Cơ cấu của một cơ quan quản lý giám sát dự án PPP

Một phần của tài liệu bui viet sang - lop anh 12 - k47 - kinh te doi ngoai (Trang 75 - 86)

Cơ quan này bao gồm:

- Nhóm điều hành quản lý: chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ quan quản lý PPP này. Bộ phận này có trách nhiệm giám sát chung các vấn đề liên quan tới dự án PPP và có nghĩa vụ báo cáo thường xuyên về tình hình thực hiên với chính phủ hoặc bộ ngành mà cơ quan này trực thuộc.

- Nhóm thực hiện dự án: lên kế hoạch, đề xuất chiến lược cũng như danh mục các dự án cho bộ ngành, đồng thời tính tốn hợp lý các chi phí biểu giá cho các dự án. Nhóm thực hiện dự án trực tiếp cùng các ủy ban quản lý tài chính, ủy ban kĩ thuật, ủy ban pháp lý thực hiện nhiệm vụ giám sát các dự án được triển khai theo từng mảng được phân công. Trong các dự án cụ thể, thành viên các ủy ban có thể được bổ sung theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng của từng dự án.

- Các chuyên gia tư vấn bên ngồi hỗ trợ cho nhóm thực hiện dự án đối với từng dự án cụ thể. Các chuyên gia này có thể được đề xuất bởi các nhà thầu, nhà tài

Nhóm điều hành quản lý

Các chuyên gia tư vấn bên ngồi

Ủy ban quản lý

tài chính

Ủy ban kĩ thuật Ủy ban pháp lý Ủy ban giám sát

nội bộ

trợ cho vay vốn, các công ty kiểm tốn uy tín, các cơng ty tư vấn luật, tư vấn tài chính.

Các cơ quan này có các trách nhiệm sau:

- Đề ra kế hoạch, chiến lược phát triển PPP, tư vấn chiến lược cho các bộ ngành liên quan, tính tốn dự trù kinh phí cho các dự án.

- Là cầu nối thông tin quan trong giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, là đại diện cho nhà nước thực hiện các chính sách kêu gọi xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực áp dụng mơ hình hợp tác công tư, đồng thời thay mặt nhà nước, đàm phán kí kết hợp đồng PPP cũng như giám sát thực tiễn thực hiện dự án. - Chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.

- Giám sát việc thực hiện dự án của chủ đầu tư một cách độc lập.

- Chịu trách nhiệm về hiệu quả của các dự án PPP trước chính phủ và quốc hội.

3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng

3.3.2.1. Mở rộng các loại hình PPP bao gồm đủ 6 loại hình: hợp đồng dịch vụ, hợp đồng quản lý, hợp đồng cho thuê, liên doanh, nhượng quyền, BOT và các hình thức tương đương. Đồng thời cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư có quyền tự do đàm phán loại hình PPP phù hợp với mục tiêu của nhà nước và khả năng, lợi thế của nhà đầu tư.

Việc mở rộng các loại hình PPP làm tăng khả năng phạm vi đầu tư của khu vực tư nhân. Chẳng hạn, đối với các nhà đầu tư nhỏ, nếu chỉ có hình thức BOT, dĩ nhiên họ sẽ khơng thể tham gia bởi số vốn đầu tư cần có quá lớn, song với việc mở rộng loại hình PPP, các nhà đầu tư nhỏ có thể tham gia vào các đấu thầu các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cho thuê, hợp đồng quản lý. Trong khi đó các nhà đầu tư lớn có nhiều lựa chọn hơn khi đàm phán với khu vực nhà nước và có thể lựa chọn được hình thức phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình.

Ngồi ra các hình thức khác ngồi BOT cũng có những lợi ích nhất định mà BOT khơng có. Chẳng hạn như tạo ra sự cạnh tranh trong ngành (hợp đồng dịch vụ,

hợp đồng quản lý) hay phù hợp với các hoạt động liên quan đến vận hành, nâng cấp, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng (hợp đồng nhượng quyền).

3.3.2.2. Quy định cụ thể chi tiết hơn về việc chỉ định thầu

Việc chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong các trường hợp: - Nhu cầu cấp bách cần sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành sơ tuyển nhà thầu nhưng chỉ có một nhà thầu tham gia.

- Các dự án mua sắm của chính phủ trong các lĩnh vực quốc phịng, an ninh hoặc bí mật quốc gia.

Nhà nước cũng cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn rõ ràng cho việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu, ngoài ra cần có các tiêu chí bổ sung đối với một số dự án mang tính chất xã hội hoặc một số dự án có các tính chất đặc biệt khác.

3.3.2.3. Đối với đấu thầu cạnh tranh, xây dựng cơ chế nhà thầu bắt buộc là một liên doanh giữa ít nhất một doanh nghiệp làm chủ thầu chính với một tổ chức có khả năng cung cấp tài chính bền vững. Nhóm cơng ty này cũng có thể bao gồm thêm các cơng ty quản lý dự án và các công ty tư vấn pháp lý, tài chính khác nhằm tăng cường năng lực pháp lý, tài chính cho cơng ty dự thầu.

3.3.2.4. Xây dựng cơ cấu vốn linh loạt cho các dự án. Có thể tiếp dục duy trì tỉ lệ

30 – 70 song thêm quy định nhà nước có thể điều chỉnh đối với một số dự án cụ thể như các dự án mang tính chất dự án xã hội. Việc điều chỉnh tỉ lệ đối với các dự án này được thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề xuất dự án của các cơ quan có thẩm quyền.

3.3.2.5. Cụ thể hóa trách nhiệm, vai trò của các bên trong hợp đồng dự án hợp tác

công tư, cụ thể lưu ý một số vấn đề:

- Trách nhiệm bảo trì của khu vực tư nhân. Khu vực tư nhân cần thiết lập và duy trì một quỹ bảo trì cho dự án trong suốt thời gian dự án cộng thêm 3 – 5 năm sau khi dự án được chuyển giao cho khu vực công cộng.

- Trách nhiệm nâng cấp công nghệ của khu vực tư nhân đối với các dự án có sử dụng công nghệ cao, đảm bảo công nghệ của dự án không bị lạc hậu.

3.3.2.6. Cần phân chia rõ ràng rủi ro giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể của dự án, những rủi ro nào nhà nước sẵn sàng gánh chịu

thay hoặc đồng ý chia sẻ một phần rủi ro cho nhà đầu tư. Các quyết định về phân chia rủi ro cần tuân thủ theo nguyên tắc “phân bổ rủi ro cho bên có khả năng quản ly rủi ro tốt nhất”. Cũng cần lưu ý rằng các rủi ro trên cần tính tốn đến yếu tố thị trường.

3.3.2.7. Cần có những chế tài quy định phù hợp để đảm bảo việc thực hiện dự án

đúng tiến độ, đúng chất lượng đề ra. Các chế tài này phải đủ sức răn đe, tuy nhiên cũng không quá khắt khe đối với các doanh nghiệp để vẫn đảm bảo được tính thu hút của các dự án hợp tác công tư.

3.3.2.8. Hồn thiện cơ chế tính giá cho các dự án hợp tác công tư. Cơ chế này cần

phải được xây dựng chi tiết đầy đủ nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Đủ bù đắp chi phí cho dự án đầu tư, đảm bảo hiệu suất kì vọng cho nhà đầu tư.

- Đảm bảo mức sẵn lòng chi trả và khả năng chi trả của người tiêu dùng. - Tạo ra hiệu quả về mặt chi phí lớn nhất cho cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.

Cuối cùng cần hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá phù hợp đảm bảo có tính khả thi trong suốt vòng đời dự án. Các quy tắc về điều chỉnh giá phải nêu rõ được một số vấn đề:

- Lý do điều chỉnh giá (lạm phát, biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá cả nhiên liệu, vật tư đầu vào…)

- Cơ chế điều chỉnh, mức độ điều chỉnh cho phép. - Chu kì xem xét việc điều chỉnh giá.

3.3.3. Cải thiện môi trường đầu tư - nâng cao tính minh bạch cho thị trường

Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao tính minh bạch cho thị trường sẽ gián tiếp tác động tới chất lượng thu hút vốn đầu tư vào các dự án PPP cũng như hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư bao gồm:

3.3.3.1. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý một cửa, rút ngắn thời gian

làm thủ tục đầu tư. Xóa bỏ hoặc giảm các quy định thủ tục rườm rà, phức tạp, đồng thời cần có sự thống nhất giữa các nguồn luật để đảm bảo hạn chế tối thiệu các vướng mắc nảy sinh cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào Việt Nam.

3.3.3.2. Triệt để loại trừ tham nhũng lãng phí trong khu vực công

Để chống tham nhũng lãng phí trong khu vực cơng điều cần làm là phải nâng cao được tính minh bạch: minh bạch ngân sách, tài chính; minh bạch trong mua sắm chính phủ; minh bạch trong việc giải quyết khiếu nại của quần chúng.

Các biện pháp chống tham nhũng có thể thực hiện:

- Công khai thu nhập của cán bộ, công viên chức nhà nước.

- Công khai các khoản chi tiêu cơng: Chi cho cơng việc gì? Kết quả đạt được như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai nếu việc chi tiêu khơng hiệu quả?

- Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh những trường hợp tham nhũng, lãng phí.

3.3.3.3. Xây dựng khung ưu đãi cụ thể hơn cho các dự án đầu tư. Một số đề xuất

ưu đãi có thể xem xét như sau:

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 – 5 năm đầu tiên đầu tiên của dự án hoặc áp dụng mức thuế suất thấp từ 0 – 10% trong toàn bộ hoặc một phần thời gian thực hiện dự án.

- Miễn thuế sử dụng đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

- Miễn giảm thuế nhập khấu đổi với các hàng hóa nguyên liệu cần thiết. Nhà thầu phải có trách nhiệm báo cáo nhu cầu, số lượng cần nhập để nhà nước phê duyệt.

- Cơ chế chấm điểm ưu tiên cho doanh nghiệp tham gia các dự án PPP khi tham gia vào các dự án khác ở Việt Nam.

- Nhà nước đảm bảo quyền mua ngoại tệ không hạn chế cho các doanh nghiệp tham gia dự án, tuy nhiên không vượt quá nhu cầu thực tế 10%.

3.3.3.4. Cần có các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng sử dụng được công nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong

tương lai.

3.3.3.5. Ổn định nền kinh tế vĩ mơ

Cần có các biện pháp kìm chế lạm phát nhưng vẫn phải duy trì được tốc độ tăng trưởng. Các biện pháp có thể kể đến như: thực hiện các chương trình bình ổn giá, quản lý chặt các nguyên nhiên liệu đầu vào như xăng dầu, than đá, khi đốt, sắt thép, xi măng.

Đối với việc ổn định tỉ giá, nhà nước cần siết chặt quản lý ngoại hối, đồng thời xây dựng các quỹ dự phòng ổn định tỉ giá để đảm bảo có thể can thiệp đúng lúc vào thị trường, hạn chế phần nào tác hại của biến động tỉ giá tới các dự án PPP.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao trong khi khả năng đáp ứng bởi các nguồn tài chính của khu vực nhà nước có hạn thì áp dụng mơ hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một hướng đi đúng đắn cho Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Việc áp dụng hình thức của mơ hình hợp tác cơng tư mang vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng mang lại những lợi thế: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, bổ sung nguồn tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời mang lại lợi ích cho người dân khi chuyển gánh nặng thuế thanh toán từ người chịu thuế sang người tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc áp dụng mơ hình hợp tác cơng tư sẽ vấp phải những khó khăn nhất định, bởi một dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thành công phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bao gồm các yếu tố ngoại sinh như môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý cho đến các yếu tố nội sinh của bản thân một hợp đồng hợp tác cơng tư cụ thể.

Trong q trình nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore bằng việc phân tích, đánh giá các bối cảnh và thực trạng áp dụng mơ hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đồng thời xem xét đánh giá một số dự án thực tế được thực hiện ở nước này, có thể nhận thấy, Singapore đã đạt được những thành công nhất định. Thành cơng đó của Singapore là bài học cho các nước khác trong đó có Việt Nam noi theo.

Đối với Việt Nam, mặc dù hình thức BOT – một dạng PPP – đã khá phổ biến trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng song PPP vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ và việc áp dụng nó cịn gặp nhiều thách thức. Khung pháp lý chưa hồn thiện, mơi trường đầu tư thiếu tính hấp dẫn, khu vực nhà nước lại chưa thể hiện được vai trị quản lý giám sát của mình là những lý do khiến hiệu quả của các dự án PPP ở Việt còn thấp.

Từ việc kinh nghiệm của Singapore, khóa luận đề xuất một số giải pháp phát triển nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng mơ hình PPP tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:

1. Xây dựng cơ quan giám sát độc lập cho các dự án PPP. Cơ quan này có thể là một cơ quan có tính chất hoạt động thường xuyên, liên tục hoặc được lập ra trong quá trình thực hiện các dự án cụ thể.

2. Hoàn thiện khung pháp lý cho việc áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng bao gồm việc hoàn thiện các văn bản luật, hướng dẫn quá trình xây dựng và thực hiện các hợp đồng PPP một cách đầy đủ và chi tiết cũng như các cơ chế phân chia trách nhiệm của các bên trong một hợp đồng PPP.

3. Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao tính minh bạch cho thị trường thơng qua việc xây dựng các chương trình ưu đãi cho khu vực tư nhân khi tham gia vào các dự án PPP, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả cho hệ thống quản lý cơng đồng thời có các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mơ.

Hi vọng với những khuyến nghị mơ hình PPP sẽ đáp ứng được nhu cầu và kì vọng trong việc góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, đồng thời gián tiếp thúc đẩy tăng trường kinh tế và an sinh xã hội, nâng cao vị thế của nước nhà trên chính trường quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. ADB, 2005, Kỉ yếu hội thảo hợp tác công tư, Cơ quan thường trú của ADB tại Việt Nam, Hà Nội 2005

2. Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011, Niêm giám thống kê 2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

3. Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, 2011, Tham vấn PPP: Kinh nghiệm quốc tế- Thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội

4. Phạm Văn Vận & Vũ Cương, 2005, Giáo trình kinh tế công cộng, Nhà xuất

bản thống kê, Hà Nội

Tài liệu tiếng anh

1. ADB – JBIC – WB, 2005, Connecting East Asia: A New Framework for Infrastructure, ADB, Tokyo

2. ADB, 2008, Public Private Partnership handbook, ADB, Manila

3. Antonio Estache & Martin Rodriguez – Pardina, 1998, Light and lighting at the end of the public tunnel: Reform of the Electricity Sector in the Southern Cone

4. Asanga Gunawansa, 2010, Is there a need for public private partnership project in Singapore?, Corba 2010

5. Asean, 2009, Asean statistical yearbook 2008, Jakarta 2009 6. Asean, 2011, Investing in Asean 2010 – 2011, Jakarta

7. Commission Of The European Communities, 2004, Green Paper on Public Private Partnerships and Community Law on Public Contracts and Concessions, EC

8. EDB, 2003, Singapore Economic Development Board Annual Report 2002/03,

Một phần của tài liệu bui viet sang - lop anh 12 - k47 - kinh te doi ngoai (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)