CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thống kê mô tả và kết quả khảo sát
3.2.2. Kết quả thống kê mô tả đối tượng khảo sát
Với 250 mẫu được phát đi, kết quả thu về được 227 mẫu trả lời, trong 227 phiếu trả lời có 213 phiếu đạt yêu cầu, 14 phiếu trả lời ghi thiếu thơng tin tại nhiều
câu hỏi vì vậy bị loại ra khỏi phần phân tích dữ liệu. Với cỡ mẫu 250, thu về 213 mẫu, đạt tỉ lệ 85.20%, đạt yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu có thể phân tích. Kết quả thống kê mô tả đối tượng khảo sát như sau:
Tổng cộng
Phân loại quốc tịch du khách
Hình thức/phƣơng tiện tiếp cận
(Nguồn: Tác giả thống kê) 3.2.2.1. Về đặc đi m gi i tính. Nam Nữ 48% 52% Biểu đồ 3.1 Giới tính Nguồn: Tác giả tổng hợp 45
Bảng trên trình bày kết quả thống kê mẫu theo giới tính. Kết quả cho thấy trong tổng số 213 phiếu khảo sát hợp lệ, có 103 du khách là nam, chiếm 48.36% và
110nữ, chiếm 51.64%. Điều phiếu khảo này phù hợp với thực tế về nhu cầu giải trí, tham quan khu phố đi bộ khơng phân biệt giới tính.
3.2.2.2. Độ tuổi
4% Độ tuổi
20%
Biểu đồ 3.2 Độ tuổi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả trên cho thấy, mẫu nghiên cứu phần lớn là những du khách từ 18 đến 30tuổi . Điều này, về cơ bản làm phù hợp vì trên thực tế vì nhu cầu vui chơi, giải trí của giới trẻ hiện nay ngày một tăng. Mặt khác, để tăng t nh khách quan của nghiên cứu, các phỏng vấn viên sẽ hạn chế lựa chọn đối tượng phỏng vấn là trẻ em và người già vì thế tỉ lệ độ tuổi của nghiên cứu trên là khá phù hợp.
3.2.2.3. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
21%
37%
Kết quả trên cho thấy mẫu nghiên cứu gồm những du khách được phân loại trong 04 đối tượng: quản lý, nhân viên ,không đi làm và nghề tự do. Trong đó, có 02 đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất là nhân viên: 37.09% và không đi làm chiếm tỉ lệ 27.23%. Tương đương với lượng du khách thường xuyên đến khu phố đi bộ được phỏng vấn, các đối tượng khơng đi làm có thể kể đến là: học sinh, sinh viên, người già đã nghỉ hưu. Người đã đi làm có thể kể đến là các du khách là nhân viên, quản lý trong các doanh nghiệp và những người làm nghề tự do. Phù hợp với thống kê về độ tuổi phần trên.
3.2.2.4. Trình độ h c vấn:
Phổ thơng Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học 37.09 21.6 17.84 13.61 9.86 Trình độ học vấn Biểu đồ 3.4 Trình độ học vấn Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhìn vào biểu đồ 3.4 có thể thấy, đa số du khách có trình độ học vấn từ đại học trở lên: người có trình độ phổ thơng chiếm 21.6%; trình độ trung cấp chiếm 9.86% tương ứng với 21 người, cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 17.84% và 37.09%. Trình độ trên đại học chiếm 13.61% có 29 người.
3.2.2.5. Thu nhập
Biểu đồ 3.5 Thu nhập
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả cho thấy, có 8.92% du khách có thu nhập dưới 3 triệu/tháng chiếm tỷ lệ khơng nhiều: những đối tượng này có thể là các em học sinh, sinh viên hoặc sống nhờ lương hưu nên thu nhập hàng tháng của nhừng người này cịn khá thấp. Những người có thu nhập từ 3-5 triệu và 5-9 triệu chiếm lần lượt 15,02% và 19,25% tương ứng với mức thu nhập phổ biến của người dân Việt Nam hiện nay (2215 USD/năm) (Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê 2016). Mức thu nhập từ 9 triệu -<15 triệu và trên 15 triệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,19% và 36,62%. Tỷ lệ trên được đánh giá là khá hợp lý, giải thích cho mức thu nhập của những du khách nước ngoài và tầng lớp thu nhập khá của người dân Hà Nội.
3.2.2.6. Thống kê du khách trong và ngoài nư c khi đến phố đi bộ Hà Nội
Nước ngoài, Trong 48.83 nước, 51.17 Biểu đồ 3.6 Quốc tịch Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong 213 phiếu khảo sát hợp lệ có 109 phiếu chiếm tỷ lệ 51,17% là của du khách trong nước và 104 phiếu là của du khách nước ngoài chiếm tỷ lệ 48,83%. Kết quả khảo sát trên hợp với mong muốn đánh giá đầy đủ sự hài lịng của cả du khách trong và ngồi nước đối với phố đi bộ Hà Nội.
11% 37% 18%
34%
Biểu đồ 3.7 Quốc tịch nƣớc ngoài
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong 104 phiếu phỏng vấn thu được từ du khách nước ngồi cho thấy có 33 du khách là người Châu Á chiếm 31,73%, 37 người là du khách đến từ Châu Âu chiếm 35,58%, 20 người đến từ Châu Mỹ và 14 người đến từ các Châu lục khác.
3.2.2.7. Hình thức/ phương tiện tiếp cận:
Khác 3.08
Gia đình, người thân 48.52
ạn bè 52.07
Thơng tin từ các lữ đồn du lịch 11.83
Tivi 28.4
Báo chí 32.54
Internet 64.5
Biểu đồ 3.8 Hình thức/phƣơng tiện tiếp cận
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả cho thấy có rất nhiều phương tiện tiếp cận để du khách biết đến phố đi bộ Hà Nội. Theo kết quả thu được thì du khách tiếp cận thơng tin nhiều nhất thông qua intenet chiếm 64.50%, tiếp đến là qua bạn bè, gia đình, người thân với tỉ 49
lệ tương ứng là 52.07% và 48.52%. Ti vi và báo ch là phương tiện được du khách tiếp cận khá cao với tỉ lệ lần lượt là 28.40%, 32,54%, qua các phương tiện khác là 3,08%. Vì câu hỏi này du khách có thể đánh nhiều ý kiến nên tỷ lệ vượt quá 100%.
3.2.2.8. Đánh giá của du khách về phố đi bộ qua câu hỏi mở
Qua thống kê từ các phiếu khát sát thu về, tác giả ghi nhận những đánh giá của du khách trong và và ngoài nước về phố đi bộ khi đến nơi đây.
Điều khiến bạn cảm thấy hài lòng nhất khi đến Phố đi bộ Hà Nội - Đối với các du khách trong nước:
Đa số các du khách cảm thấy hài lịng vì được đi bộ với bầu khơng khí trong lành, thống đãng bởi tại đây có nhiều cây xanh, các món ăn đặc trưng của Hà Nội như kem Tràng Tiền, kem Thủy Tạ, nộm bò khơ…Các trị chơi dân gian hay các hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra thường xuyên tại khu phố cũng được các du khách trong nước yêu th ch và hưởng ứng. Phố đi bộ trong mắt các du khách đã đến đây được đánh giá là không gian vui chơi phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi sự nhộn nhịp và đông vui.
- Đối với các du khách nước ngoài:
Phố đi bộ Hà Nội được người nước ngoài đánh giá cao về sự náo nhiệt và thân thiện khi đặt chân đến. Các du khách nước ngoài cảm thấy người dân tại nơi đây khá thân thiện và cởi mở.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật như ca hát, vẽ tranh, các trò chơi dân gian tại khu phố nhận được nhiều sự ủng hộ và thích thú của du khách nước ngồi.
Du khách nước ngoài cũng cho thấy họ bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của hồ gươm, kiến trúc cổ kính của khu phố cổ và sự trong lành của bầu không kh khi đến đây.
Điều khiến bạn cảm thấy khơng hài lịng nhất khi đến Phố đi bộ Hà Nội. - Đối với các du khách trong nước:
Các phiếu phỏng vấn thu về đa phần nhận được sự phản hồi về sự quá tải của phố đi bộ vào dịp cuối tuần, cùng chỗ gửi xe khá phức tạp và bất tiện cũng là một trong những vấn đề khiến du khách cảm thấy khơng hài lịng. Nhiều ý kiến phàn
nàn về việc dắt và thả thú cưng khi đến phố đi bộ mà không rọ mõm. Hay hiện tượng du khách xả rác bừa bãi và máy bán hàng tự động còn hạn chế, hay lo ngại về các dịch vụ cho thuê xe gây mất an toàn trong khu phố cũng là những phản ánh chưa t ch cực của du khách khi đến phố đi bộ.
- Đối với các du khách nước ngoài:
Các du khách nước ngồi cảm thấy khơng hài lịng cho lắm vì vẫn cịn hiện tượng xả rác bừa bãi và mất vệ sinh tại khu phố đi bộ. Họ cho rằng cảm thấy khá khó khăn trong việc tìm kiếm nhà vệ sinh cơng cộng cũng như chất lượng của nhà vệ sinh công cộng khá tệ khi họ đến đây. Những người bán hàng rong và các bạn trẻ thường xuyên bắt chuyện đột ngột đôi khi khiến họ cảm thấy khá phiền toái. Việc cho thuê các xe tự lái dành cho trẻ em cũng khiến các du khách cảm thấy khơng an tồn khi tham quan khu phố. Một số khu vực được tổ chưc vui chơi như đá cầu, nhảy dây khiến họ cảm thấy khá nguy hiểm.
Ý kiến đóng góp để phát triển phố đi bộ Hà Nội.
Từ các phiếu khảo sát được ghi nhận, sau đây là những ý kiến đóng góp của du khách trong và ngoài nước mà tác giả tổng hợp lại:
Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, đặc biệt là các trị chơi dân gian. Quy hoạch có bài bản các chương trình văn hóa, nghệ thuật có quy mô tốt hơn nhằm thu hút thêm nhiều du khách đến với phố đi bộ.
Bổ sung thêm các Hub dừng chân và ghế đá.
Quản lý chặt chẽ dịch vụ cho th xe mơ hình để đảm bảo an toàn cho du khách tham quan tại phố đi bộ. Quy định khu vực dành riêng cho việc sử dụng xe thuê.
Tuyên truyền các thông điệp bảo vệ môi trường, để du khách có ý thức hơn khi đến phố đi bộ.
Bổ sung thêm nhiều nhà WC công cộng, đồng thời đảm bảo chất lượng vệ sinh của các nhà WC này.
Các nhà quản lý cần quản lý chất lượng đồ ăn tại khu phố đi bộ chặt chẽ 51
hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để du khách yên tâm hơn khi thưởng thức các món ăn đường phố đặc trưng của Hà Nội.
Có khu vực dành riêng cho thú ni, thú nuôi khi mang đến khu phố đi bộ cần có người dắt đi kèm và rọ mõm.
Thắt chặt hơn nữa nạn bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch. Phát triển thêm nhiều điểm gửi xe công cộng giá rẻ xung quanh phố đi bộ hơn nữa. Dẹp bỏ các hộ trông xe tự phát, chặt chém du khách khi đến phố đi bộ.
Trên đây, là những ý kiến đóng góp quý báu mà tác giả thu thập được từ những du khách đã đến tham quan tại khu phố đi bộ. Những ghi nhận trên là nguồn tài nguyên quý giá, giúp tác giả nói riêng và các cấp quản lý nói chung có được những đánh giá khách quan nhất, từ đó có thể đưa ra hướng quản lý và phát triển du lịch tốt hơn cho phố đi bộ Hà Nội trong thời gian tới.