, mang lại doanh thu 141.758,8 triệu đồng cho Trung tâm (tăng 95,1% so với năm 2011) và khoảng 224 tỷ đồng doanh thu quảng cáo cho Đài truyền hình Việt Nam.
* Về chi phí
Giá vốn hàng bán của Trung tâm hàng năm rất lớn do chi phí nhân cơng trực tiếp, khấu hao tài sản cố định, và chi phí mua bản quyền sản xuất chương trình truyền hình lớn. Năm 2010, giá vốn hàng bán là 57.594 triệu đồng chiếm 80% doanh thu thuần. Năm 2011, giá trị này tăng lên 64.311,9 triệu đồng chiếm 90% doanh thu thuần. Đến năm 2012, giá vốn tăng đột biến 119%
với giá trị 136.264,7 triệu đồng, chiếm 96% doanh thu thuần. Nguyên nhân do trong năm này, VFC đầu tư cho một số phim truyền hình lớn như phim Hai phía chân trời của đạo diễn Quốc Trọng - Vũ Trường Khoa với nhiều cảnh quay ở châu Âu; hay phim Trò đời của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang đã tái hiện lại xã hội Việt Nam những năm 1930-1945… đây là bộ phim địi hỏi sự dàn dựng kỳ cơng, thiết kế phục trang, đạo cụ, bối cảnh phức tạp.
Như vậy, giá vốn hàng năm tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu thuần. Giá vốn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần (>80%) sẽ kéo theo việc lợi nhuận của Trung tâm giảm, về lâu dài sẽ dẫn tới việc sản xuất, kinh doanh không hiệu quả. Do đó, VFC cần phải quản lý hạng mục này chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên hàng năm. Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.678,9 triệu đồng; năm 2011 tăng 33,5% đạt mức 2.241,6 triệu đồng. Và đến năm 2012 lại tăng thêm 286,5 triệu đồng tương ứng tăng 12,8% . Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do bộ máy quản lý của VFC ngày càng được kiện toàn; cộng với việc các dự án phim, hạng mục xây dựng của Trung tâm ngày càng nhiều, dẫn tới việc phát sinh nhiều chi phí liên quan.
* Về lợi nhuận
Mặc dù, doanh thu của Trung tâm tăng hàng năm nhưng lợi nhuận lại giảm xuống. Năm 2011 đạt 6.479,8 triệu đồng; giảm 27,9% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận tiếp tục giảm 44% xuống còn 3627,4 triệu đồng. Lợi nhuận của Trung tâm giảm phần lớn do giá vốn liên tục tăng qua các năm. Ngồi ra, yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một tác nhân làm cho lợi nhuận giảm.
2.2.2 Phân tích các nhóm hệ số tài chính
2.2.2.1. Nhóm các hệ số phản ánh khả năng thanh toán
* Hệ số thanh toán hiện hành
Bảng 2.10: Phân tích khả năng thanh tốn hiện hành Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành
Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010 -2012
Năm 2010, cứ một đồng nợ ngắn hạn của VFC được đảm bảo bằng 0,45 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, hệ số này tăng lên 0,49 lần; nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng (51,3%) nhanh hơn nợ ngắn hạn (39,3%). Nhưng đến năm 2012, hệ số này lại giảm xuống còn 0,43 lần; do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng tài sản ngắn hạn giảm (21,7%) nhanh hơn so với nợ ngắn hạn (10%). Mặc dù hệ số thanh toán hiện hành tương đối ổn định qua các năm nhưng giá trị hệ số thấp (< 0,5) cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Trung tâm thấp, không được đảm bảo qua các năm.
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành