CHƢƠNG 1 : M&A VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.6. Mục đích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A
1.6.3. Đa dạng hoá
Với nguyên tắc đa dạng hóa là san sẻ rủi ro cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro khi có ít sự lựa chọn, các cơng ty mua lại các doanh nghiệp khác khơng cùng ngành với mình để phát triển sản xuất theo một mơ hình mới rộng lớn hơn. Trong kinh doanh chứng khốn đây chính là ngun tắc khơng để tất cả trứng vào một giỏ. Lợi ích của đa dạng hóa được nhìn ra tương đối rõ ràng, khi một bộ phận gặp khó khăn, nếu doanh nghiệp có thể phát triển ở các bộ phận khác khơng liên quan thì doanh nghiệp vẫn đứng vững, rủi ro phá sản thấp đi. Thực hiện giao dịch M&A nhằm mục đích này thường gặp ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình. Đó là các doanh nghiệp mà tồn bộ vốn đã có của chủ đầu tư dồn hết vào, họ khơng có cách nào tốt hơn để phát triển doanh nghiệp và tối thiểu hóa rủi ro cho nguồn vốn của chính mình là đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Với nguồn vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, họ cũng khó có thể có đủ để tham gia vào các doanh nghiệp khác với tư cách cổ đông lớn do hạn chế về kinh tế.
Đối với các cổ đơng của cơng ty đại chúng, họ có thể dễ dàng đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình thơng qua thị trường chứng khốn. Vì thế đa
dạng hóa bằng M&A khơng mang lại nhiều giá trị cho họ, cũng khơng được ưa chuộng bởi chi phí tìm kiếm cơ hội đầu tư, chi phí giao dịch…
Đa dạng hóa, tuy vậy, cũng khơng phải là một biện pháp hồn tồn khơng có rủi ro tiềm ẩn. Với năng lực quản trị khơng tốt thì đa dạng hóa bằng M&A là một biện pháp tồi. Khơng ai có thể tự tin trên tất cả mọi lĩnh vực, khi quy mô quá mở rộng ra nhiều lĩnh vực mà khả năng quản trị của cơng ty khơng đáp ứng kịp thì việc đa dạng hóa cịn làm cho lĩnh vực trước đó có thể rất mạnh cũng bị suy yếu đi, rủi ro chưa chắc đã giảm xuống mà cịn có thể tăng lên cho hoạt động chính của cơng ty từ trước M&A. Ví dụ nhà đầu tư muốn thâm nhập vào những lĩnh vực phức tạp, địi hỏi trình độ quản lí cao như ngân hàng tài chính, thì sự yếu kém trong khâu quản trị sẽ làm sụp đổ ngay cả những mảng mà trước đây công ty mạnh nhất.
Thêm một hạn chế nữa của đa dạng hóa đó là, với nguồn lực tài chính có hạn, việc đa dạng hóa khơng hợp lí sẽ phân tán nguồn vốn của chính mảng đầu tư mà doanh nghiệp mạnh nhất từ trước, điều này có thể làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
1.6.4. Mua lại các doanh nghiệp dƣới giá trị
Trong thị trường tài chính, khi một cơng ty được định giá thấp hơn giá trị thực vốn có của nó là một khoản đầu tư có lợi lớn. Lợi nhuận mà khoản đầu tư vào công ty này mang lại bao gồm cả lợi nhuận của chính cơng ty cộng thêm mức chênh lệch trong giá mua và giá trị thực của cơng ty. Điều này lí giải tại sao các nhà đầu tư khi nhận ra mức giá sai này thì bằng mọi cách tìm kiếm cổ phần của cơng ty mục tiêu.
Tuy trên lý thuyết là như thế nhưng việc tìm kiếm cơng ty mục tiêu trong trường hợp này mang tính chủ quan và tiềm ẩn rủi ro. Có hai điểm quan trọng khi xác định chiến lược M&A trong trường hợp này:
- Việc tìm kiếm thơng tin để tìm ra cơng ty đang giao dịch dưới mức giá trị của nó: điều này phụ thuộc vào thơng tin thu được và khả năng của nhà đầu tư xử lý thơng tin đó như thế nào. Thứ nhất, họ cần có thơng tin trước các nhà đầu tư khác trên thị trường, có nghĩa là khả năng tiếp cận thông tin của họ phải tốt hơn các nhà đầu tư khác trên thị trường. Thứ hai, họ cần có khả năng hoặc cơng cụ phân tích được sử dụng so với những người tham gia khác trên thị trường. Có như vậy thì họ mới có thể kịp thời giao dịch thành cơng. - Tìm kiếm và chuẩn bị nguồn quỹ để thực hiện việc mua bán: việc tiếp cận thông tin chỉ là điều kiện cần cho một giao dịch thành công, sự chuẩn bị nguồn quỹ thực hiện giao dịch này mới là điều kiện đủ của giao dịch. Trên thực tế thì khả năng tiếp cận nguồn vốn phụ thuộc vào chính nội lực của cơng ty và những thành tựu trong quá khứ của cơng ty đó.
Mua lại các doanh nghiệp đang được đánh giá dưới giá trị thực tế của nó phần nhiều nặng về tâm lý chủ quan, phụ thuộc vào chính cơng ty đi mua. Thêm nữa, có những hạn chế là trong thị trường hiệu quả thì một cơng ty đại chúng sẽ được những phần bù trong giao dịch biểu hiện thơng qua giá thị trường bù đắp phần chênh lệch, vì thế, giao dịch này thường có lợi đối với các cơng ty tư nhân hoặc trong các thị trường hiệu quả yếu.
1.6.5. Mua lại các cơng ty có năng lực quản lý kém và thay đổi bộ máy quản trị
Một vài công ty đang được quản lý với bộ máy quản lý tốt nhất và họ tin rằng có một vài cơng ty khác có tiềm năng nhưng họ có thể thay thế những nhà quản trị để điều hành tốt hơn hoạt động của các cơng ty đó. Mục đích của giao dịch này nhằm thu lợi nhuận từ giá trị quản lý (value of control). Các
công ty mục tiêu được thay đổi bộ máy quản trị, hoặc ít nhất là thay đổi chính sách quản lý hiện có để hoạt động có hiệu quả hơn, cơng ty có giá trị lớn hơn. Trên thực tế thì một vụ giao dịch M&A khơng chỉ dừng lại ở mỗi một mục đích nhất định mà nó được thực hiện nhằm những mục đích đồng thời khác nhau kết hợp. Một thương vụ càng kết hợp được nhiều mục đích khác nhau càng tiến hành phức tạp, địi hỏi năng lực của cơng ty tiến hành, địi hỏi sự tìm hiểu kĩ lưỡng, do đó, càng có khả năng thành cơng hơn.