Khả năng thanh tốn hiện hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính của trung tâm sản xuất phim truyền hình đài truyền hình việt nam (Trang 62)

* Hệ số thanh tốn nhanh

Bảng 2.11: Phân tích khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010 -2012

Hệ số thanh toán nhanh của Trung tâm tương đối thấp qua các năm: năm 2010, 2011, và 2012 tương ứng là 0,44 lần; 0,3 lần và 0,34 lần. Năm 2011, mặc dù tài sản ngắn hạn và giá trị hàng tồn kho tăng mạnh, nhưng hiệu số tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho chỉ giảm 3,9% so với năm 2010, trong khi nợ ngắn hạn tăng 39%; dẫn đến hệ số thanh tốn hiện hành giảm xuống cịn 0,3 lần. Năm 2012, cả giá trị tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho đều giảm nhưng hiệu số tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho lại tăng nhẹ 1,1%, trong khi nợ ngắn hạn giảm 10%; điều này khiến hệ số thanh toán hiện hành tăng 12,4% so với năm 2011.

Qua các chỉ số trên cho thấy tình hình tài chính của Trung tâm tương đối khó khăn. Trung tâm khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ vay ngắn hạn. Các khoản phải thu lại chiếm một tỷ lệ lớn trong tài sản ngắn hạn nên trong trường hợp các khoản phải thu không được trả đúng hạn như mong muốn, Trung tâm sẽ càng gặp rắc rối trong vấn đề thanh tốn nợ vay. Do đó, để tăng cường khả năng tài chính Trung tâm cần gia tăng các tài sản ngắn hạn của mình và phải đặc biệt chú ý đến kỳ hạn thanh toán của các khoản phải thu.

Tài sản ngắn hạn -

hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh tốn

hiện hành

Hình 2.7: Khả năng thanh tốn nhanh

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.10

* Hệ số thanh toán tức thời

Với hai hệ số trên ta thừa nhận rằng các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Khi thị trường tài chính phát triển, việc trao đổi, mua bán các khoản phải thu này sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên với điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển như của nước ta hiện nay hệ số thanh toán bằng tiền (hệ số thanh tốn tức thời) thích hợp hơn hệ số thanh tốn hiện hành và hệ số thanh tốn nhanh.

Bảng 2.12: Phân tích khả năng thanh tốn bằng tiền Chỉ tiêu

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời

Tr iệ u đ n g Nguồn: số liệu từ bảng 2.11

Từ đồ thị ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền tăng lên năm 2011 và lại giảm

vào năm 2012. Cụ thể: năm 2011 hệ số này là 0,18 tức là với mỗi đồng nợ ngắn hạn Trung tâm có thể đảm chi trả bằng 0,18 đồng tiền mặt, không cần phải bán hàng tồn kho cũng không cần các khoản phải thu. So với năm 2010, hệ số này tăng 0,07 tương ứng với 65,7%. Nguyên nhân do tiền mặt tăng 8.884,5 triệu đồng tương ứng 129%; trong khi nợ ngắn hạn tăng 25.400 triệu đồng tương ứng 39,3%. Vốn bằng tiền tăng do kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản do Đài truyền hình cấp bằng tiền tăng lên.

Năm 2012, hệ số thanh tốn bằng tiền giảm xuống cịn 0,13; tương ứng giảm 17,1%. Nguyên nhân do tiền mặt giảm 34,1% trong khi nợ ngắn hạn giảm 10%. Vốn bằng tiền giảm do kinh phí bằng tiền do Đài truyền hình cấp giảm.

Hệ số thanh tốn bằng tiền của Trung tâm tuy có biến động trong 3 năm qua nhưng nhìn chung vẫn tương đối cao. Điều này đảm bảo cho việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào nguồn vốn bằng tiền sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của nguồn vốn khơng cao. Do đó, Trung tâm cần nghiên cứu, phân tích để đưa ra việc giữ một lượng tiền mặt hợp lý hơn, đẩy mạnh việc giải phóng vốn bằng tiền, đưa vào lưu thơng để đẩy mạnh q trình sản xuất.

2.2.2.2. Nhóm các hệ số địn bẩy tài chính

Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng dưới đây sẽ thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Trung tâm có đảm bảo an tồn cho khả năng trả nợ và với tốc độ tăng giảm nợ qua các năm như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng huy động vốn trong tương lai của Trung tâm hay không.

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010 -2012

* Chỉ số nợ:

Chỉ số nợ của Trung tâm tương đối cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2010, chỉ số nợ là 0,77; năm 2011 tăng 25,9% lên 0,97. Nguyên nhân do, nợ phải trả và tài sản đều tăng lên, tuy nhiên nợ phải trả tăng (39,3%) nhanh hơn tài sản (10,6%). Năm 2012, nợ phải trả và tài sản đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ giảm tương đối cân bằng (10,1% và 9,6%); do đó chỉ số nợ giảm nhẹ cịn 0,96.

Theo Belverd [11], thông thường các khoản nợ phải trả chiếm 75% trên tổng tài sản, trong đó các khoản nợ ngắn hạn thường chiếm 25-50% tổng tài sản. Như vậy, mặc dù hệ số nợ của Trung tâm giảm xuống nhưng vẫn ở mức rất cao. Với chỉ số nợ cao như thế này vừa có lợi nhưng cũng vừa bất lợi cho Trung tâm: có lợi vì chi phí của nợ thường thấp hơn chi phí của vốn chủ sở hữu, chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế, đồng thời hệ số nợ cao thì khi Trung tâm có lãi sẽ phát huy tác dụng địn bẩy tài chính tức là làm khuếch đại tỷ số lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, Ban giám đốc Trung tâm cần cân nhắc vốn chủ sở hữu, vốn vay đối với kế hoạch tài sản của Trung tâm.

* Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,32 lần; năm 2011 tăng đột biến lên 29,97 lần. Một mặt do phải trả nội bộ tăng lên làm nợ phải trả tăng lên; mặt khác do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm làm nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Sang đến năm 2012, tỷ số này là 25,82 lần. Mặc dù đã giảm nhưng tỷ số này vẫn còn rất cao. Điều này có nghĩa là tài sản của Trung tâm được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Do đó, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ của Trung tâm càng lớn, nhất là trong thời kỳ toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng như giai đoạn này.

Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là Trung tâm đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên Trung tâm có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, mặc dù phải trả nội bộ chiếm phần lớn nợ phải trả. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm có thể phải vay ngân hàng để chi trả cho các khoản nợ nội bộ. Khi đó, Trung tâm sẽ phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

2.2.2.4. Nhóm các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

Nhóm tỷ số phản ánh khả năng quản lý tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Bảng 2.14: Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sảnChỉ tiêu Chỉ tiêu

Vòng quay TSCĐ Vòng quay TSLĐ

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản

Lầ

n

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.13

* Vòng quay tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng tăng lên trong 3 năm 2010-2012. Năm 2010, một đồng TSCĐ tạo ra được 1,5 đồng doanh thu thuần. Sang đến năm 2011, do doanh thu tăng chậm hơn TSCĐ bình quân nên vòng quay TSCĐ giảm xuống còn 1,4. Nhưng đến năm 2012, tỷ số này lại tăng vọt lên 2,9. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng mạnh trong khi TSCĐ bình qn lại giảm xuống. Mặc dù vịng quay TSCĐ có xu hướng tăng lên nhưng do giá trị TSCĐ của Trung tâm tương đối lớn nên vòng quay TSCĐ còn tương đối thấp. Trung tâm cần có kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý để hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng lên.

* Vòng quay TSLĐ:

Vòng quay TSLĐ biến động cùng chiều với vòng quay TSCĐ, nhưng có dao động rõ nét hơn. Năm 2010, vịng quay TSLĐ là 2,4; có nghĩa là một đồng TSLĐ tạo ra được 2,4 đồng doanh thu thuần. Sang đến năm 2011 hệ số này giảm 16,7% xuống còn 2,0. Nguyên nhân do TSLĐ tăng (30,3%) nhanh hơn do với doanh thu thuần (6,5%). Năm 2012, hệ số này tăng 80% lên 3,6; do trong năm này doanh thu thuần tăng (95%) nhanh hơn TSLĐ (7,3%). Mặc

dù vòng quay TSLĐ > 0 nhưng hệ số này vẫn chưa đủ lớn để chứng tỏ TSLĐ của Trung tâm có giá trị cao và được sử dụng đầy đủ.

* Vòng quay tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của cả hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ. Do giá trị TSCĐ và TSLĐ tương đối lớn nên hiệu suất sử dụng tổng tài sản tương đối nhỏ. Năm 2010, 2011, 2012 vòng quay tổng tài sản tương ứng là 0,9; 0,8 và 1,6. Năm 2012, bình quân 1 đồng tài sản tạo ra được 1,6 đồng doanh thu; hệ số này tuy đã khả quan hơn so với hai năm trước đó nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Để hiệu suất sử dụng tổng tài sản được cải thiện thì phải cải thiện hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ. Trung tâm cần phải quản lý hiệu quả hơn tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn và TSCĐ.

* Vòng quay hàng tồn kho:

Khác với ba hệ số trước, vòng quay hàng tồn kho của Trung tâm rất cao. Năm 2010, hệ số này là 87,6. Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao đồng nghĩa với việc tốc độ lưu thơng của hàng hố lớn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận của Trung tâm cao. Trong năm này, do giá trị hàng tồn kho nhỏ hơn hẳn so với giá vốn hàng bán nên số vòng quay hàng tồn kho cao. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh xuống còn 7,2. Nguyên nhân do giá trị hàng tồn kho tăng lên đột biến 1.250,4%. Năm 2012, mặc dù giá trị hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng lên 35,2% nhưng vòng quay hàng tồn kho vẫn tăng lên 11,4 do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn (11,9%).

2.2.2.5. Nhóm các hệ số phản ánh khả năng sinh lợi

Ta xem xét một số chỉ tiêu trong bảng dưới đây:

Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợiChỉ tiêu Chỉ tiêu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE)

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010-2012

R O E R O A , R O S ,

Hình 2.10: Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.15

Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là 13,2%, đây là kết quả

của sự nỗ lực đổi mới của Trung tâm, tập trung khai thác các đề tài nóng, được quan tâm nhiều trong xã hội với các series phim như: Cảnh sát hình sự, Nếp Nhà, Bí thư tỉnh ủy… Năm 2011, doanh thu thuần tăng 6,5%, trong khi giá vốn hàng bán tăng 11,7%. Điều này dẫn đến ROS giảm xuống còn 8,9%. Tuy nhiên, đây cũng vẫn là một tỷ lệ cao. Sang đến năm 2012, doanh thu thuần tăng lên rất cao,

tâm đầu tư vào một số dự án phim lớn làm cho chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung tăng lên. Mặc dù, tỷ lệ ROS tương đối thấp nhưng năm 2012, Trung tâm đã đem lại doanh thu quảng cáo cho Đài truyền hình Việt Nam khoảng 224 triệu đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cũng có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2010 là 12,3%; năm 2011 là 7,3% và năm 2012 là 4,7%. Nguyên nhân do sự vận động của tài sản và lợi nhuận theo chiều hướng trái ngược nhau. Năm 2011, tài sản bình quân tăng 21,6% so với năm 2010; năm 2012 tăng 0,02% so với 2011. Trong khi đó, năm 2011 lợi nhuận giảm 27,9% so với năm 2010, và đến năm 2012 lại tiếp tục giảm 35,7%. Có thể thấy rằng tỷ lệ ROA giảm dần qua các năm đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản của Trung tâm ngày càng giảm.

Trong khi ROA và ROS có chiều hướng giảm xuống thì ROE có chiều hướng tăng lên: năm 2010 là 46,1%, năm 2011 là 57,7% và năm 2012 là 135,7%. Mặc dù lợi nhuận giảm qua các năm nhưng bình quân vốn chủ sở hữu lại giảm nhanh và mạnh hơn (năm 2011 giảm 42,4%; năm 2012 giảm 73%) nên làm cho ROE tăng lên hàng năm. Từ đó có thể thấy Trung tâm ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ROE cao cũng đồng nghĩa với tỷ lệ nợ phải trả/ tổng nguồn vốn lớn, dẫn đến việc Trung tâm có thể gặp phải khó khăn khi thanh tốn nợ đến hạn. Do đó, Trung tâm cần có một cái nhìn tồn diện để có một quyết định đúng đắn khi sử dụng nợ phải trả làm nguồn vốn chính.

2.2.2.6 Phân tích Dupont

Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện

Phân tích Dupont bắt nguồn từ việc tách ROE như sau:

Như vậy, vấn đề mấu chốt có ảnh hưởng trực tiếp tới ROE ở đây chính là Hệ số nợ Rd (Rd = D/A). Ta có bảng so sánh sau:

Bảng 2.16 : So sánh ROE và hệ số nợ RdChỉ tiêu Chỉ tiêu

ROE Hệ số nợ

Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm sản xuất phim truyền hình từ 2010 - 2012

%

Hình 2.11: Phân tích biến động ROE và hệ số nợ Rd

Nguồn: Số liệu từ bảng 2.16

Năm 2011, Rd và ROE biến động cùng chiều tăng lên so với 2010. Khi Rd tăng từ 76,9% lên 96,8% thì ROE cũng tăng từ 46,1% lên 57,7%. Trong hai năm này, vốn chủ sở hữu bình quân tương đối lớn nên ROE khơng có biến

động mạnh. Sang đến năm 2012, ROE tăng vọt từ 57,7% lên 135,7% do vốn chủ sở hữu bình quân giảm mạnh (trong hai năm 2010 và 2011, vốn chủ sở hữu bình quân chủ yếu được cấu thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng nguồn vốn này đã được sử dụng hết trong năm 2011 nên năm 2012 vốn chủ sở hữu chỉ gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu và giá trị này rất nhỏ). Trong khi ROE tăng mạnh thì Rd lại giảm nhẹ từ 96,8% xuống 96,3%. Như vậy, có thể thấy một trong các yếu tố giúp Trung tâm có ROE cao đó là duy trì một tỷ trọng nợ tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn.

Tuy nhiên khơng phải cứ tăng Rd thì ROE sẽ tăng. Chỉ khi Trung tâm kinh doanh có lãi thì chức năng khuyếch đại của Rd mới có lợi. Cịn trong trường hợp Trung tâm làm ăn thua lỗ, việc tăng tỷ trọng nợ chỉ làm cho thua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tình hình tài chính của trung tâm sản xuất phim truyền hình đài truyền hình việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w