CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.4. Các cấp độ của trách nhiệm xã hội theo mơ hình Kim tự tháp
đến nay, CSR đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, theo như trình bày
phần trên thì vẫn cịn rất nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm, nội dung và phạm vi của CSR. Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu trong khuân khổ bài tiểu luận, tác gả dùng mô hình kim tự pháp của A.Carroll - mơ hình được sử dụng rộng rãi và có tính tồn diện, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả TNXH của Tập đồn Viettel.
Theo mơ hình kim tự tháp của A. Carroll thì CSR bao gồm trách nhiệm: Kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
TỪ THIỆN ĐẠO ĐỨC
PHÁP LÝ KINH TẾ
1.4.1. Trách nhiệm kinh tế
Đây là trách nhiệm đầu tiên, tiên quyết đểtồn tại của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện tốt trách nhiệm này bằng việc tối đa hoá lợi nhuận, tăng trưởng, cạnh tranh và hiệu quả, đây là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập ra trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của người sở hữu doanh nghiệp. Vì vậy, chức năng kinh doanh ln đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
1.4.2. Trách nhiệm pháp lý
Cấp độ trách nhiệm thứ hai còn được gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp luật, chính là một phần của bản khế ước giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước sẽ hiện thực hoá các quy tắc, đạo đức xã hội thông qua các văn bản luật, để các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuân khổ đó một cách công bằng và đáp ứng các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi. Trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý là hai bộ phận cơ bản không thể thiếu của CSR.
1.4.3. Trách nhiệm đạo đức
Là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được hiện thực hoá vào các văn bản luật. Thơng thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn ln mới. Bên cạnh đó, trong đạo đức xã hội vốn luôn tồn tại những ranh giới đúng – sai không rõ ràng, khi mà các cuộc tranh luận trong xã hội chưa ngã ngũ, chúng chưa thể cụ thể hoá vào các văn bản luật. Cho nên, tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Doanh nghiệp cần phải thực hiện cả những cam kết ngồi luật. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện nhưng chính là trung tâm của CSR. Ví dụ: ngày nghỉ thứ 7, tiền làm thêm giờ, điều kiện lao động, quan hệ với cộng đồng, thơng tin cho người tiêu
dùng, uy tín với đối tác… đều là các vấn đề mở và mức độ cam kết như thế nào phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.
1.4.4. Trách nhiệm từ thiện
Là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng, …
Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện, đạo đức và trách nhiệm kinh tế, pháp lý là doanh nghiệp hồn tồn tự nguyện. Nếu họ khơng thực hiện CSR đến mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi. Đây là một điểm tương đối khác khi thảo luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo mơ hình kim thự tháp của A.Carroll(1999) so với các lý thuyết khác khi mà hầu hết đều cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là trách nhiệm đạo đức và từ từ thiện của doanh nghiệp.
Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng không những thỏa mãn cả nhu cầu về lý thuyết đại diện trong quản trị cơng ty, mà cịn giải quyết được những hồi nghi về tính trung thực trong các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từ đó, vấn đề vì mình hay vì người khơng cịn được đặt ra nữa, bởi hai mục đích đó là khơng thể tách rời.