Các quy định chung về hợp đồng hợp tác công tư của

Một phần của tài liệu bui viet sang - lop anh 12 - k47 - kinh te doi ngoai (Trang 42 - 47)

2.2. Tổng quan về việc áp dụng mơ hình hợp tác công tư tại trong

2.2.2. Các quy định chung về hợp đồng hợp tác công tư của

2.2.2.1. Các hình thức hợp đồng hợp tác cơng tư theo quy định của Singapore

Theo bộ tài chính Singapore hợp đồng hợp tác cơng tư có nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Liên doanh, Thiết kế – Xây dựng – Sở hữu – Vận hành (DBOO), Thiết kế – Xây dựng – Tài trợ – Vận hành (DBFO), Thiết kế – Xây dựng – Vận hành (DBO) trong đó hai hình thức chính là DBFO và DBOO.

Các thức phân loại hợp đồng hợp tác công tư ở Singapore có những điểm thuận lợi và những hạn chế nhất định. Việc Chính phủ Singapore khơng sử dụng các hình thức hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng cho thuê bởi muốn hướng các dự án đến mơ hình DBFO hoặc DBOO là hình thức có thể tận dụng được nguồn vốn tư nhân tốt hơn, đồng thời với vai trò lớn hơn trong các dự án PPP, khu vực tư nhân và khu vực nhà nước sẽ tạo ra sự kết hợp mang tính hiệu quả hơn. Mặc dù tính chất của DBFO, BDOO là tương tự so với các hình thức phổ biến ở các nước khác trên thế giới là BOT, BOO song BOT thường nhấn mạnh với yếu tố “Xây dựng” (Build) trong khi các hình thức DBFO, DBOO lại nhấn mạnh đến vai trị tài trợ vốn vì có sự tham gia của các định chế tài chính, khiến cho việc huy động vốn được đa dạng và linh hoạt hơn. Tuy nhiên điều này cũng hạn chế khả năng mở rộng các lĩnh vực đầu

tư cho dự án. Ngồi ra các hình thức như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cho thuê cũng có những ưu điểm mà DBFO, DBOO khơng có được.

2.2.2.2. Vai trị của các bên trong một hợp đồng hợp tác công tư

Như đã đề cập ở trên, chính phủ Singapore luôn hướng các dự án cơ sở hạ tầng vào mơ hình DBFO hoặc DBOO. Do đó đa số các hợp đồng PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore đều được xây dựng theo hai hình thức này.

a. Vai trò của khu vực nhà nước

Lựa chọn nhà thầu

Chỉ có các nhà thầu “đủ năng lực” mới được dự thầu. Vấn đề “đủ năng lực” theo quan điểm của Singapore là có tiềm lực và sự ổn định về vốn, có năng lực quản lý và có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự trước đó. Chính phủ Singapore sẽ ưu tiên lựa chọn nhà thầu là một “nhóm cơng ty” (SPV), thông thường là một

liên doanh giữa một nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, một nhà

thầu có năng lực tài chính và một nhà thầu có khả năng điều hành cơ sở hạ tầng sau khi dự án hồn thành. Thơng qua đấu thầu cạnh tranh, nhà nước sẽ chọn một liên doanh nhà thầu thích hợp.

Trách nhiệm của khu vực nhà nước

- Cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho khu vực tư nhân trong quá trình thực hiện dự án.

- Đảm bảo việc chi trả cho khu vực tư nhân các chi phí thay đổi do lạm phát. - Khu vực công chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng của khu vực tư nhân. Trong quá trình thực hiện, khu vực cơng có quyền thay đổi trong giới hạn một số khía cạnh của hợp đồng nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt nhất.

b. Vai trò của khu vực tư nhân

- Thiết kế (D): đối tác tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế cơ sở hạ tầng các mục tiêu do khu vực cơng cộng đặt ra. Chính phủ chỉ đặt ra các mục tiêu về chỉ tiêu sản lượng, thông số kĩ thuật nhất định không tham gia thiết kế nhằm tận dụng năng lực sáng tạo của khu vực tư nhân.

- Xây dựng (B): đối tác tư nhân tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tài trợ (F): Chính phủ Singapore cho phép các nhà thầu tư nhân huy động nguồn vốn bằng cách hình thức như xin nguồn tài trợ từ các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu cổ phiếu để chi trả cho một phần chi phí trả trước trong q trình thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời đảm bảo cân bằng tài chính cho dự án.

- Vận hành (O): Đối tác tư nhân tiến hành cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng. - Sở hữu (O): Mặc dù Singapore có chính sách quản lý chặt chẽ vấn đề bất động sản, song đối với các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Singapore có những ưu đãi đối với các nhà thầu, cho phép họ có quyền sở hữu đối với đất đai và các tài sản cơ sở hạ tầng trong thời gian của dự án.

- Bảo trì trong quá trình hoạt động: khu vực tư nhân phải có trách nhiệm đảm bảo rằng các tài sản được lưu giữ trong tình trạng tốt, đồng thời, sau khi chuyển giao tài sản cơ sở hạ tầng cho khu vực công, khu vực tư nhân vẫn phải tiếp tục duy trì một quỹ dự phịng bảo trì cho tài sản.

- Đối với các dự án cơ sở hạ tầng có sử dụng cơng nghệ cao hoặc có chuyển giao cơng nghệ, khu vực tư nhân phải đảm bảo sử dụng công nghệ tối ưu nhất và phải luôn cải tiến công nghệ trong trường hợp có sự thay đổi cơng nghệ.

c. Tỉ lệ góp vốn

Do mở rộng các nguồn tài trợ, tỉ lệ góp vốn trong các dự án DBFO, DBOO thường rất linh hoạt, khu vực nhà nước ít phải chịu áp lực giải ngân vốn khi mà khu vực tư nhân thường đóng góp từ 80 – 90% qua các nguồn tài trợ.

2.2.2.3. Cơ chế hợp tác giữa các bên trong một hợp đồng PPP a. Mối quan hệ giữa các bên

Trong một dự án PPP, khu vự nhà nước và khu vực tư nhân sẽ tạo lập mối quan hệ thông qua một hợp đồng PPP. Hợp đồng quy định trách nhiệm của các bên trong dự án PPP. Sau đó, nhà thầu của khu vực tư nhân sẽ kí kết các hợp đồng tài trợ tài chính, hợp đồng quản lý, hợp đồng xây dựng với các đối tác khác. Khu vực nhà nước sẽ giám sát các hoạt động này của khu vực tư nhân.

Hình 2.3: Cơ chế hợp tác giữa các bên trong một hợp đồng PPP thông thường tại Singapore

Nguồn: MOF, 2004, tr.9

b. Nhóm giám sát quản lý dự án

Đối với mỗi dự án cụ thể, ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu dự án khu vực nhà nước sẽ tiến hành thành lập một “nhóm giám sát quản lý dự án” trực thuộc cơ quan chuyên trách PPP, mặc dù vậy, cơ quan này lại hoạt động một cách độc lập với cả khu vực tư nhân và khu vực công cộng. Các thành viên của nhóm giám sát phải có năng lực chuyên mơn về pháp lý, tài chính và có sự hiểu biết về các khía cạnh của dự án.

Trách nhiệm của nhóm giám sát quản lý dự án bao gồm:

- Nghiên cứu dung lượng, nhu cầu thị trường nhằm tư vấn cho khu vực công cộng trong các quyết định về thông số kĩ thuật cũng như mục tiêu của dự án.

Khu vực tư nhân

Tài chính Đơn vị xây dựng Đơn vị vận hành Hợp đồng xây dựng Hợp đồng quản lý Tài chính Vận hành Nhà cung cấp các khoản vay Nhà đầu tư xây dựng Nhà quản lý vận hành dự án Nhà đầu tư tài chính Tư vấn Các cơ quan có thẩm quyền Bộ phận tư vấn Cơng ty tư vấn pháp lý, tài chính Tư vấn Hợp đồng PPP Nhóm cơng ty (SPV) Khu vực nhà nước

- Tiến hành nghiên cứu các nguồn tài chính, đưa ra mức giá hợp lý cho khu vực tư nhân phù hợp với các mục tiêu của khu vực công.

- Tư vấn các vấn đề pháp lý, tài chính cho khu vực công cộng.

- Tiến hành giám sát việc thực hiện dự án song song với sự giám sát của khu vực nhà nước.

Hình 2.4: Cơ cấu chung của một nhóm giám sát quản lý PPP

Nguồn: MOF, 2004, tr.25

2.2.2.4. Cơ chế thanh toán

Thanh toán theo hiệu suất, khu vực công chỉ trả tiền khi dịch vụ được giao đúng với tiêu chuẩn, thông số kĩ thuật đặt ra. Mặt khác khu vực cơng có quyền khấu trừ hoặc xử phạt nếu chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu đặt ra. Điều này được đặt ra nhằm đảm bảo khu vực tư nhân sẽ khắc phục những thiếu sót trong việc cung cấp dịch vụ. Khu vực cơng cũng có quyền chấm dứt hợp đồng nếu khu vực tư nhân

Nhóm thực hiện dự án

Nhóm dự án nội bộ (Quản lý dự án, các chuyên gia kĩ thuật, pháp lý, tài chính và một số lĩnh vực đặc biệt)

Chuyên gia cố vấn bên ngồi

(Tài chính, pháp lý, kĩ thuật)

Nhà tài trợ cho dự án Nhóm điều hành quản lý

(Quản lý cấp trung, Giám đốc điều hành, Các giám đốc...)

Các nhóm hỗ trợ

Tài chính Pháp lý Kĩ thuật

Các nhóm hỗ trợ được lập ra để xem xét các vấn đề cụ thể

chẳng hạn như quy hoạch, thiết kế, xem xét các thông số kĩ thuật đầu ra, tham khảo ý kiến người dùng, nhu cầu cộng động,

không đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tốt theo yêu cầu đồng thời không khắc phục những sai sót của mình trong q trình cung cấp dịch vụ. Khi đó dự án sẽ được đấu thầu trở lại để tìm một nhà thầu tư nhân tốt hơn.

Một phần của tài liệu bui viet sang - lop anh 12 - k47 - kinh te doi ngoai (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)