Khủng hoảng nợ công ở Ireland

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ công của ireland, hy lạp và vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 86)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Khủng hoảng nợ công ở Ireland

Ireland là một quốc gia nằm tại phía tây bắc châu Âu, chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland. Phía bắc giáp Bắc Ireland (thuộc Vƣơng quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), phía tây và phía nam giáp với Đại Tây Dƣơng và phía đơng giáp với biển Ireland. Đây là một trong những quốc gia có thu nhập cao trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu ngƣời là 50.503,42 USD (WB, 2013) và tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 9,7% (Eurostat, 4/2015).

3.3.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công ở Ireland

3.3.1.1. Tỷ lệ nợ cơng trên GDP của Ireland

Hình 3.9: Nợ chính phủ/GDP của Ireland giai đoạn 2006-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/government-debt-to-

gdp

Năm 2009, tỷ lệ nợ chính phủ/GDP của Ireland vào khoảng 64,4%, thì đến năm 2010 ở mức 87,4% GDP, đến tháng 12 năm 2011, tỷ lệ này vào khoảng 111,2% GDP và đến năm 2014, tỷ lệ này đạt 109,7% GDP. Từ năm 1980 đến năm 2014, nợ chính phủ/GDP trung bình của Ireland là 74,09%,

từng đạt mức cao lịch sử 123,2% năm 2013 và thấp nhất là khoảng 24,80% năm 2006. [Hình 3.9]

3.3.1.2. Tình trạng thâm hụt ngân sách

Trƣớc quý I năm 2008, ngân sách của Chính phủ Ireland ln ở trạng thái thặng dƣ. Tuy nhiên từ thời điểm đó tới nay, tình trạng ngân sách của nƣớc này ngày càng xấu đi, theo báo cáo năm 2011 mức thâm hụt ngân sách đã lên đến con số 32,4% GDP. Ireland là nƣớc có thâm hụt ngân sách cao nhất khu vực Eurozone. Mặc dù kể từ năm 2012 đến nay, con số thâm hụt ngân sách đã giảm, nhƣng vẫn còn ở mức khoảng - 4,1%. [Hình 3.10]

Hình 3.10: Ngân sách Chính phủ Ireland giai đoạn 2006-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/government-budget Suốt 3 năm qua, giá nhà giảm 50-60% khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động. Hệ thống ngân hàng, theo đó bị đặt trƣớc nguy cơ đổ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ cơng tăng cao. Năm 2009, chính phủ quốc hữu hóa Anglo Irish Bank. Trong đề xuất về gói hỗ trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland cịn tiếp tục dùng một phần trong khoản tiền đó để quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nƣớc này là Bank of Ireland và Allied

Irish Bank, tiếp tục bơm tiền để tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng để tăng tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức này.

3.3.1.3. Thâm hụt cán cân vãng lai

Ireland báo cáo thặng dƣ thƣơng mại tƣơng đƣơng với 4.113 triệu EUR vào tháng 9 năm 2011. Xuất khẩu vẫn là động cơ chính cho sự tăng trƣởng của Ireland. Ireland đã đạt đƣợc thặng dƣ thƣơng mại tƣơng đối cao nhất so với GDP của EU. Trong thời kì khủng hoảng nợ cơng hồnh hành, tình hình xuất khẩu của Ireland giảm mạnh, tuy nhiên cán cân thƣơng mại vẫn ở trạng thái thặng dƣ. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến nay, tình hình đã có phần cải thiện do những nỗ lực từ phía Chính phủ nƣớc này. [Hình 3.11] Theo con số thống kê thì Ireland đạt thặng dƣ thƣơng mại tƣơng đƣơng 4.570 triệu EUR in tháng 4/2015. Còn trong giai đoạn 1970-2015, cán cân thƣơng mại đạt trung bình khoảng 1.155,313 triệu EUR, trong đó cao nhất là 4.972,8 triệu EUR vào tháng 8/2012 và thấp nhất là - 294,081 triệu EUR vào tháng 7/1981.

Hình 3.11: Cán cân thƣơng mại của Ireland giai đoạn 2008-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/balance-of-trade Tuy vậy, cán cân vãng lai của Ireland vẫn thâm hụt dài hạn. Cán cân

vãng lai thâm hụt nặng nhất vào quý I năm 2008, ở mức 4.000 triệu EUR. Đến quý I năm 2011 mức thâm hụt đã giảm xuống tƣơng đƣơng với 1.031

triệu EUR. Những chuyển biến xấu trong cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều đã gây nên tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bất chấp cán cân thƣơng mại thặng dƣ. Tuy nhiên, kể từ năm 2012 đến nay, dƣới sự nỗ lực của Chính phủ và tồn thể ngƣời dân Ireland, cán cân vãng lai của Ireland đã thặng dƣ trở lại. [Hình 3.12]

Hình 3.12: Cán cân vãng lai của Ireland giai đoạn 2008-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/balance-of-trade

3.3.1.4. Cơ cấu nợ nước ngoài và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ cơng

Từ năm 2003 đến nay, nợ nƣớc ngồi của Ireland tăng nhanh liên tục, đặc biệt là những năm 2009-2011. Trong đó, năm 2009, 2010 tỉ trọng nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ có phần giảm xuống và bù lại tỉ trọng nợ đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài và nợ trong các lĩnh vực khác tăng lên. Trong cơ cấu nợ của Ireland, nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ ln chiếm tỉ trọng lớn nhất, những khoản nợ này cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2003-2008 do hệ thống ngân hàng của nƣớc này quá dễ dãi trong việc phát hành các khoản cho vay (nhất là trong lĩnh vực bất động sản).15 Khi thị trƣờng bất động sản sụp đổ, các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp

của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của mình, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland. Các ngân hàng của Ireland sẽ “bán” lại các khoản nợ xấu này cho Chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ. Nhƣ vậy, Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này thành tài sản công (nhƣng đang liên tục mất giá) và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổn thất của nó.

Hình 3.13: Nợ nƣớc ngồi của Ireland giai đoạn 2008-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/external-debt

Tuy nhiên, trƣớc sau gì thì cách thức dùng tiền chính phủ để duy trì các tài sản ngày càng xuống giá trong nền kinh tế và bơm vốn để vực dậy khu vực ngân hàng của Ireland cũng sẽ buộc nƣớc này phải liên tục đi vay mƣợn và chấp nhận thâm hụt ngân sách cho đến khi họ khơng cịn khả năng chi trả nữa và phải đến cầu viện nƣớc ngồi. Đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến khủng hoảng nợ cơng của Ireland. Việc để hệ thống ngân hàng sụp đổ sẽ khiến cho nền kinh tế Ireland hoàn toàn bị ngƣng trệ, kéo theo sau đó là hàng loạt các hệ lụy về xã hội. Ngồi ra sau đó nó có thể là qn bài đôminô đầu tiên cho sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng và các chính phủ trong khu

vực EU. Cuối cùng là sự sụp đổ của khu vực Erozone, một điều mà chẳng ai mong muốn xảy ra. Vì vậy Chính phủ Ireland đã phải chấp nhận tình trạng nợ cơng tăng cao bơm tiền để cứu các ngân hàng, sau đó hy vọng các nƣớc EU và IMF sẽ cứu trợ. Chúng ta có thể thấy, nợ nƣớc ngồi của Ireland kể từ 2012 trở về đây đã giảm đáng kể, và đây thật sự là một tín hiệu đáng mừng đối với ngƣời dân Ireland nói riêng và các nƣớc EU nói chung. Mức nợ nƣớc ngồi của Ireland vào khoảng 1.721.604 triệu EUR (quý IV/2014), cao hơn một chút so với con số trung bình khoảng Ireland 1.414.352,78 triệu EUR trong giai đoạn 2002-2014. [Hình 3.13]

3.3.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Ireland

Khác với khủng hoảng nợ của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính cơng yếu kém của nƣớc này với những khoản chi tiêu của chính phủ q lớn và vƣợt kiểm sốt làm cho thâm hụt ngân sách nƣớc này vƣợt trên 13% GDP và tổng nợ chính phủ trên GDP gần 130%. Quản lý nợ công của Ireland tƣơng đối khá hơn với mức nợ chính phủ trên GDP chỉ trên dƣới 90% GDP. Tuy nhiên, mức thâm hụt ngân sách của Ireland gần đây tăng mạnh khơng kém Hy Lạp là do chính phủ nƣớc này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nƣớc. Nhƣ vậy Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu từ khu vực tƣ nhân thành gánh nặng nợ nần của Chính phủ và cuối cùng Chính phủ khơng đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình. Tuy nhiên, tình trạng này đã đƣợc cải thiện và đang có xu hƣớng ngày càng tích cực.

3.3.3. Tác động của khủng hoảng nợ cơng ở Ireland

3.3.3.1. Xếp hạn tín nhiệm bị hạ bậc

Một trong những tác động rõ nét nhất của khủng hoảng nợ cơng lên tình hình tài chính tiền tệ Ireland chính là việc xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc.

Mở đầu là ngày 12 tháng 02 năm 2009, Moody’s hạ bậc tín nhiệm của Ireland từ Aaa xuống Aa3 do chính phủ nƣớc này có động thái đứng ra bảo lãnh cho Anglo Irish bank. Kể từ đó đến nay, xếp hạn tín nhiệm cũng nhƣ bậc định giá sức mạnh tài chính ngân hàng (BFRS) và các chỉ tiêu xếp hạng khác của Ireland đều bị Moody’s và các tổ chức xếp hạng khác hạ bậc.

3.3.3.2. Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng 129 điểm cơ bản trong 12 tháng qua. Từ năm 1991 đến năm 2011, lãi suất trung bình đạt 5,76%/năm, trong giai đoạn kinh tế Ireland tăng trƣởng ổn định lãi suất trái phiếu ở mức thấp, nhất là trong tháng 9 năm 2005 chỉ ở mức 3,06%, nhƣng từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công, lãi suất trái phiếu liên tục tăng và đạt mức cao lịch sử 14,04% vào tháng 7/2011 do Moody’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu dài hạn của Ireland xuống mức bỏ đi. Lãi suất trái phiếu phải tăng để bù đắp rủi ro về khả năng trả nợ của Ireland. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã bắt đầu có xu hƣớng giảm xuống, chỉ đạt khoảng 1,63% (tháng 6/2015). [Hình 3.14]

Hình 3.14: Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland giai đoạn 2011-2015

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/government-bond-

3.3.3.3. Đầu tư trực tiếp FDI giảm nhanh đáng kể

Có thể thấy rõ rằng dịng vốn FDI chảy vào Ireland đã đảo chiều ngoạn mục. Năm 2004, FDI vẫn ở mức rất cao (gần 20 tỷ USD), sang năm 2005 các nhà đầu tƣ đã rút vốn đồng loạt ra khỏi nƣớc này, khiến dòng vốn FDI ở mức gần -30 tỷ USD và tiếp tục giảm sâu hơn trong năm 2006. Lúc này các nhà đầu tƣ đã nhận ra quả bong bóng đang ngày càng phình to ra và mất lịng tin với thị trƣờng Ireland. FDI giảm đã tác động rất xấu lên tình hình kinh tế vốn đang đầy ắp nợ của Ireland. Từ năm 2007 trở đi, dòng vốn FDI vào Ireland mới đƣợc cải thiện, tuy nhiên, mức đầu tƣ vào Ireland không phải lúc nào cũng dƣơng mà có lúc vẫn bị âm. Xét đến quý IV năm 2014 thì FDI vào Ireland chỉ đạt - 69 triệu EUR. [Hình 3.15]

Hình 3.15: Dịng vốn FDI rịng vào Ireland giai đoạn 2005-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/foreign-direct- investment

3.3.3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm

Trong thập niên 1990, Ireland đã có một sự tăng trƣởng thần kì, thu nhập bình qn đầu ngƣời hàng năm tăng từ 3,5% lên mức 6%, ở thời điểm trƣớc khủng hoảng nợ cơng, thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc này khoảng 40 nghìn EUR. Trên thực tế, Ireland đã phát triển thần kì từ điểm xuất

phát thấp, nhƣng có thời điểm tăng trƣởng GDP cịn đạt mức 10%. Đây là một sự tăng trƣởng không bền vững.

Tuy nhiên, vận đỏ của Ireland đã chuyển màu đen. Theo thời gian, mọi chi phí ở Ireland, từ tiền lƣơng tới vật liệu đầu vào cùng tăng. Cùng với đó, nền kinh tế này chuyển từ chỗ phát triển bùng nổ nhờ đầu tƣ nƣớc ngoài và xuất khẩu sang phát triển bong bóng nhờ các giao dịch mua bán nhà đất và các dự án xây dựng.

Hình 3.16: Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Ireland giai đoạn 2008-2014

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/gdp-growth-annual Chính vì thế mà từ năm 2008-2014, tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Ireland ln đạt mức thấp, thậm chí là tăng trƣởng âm trong giai đoạn 2008 đến giữa năm 2010. Kể từ giữa năm 2010 đến nay, kinh tế Ireland đã có xu hƣớng hồi phục, nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhƣ trƣớc khi cuộc khủng hoảng nợ diễn ra. Tốc độ tăng trƣởng GDP chỉ đạt 4,1% vào quý IV/2014. [Hình 3.16]

3.3.3.5. Cắt giảm chi tiêu

Quốc hội Ireland tối ngày 07 tháng 12 năm 2010 đã thơng qua chính sách thắt lƣng buộc bụng năm 2011 trong lúc chuẩn bị nhận viện trợ tài chính

85 tỷ Euro từ EU và IMF. Theo Bộ trƣởng Tài chính Ireland, nƣớc này sẽ tăng thuế với tất cả ngƣời lao động và cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm tiết kiệm khoảng 6 tỷ Euro vào năm 2011.

Ngân sách năm 2011 là ngân sách hạn hẹp nhất trong kế hoạch thắt lƣng buộc bụng 4 năm tới của Ireland nhằm tiết kiệm 15 tỷ bảng Anh, gần 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nƣớc này, nhằm đƣa thâm hụt ngân sách về giới hạn trần 3% GDP của EU vào năm 2014.

3.3.3.6. Lạm phát và thất nghiệp

* Lạm phát

Tính theo chỉ số hài hịa giá tiêu dùng (HICP) của EU, trƣớc năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Ireland là 2,7%, trong khi tỷ lệ trung bình của EU là 1,8%. Tỷ lệ lạm phát đạt mức cao kỉ lục vào khoảng 5,1% năm 2007 và mức thấp kỉ lục vào khoảng -6,56% trong tháng 10/2009. Bong bóng bất động sản làm giá nhà đất tăng, kèm theo đó là sự tăng giá của các chi phí sản xuất khác làm HICP tăng, kết quả là đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao. Và điều ngƣợc lại xảy ra khi bong bóng vỡ. Tỷ lệ lạm phát ở Ireland ở mức 2,8% trong tháng 10 năm 2010 và giảm chỉ cịn -0,3% vào tháng 5/2015. [Hình 3.17]

Hình 3.17: Tỷ lệ lạm phát của Ireland giai đoạn 2007-2015

* Thất nghiệp

Trong thập niên 90, Ireland là một trong những nƣớc có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao nhất thế giới. Năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,9%. Khủng hoảng nợ cơng xảy ra cùng với chính sách thắt lƣng buộc bụng của chính phủ làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở Ireland tăng liên tục kể từ năm 2009 và đến nay vẫn chƣa có xu hƣớng giảm. Theo thống kê năm 2010, Ireland là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao đứng thứ 3 trong OECD và 50% trong tổng số 440.000 ngƣời nhận trợ cấp thất nghiệp là trợ cấp dài hạn. Còn theo báo cáo tháng 9 năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp là 14,3%. Thất nghiệp tăng góp phần làm gia tăng bất ổn xã hội. Bằng chứng là ngày càng có nhiều cuộc biểu tình u cầu chính phủ tăng trợ cấp thất nghiệp và duy trì một số chính sách an sinh xã hội thiết yếu đã bị chính phủ cắt giảm. Tuy nhiên, Chính phủ Ireland cũng đã nỗ lực hết sức để tạo việc làm cho ngƣời dân, bằng chứng là lệ thất nghiệp tại Ireland đã có chiều hƣớng giảm xuống, chỉ còn khoảng 9,8% (tháng 5/2015). [Hình 3.18]

Hình 3.18: Tỷ lệ thất nghiệp của Ireland giai đoạn 2008-2014

Chƣơng 4: NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở HY LẠP, IRELAND 4.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với Việt

Nam từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ireland

4.1.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam

4.1.1.1. Nợ công Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua và tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phƣơng. Nghị quyết số 10/2013/QH13 của Quốc hội quy định đến năm 2015 nợ cơng khơng q 65% GDP, nợ Chính phủ khơng q 50% GDP, nợ nƣớc ngồi của quốc gia không quá 50% GDP. Chiến lƣợc nợ cơng và nợ nƣớc ngồi của quốc gia giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ công của ireland, hy lạp và vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w