3.5.5 Lâp biểu gói đƣờng xuống 3.5.6 Lập biểu gói với MIMO 3.6 Kết luận.
Trong chương này trình bày về lập biểu động và thích ứng đường truyền trong đường xuống. Đưa ra mô hình hệ thống tổng quát thể hiện lập biểu gói và thích ứng đường truyền trên đừơng xuống LTE. Lập biểu gói đường xuống dựa trên các báo hiệu đường lên sau đây: CQI,Hybrid ARQ ACK/NACK,Yêu cầu lập biểu (Scheduling request),Nguyên lý hoạt động của các giải thuật LA là định nghĩa một số đo CQI phù hợp để cung cấp thông tin về kênh và đảm bảo rằng khuôn dạng truyền dẫn hiệu suất nhất luôn luôn được sử dụng trong mọi điều kiện kênh. Trong chương đã trình bày mô hình toán học LA để đạt được tối ưu thông lượng mức liên kết (đường truyền). Ta ký hiệu N là tổng số các tài nguyên thời gian – tần số khả dụng trong băng thông hệ thống dựa trên độ phân giải lập biểu trong miền thời gian. Độ phân giải lập biểu trong LTE được quy định là RB (một
24
khung con 1ms gồm 14 ký hiệu OFDM trong miền thời gian và 12 sóng mang con trong miền tần số). Để đảm bảo hoạt động của LA miền tần số, mạng yêu cầu UE báo cáo giá trị CQI cho từng RB. Lập biểu gói (PS: Packet Scheduler) được đặt tại lớp con MAC (Medium Access Control) với mục đích sử dụng hiệu quả các tài nguyên đường xuống DLSCH. Nhiệm vụ chính của PS là ghép các người sử dụng vào miền thời gian và miền tần số
KẾT LUẬN
Lập lịch trong hệ thống thông tin di động LTE là giải quyết vấn đề về cách thức chia sẻ tài nguyên vô tuyến giữa các người sử dụng khác nhau trong mộ hệ thống để đạt được hiệu xuât sử dụng là tốt nhất. Lập biểu phụ thuộc kênh cho phép giảm thiểu lượng tài nguyên cho một người sử dụng,vì thế cho phép được nhiều người sử dụng hơn trong một hệ thống mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng dịch vụ. Thích ứng đuờng truyền là giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết lập các thông số truyền dẫn của đừơng truyền vô tuyến để thay đổi chất lượng đường truyền vô tuyến. Tuy nhiên trên thực tế việc thay đổi chất lượng đường truyền truyền vô tuyến không bao giờ là tuyệt đối, đó là lý do sử dụng HARQ(Hybrid Automatic Repeat reQuest: yêu cầu phát lại tự động ), HARQ phát lại các gói thu bị lỗi
Quản lý tài nguyên (RRM: Radio Resource Management) là đảm bảo sử dụng tài nguyên vô tuyến một các hiệu quả và phục vụ các người sử dụng theo các thông số QoS được lập cấu hình bằng cách sử dụng các kỹ thuật thích ứng. Các giải thuật quản lý tài nguyên có tầm quan trọng lớn cho việc tối ưu hóa dung lượng hệ thống và hiệu năng của người sử dụng đầu cuối. Các giải thuật chính trong 4G LTE là lập biểu gói, điều khiển cho phép, điều khiển công suất và điều khiển nhiễu. Lập biểu gói có thể được thực hiện cả trong miền thời gian và miền tần số. Lập biểu trong miền tần số có thể đem lại các lợi ích về dung lượng khi tốc độ của máy di động thấp. Lập biểu đường lên khó khăn hơn, vì báo hiệu từ mạng đến các đầu cuối di động đòi hỏi thời gian và truyền dẫn SC-FDMA trên đường lên phải sử dụng các khối tài nguyên lân cận. Báo hiệu sử dụng để hỗ trợ lập biểu bao gồm: CQI, SRS, BSR và PHR
25
Tài liệu tham khảo.
[1]. Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến . TS Nguyễn Phạm Anh Dũng. [2]. Tshiteya Dikampa. Dowlink Scheduling in 3 GPP Long Term Evolution(LTE), Deft University of technology 2009.
[3]. Francesco Davide Calabrese. Cheduling and link adaptation for uplink SC- FDMA Systems. A LTE case study. PhD Thesis. Aalborg, Denmark April 2009.
[4]. Akhilesh Pokhariyal. Downlink frequency – Domain Adaptation and Scheduling – A case Study Based on the URTRA long Term Evolution. PhD Thesis Aalborg, Denmark, august 2007.
[5] H. Holma and A. Toskala, Eds., WCDMA for UMTS – HSPA Evolution and LTE. John Wiley & Sons Ltd, 2007.
[6] 3GPP Technical Report 25.913, version 7.3.0, Requirements for Evolved UTRA (E-UTRA) and Evolved UTRAN (E- UTRAN),March 2006.
[7] B. Classon, P. Sartori, V. Nangia, X. Zhuang, and K. Baum, “Multi-dimensional Adaptation and Multi-user Scheduling Tech- niques for Wireless OFDM systems,” in Proceedings of the IEEE International Conference on Communications (ICC), vol. 3,Orlando, Florida, USA, May 2003, pp. 2251–2255.
[8] 3GPP Technical Specifications 36.101, version 8.2.0, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment(UE) Radio Transmission and Reception (Release 8), May 2008.
[9] 3GPP Technical Specifications 36.104, version 8.2.0, Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Base Station (BS) Radio Transmission and Reception (Release 8), May 2008.
[10] A. Toskala, H. Holma, K. Pajukoski, and E. Tiirola, “UTRAN Long Term Evolution in 3GPP,” in Proceedings of the IEEE International Symposium on Personal, Indoor and Mobile Radio Communications (PIMRC), Helsinki, Finland, 2006.
[11] C. Rosa, D. L. Villa, C. U. Castellanos, F. D. Calabrese, P. H. Michaelsen, K. I. Pedersen, and P. Skov, “Performance of Fast AMC in E-UTRAN Uplink,” in Proceedings of the IEEE International Conference on Communications (ICC), Beijing, China, May 2008, pp. 4973–4977
[12] GSMA, “GSM Association (GSMA) - www.gsmworld.com,” April 16th 2008.