CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp vụ
3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Thứ nhất, mức độ hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực
chuyên môn, chuyên ngành của một số cán bộ cấp vụ chƣa cao dẫn đến tiến độ giải quyết cơng việc cịn chậm, chƣa bảo đảm tính khách quan, khoa học.
Trong hoạt động thanh tra, mức độ hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý phản ánh ở việc ban hành kết luận thanh tra có đúng thời hạn khơng, kết luận thanh tra có bảo đảm sự chính xác, khách quan, đúng pháp luật khơng; đối tƣợng thanh tra có “tâm phục khẩu phục” khơng. Trên thực tế, tình trạng vi phạm thời hạn ban hành kết luận thanh tra diễn ra khá phổ biến ở Thanh tra Chính phủ, khơng ít cuộc thanh tra cịn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra19, cá biệt có một số cuộc thanh tra sau hơn một năm mới ban hành kết luận thanh tra, nhƣ cuộc thanh tra về đất đai tại tỉnh Hà Tĩnh (2013-2014), thanh tra vốn tại Khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc (2013-2014), thanh tra về đất đai tại tỉnh An Giang (2013- 2014), Thanh tra tại EVN (2012-2013)... Việc chậm ban hành kết luận thanh tra dẫn đến tính hiệu lực của kết luận không cao; việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra gặp khó khăn do đối tƣợng thanh tra đã giải thể, khơng có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính; cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện kết luận đã chuyển công tác, đã nghỉ hƣu hoặc lên chức cao hơn. Một số dự thảo kết luận thanh tra đã đƣợc đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định, góp ý hồn thiện nhiều lần do những đánh
giá, nhận định chƣa bảo đảm tính khách quan, chƣa đủ cơ sở pháp lý để kết luận theo hƣớng của Đoàn thanh tra. Trong một số trƣờng hợp, đối tƣợng thanh tra có những phản ứng, khơng đồng tình với kết luận thanh tra.
Nguyên nhân một phần là các cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện có độ khó, phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều bộ, ngành và địa phƣơng. Nhƣng về cơ bản, nguyên nhân chủ yếu là do năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của một số Trƣởng đồn thanh tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Theo quy định của pháp luật thanh tra, thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra do Ngƣời ra quyết định thanh tra thực hiện, nhƣng rất nhiều cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì lại thực hiện việc xin ý kiến góp ý của các bộ, ngành vào nội dung của dự thảo kết luận thanh tra, xin ý kiến của Thủ tƣớng Chính phủ trƣớc khi ban hành kết luận thanh tra (pháp luật không bắt buộc phải thực hiện). Điều này thể hiện rõ nhất bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cấp vụ (Trƣởng đoàn thanh tra) chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.
- Thứ hai, cịn tình trạng chƣa chủ động tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo
Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực cơng tác đƣợc phân công, nhất là những vụ việc tiêu cực đã đƣợc báo chí phản ánh, dƣ luận xã hội quan tâm.
Trong cơng tác quản lý nhà nƣớc, tính chủ động đƣợc thể hiện ở việc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có nhiều bất cập, khơng phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này trong một số trƣờng hợp còn thể hiện sự thiếu chủ động của các đơn vị tham mƣu xây dựng thể chế, chính sách. Có những văn bản, quy định bất cập, gây khó khăn trong q trình thực hiện phải do các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ..,) chỉ đạo mới đƣợc đƣa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung.
Trong hoạt động thanh tra, tính chủ động thể hiện ở việc thơng qua cơng tác nắm tình hình, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng phản ánh các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, cơ quan Thanh tra Chính phủ phải chủ động tham mƣu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ thành lập các Đoàn thanh tra đột xuất để tiến hành thanh tra nhằm trả lời cho dƣ luận những
thơng tin, phản ánh đó có chính xác hay khơng. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, việc Thanh tra Chính phủ chủ động ra quyết định thành lập các Đoàn thanh tra đột xuất để thanh tra khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Thanh tra 2010 là khơng nhiều, chủ yếu các Đồn thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ.
Ngun nhân của tình trạng nêu trên xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ đối với cơng việc; các cơng việc khó, phức tạp, nhạy cảm mặc dù trong lĩnh vực của mình phụ trách nhƣng có tâm lý ngại va chạm, không dám đề xuất và chịu trách nhiệm cá nhân. Nhƣng cũng có nguyên nhân khác là do những vụ việc phức tạp, đƣợc dƣ luận quan tâm khi tổ chức các Đoàn thanh tra sẽ chịu áp lực rất lớn từ dƣ luận, từ các cấp quản lý, trong khi đó những “lợi ích” thu đƣợc thì khơng nhiều nên cán bộ có thẩm quyền chƣa chủ động tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo cơ quan tổ chức các Đoàn thanh tra theo thẩm quyền.
- Thứ ba, một số cán bộ cấp vụ có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ
quan, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật.
Việc vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan nhƣ: vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin; vi phạm thời giờ làm việc, mặc trang phục ngành; vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo; vi phạm nội quy, quy chế hoạt động Đoàn thanh tra... vẫn diễn ra tại cơ quan Thanh tra Chính phủ, trong đó công chức lãnh đạo cấp vụ.
Về vi phạm pháp luật, năm 2014 Thanh tra Chính phủ đã xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với 01 lãnh đạo cấp vụ vi phạm việc sinh con thứ ba; năm 2016 xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với 01 cán bộ cấp vụ đã vi phạm các nguyên tắc trong quản lý tài chính. Năm 2012, ơng C.K.C (cơng chức lãnh đạo cấp vụ thuộc Thanh tra Chính phủ) đã có hành vi chống ngƣời thi hành công vụ khi tham gia giao thơng (đã bị Tịa án tun phạt án tù treo), Thanh tra Chính phủ đã cắt chức lãnh đạo cấp vụ.
Bên cạnh đó, thơng qua các đợt kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TW4 khóa XI về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ban Cán sự, Đảng ủy Thanh tra Chính phủ
đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, khuyết điểm của cán bộ cấp vụ, đặc biệt là trong công tác bổ nhiệm cán bộ; trong việc quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị; trong công tác quản lý, điều hành nhiệm vụ chun mơn (trong đó nhấn mạnh đến một số đơn vị chậm đổi mới, đề xuất, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, thiếu vai trị gƣơng mẫu của cơng chức lãnh đạo cấp vụ).
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là việc một số trƣờng hợp đƣợc bổ nhiệm cán bộ cấp vụ chƣa bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, bổ nhiệm thừa lãnh đạo cấp vụ tại một số đơn vị (đã đƣợc Bộ Nội vụ và các cấp có thẩm quyền chỉ ra trong thời gian qua); một số cán bộ thiếu gƣơng mẫu, thiếu tu dƣỡng, rèn luyện; tình trạng cục bộ, kèn cựa địa vị, đố kỵ diễn ra tại một số đơn vị có chức năng thanh tra. Mặt khác, do tính chất hoạt động thanh tra tại Thanh tra Chính phủ có đặc thù riêng. Theo đó, cán bộ cấp vụ khi tham gia Đoàn thanh tra tƣơng đối độc lập với Vụ trƣởng, Cục trƣởng nơi mình cơng tác (hoạt động của Đồn thanh tra có tính chất độc lập với hoạt động quản lý hành chính) nên việc quản lý cán bộ tại nơi tiến hành thanh tra; chế độ thông tin, báo cáo công việc; việc giáo dục đạo đức công vụ, bồi dƣỡng chun mơn, nghiệp vụ... có sự khác biệt với các cơ quan hành chính đơn thuần. Việc độc lập trong hoạt động thanh tra cũng dẫn đến độc lập trong suy nghĩ, hành động và tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, cơng chức. Đây là tác động có tính chất tiêu cực đối với việc tuân thủ nội quy, quy chế và pháp luật của cán bộ thanh tra nói chung và cán bộ cấp vụ của Thanh tra Chính phủ nói riêng nếu cán bộ khơng chịu tu dƣỡng, rèn luyện.
- Thứ tư, một số cán bộ cấp vụ còn thiếu những kỹ năng cơ bản trong chỉ đạo,
điều hành, quy tụ cán bộ dẫn đến tình trạng mất đồn kết nội bộ.
Trong thời gian qua, tình trạng mất đồn kết nội bộ xảy ra ở một số đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, nhất là tại các đơn vị thanh tra. Trên thực tế, mỗi Đồn thanh tra do Thanh tra Chính phủ thành lập thƣờng giao cho cán bộ cấp vụ làm Trƣởng đoàn thanh tra, các Trƣởng đoàn thanh lại lựa chọn thành viên Đồn thanh tra dựa vào ê kíp làm việc của mình, dựa vào mối quan hệ cá nhân mà chƣa tính đến trình độ, năng lực của từng vị trí dẫn đến sự cục bộ, bè phái trong đơn vị. Trong khi
đó, việc tham gia các Đồn thanh tra mang lại những “lợi ích” nhất định về kinh tế, quan hệ cơng việc nên nếu cán bộ cấp vụ (đặc biệt là Vụ trƣởng) phân công công việc không đều, không dựa trên những nguyên tắc của công tác quản lý sẽ dẫn đến sự mất đồn kết trong đơn vị. Trong q trình tiến hành thanh tra, vẫn cịn có hiện tƣợng các thành viên Đồn thanh tra khơng tn theo sự chỉ đạo, điều hành của Trƣởng đoàn, thanh tra vƣợt quá phạm vi hoặc không tuân thủ theo kế hoạch thanh tra đã phê duyệt; có những Đồn thanh tra cịn có ý kiến, quan điểm khác với Ngƣời ra quyết định thanh tra khi ban hành kết luận thanh tra.
Mặt khác, quá trình phân cơng cơng việc trong Đồn thanh tra cũng chƣa hợp lý, có những cán bộ giữ ngạch thanh tra cao hơn, có nghiệp vụ giỏi hơn lại khơng đƣợc bố trí vai trị chủ chốt trong Đồn (Phó trƣởng đồn, Tổ trƣởng), mà việc phân cơng giữa các vị trí này lại dựa trên chức vụ lãnh đạo, quản lý (Trƣởng phịng, Phó trƣởng phịng) nên nhiều cán bộ có nghiệp vụ thanh tra giỏi (nhƣng không là cán bộ quản lý) không phục sự chỉ đạo, điều hành của cán bộ trong Đoàn thanh tra, ảnh hƣởng đến hiệu quả cơng việc.
Ngun nhân của tình trạng này là do cán bộ cấp vụ thiếu những kỹ năng trong chỉ đạo, điều hành, không thƣờng xuyên sâu sát nắm tình hình trong quá trình tiến hành thanh tra nên nhiều khi chỉ nghe một số thành viên Đoàn thanh tra báo cáo riêng mà không nghe theo ý kiến của tập thể Đồn; có những Trƣởng đồn thanh tra khơng trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến khi kết thúc thanh tra không kết luận đƣợc hoặc kết luận thanh tra khơng bảo đảm sự khách quan, chính xác.
Bên cạnh đó, trong cách thiết kế bộ máy tổ chức của các vụ, cục thanh tra có các phịng chức năng, việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phịng khơng dựa trên các tiêu chuẩn về ngạch thanh tra (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính) mà dựa trên những tiêu chuẩn, điều kiện khác dẫn đến cán bộ đƣợc bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng giữ ngạch Thanh tra viên, nhƣng lại đƣợc cơ cấu làm Phó đồn thanh tra, chỉ đạo công tác đối với cán bộ giữ ngạch Thanh tra viên chính là thành viên Đồn
thanh tra. Điều này dẫn đến tình trạng khơng phục của những cán bộ tham gia Đoàn thanh tra.
- Thứ năm, một số cán bộ cấp vụ thiếu các kỹ năng chủ trì, tổ chức xây dựng
các đề án, văn bản quy phạm pháp luật.
Tại Thanh tra Chính phủ, bên cạnh các vụ, đơn vị có trách nhiệm chính trong việc xây dựng các đề án, văn bản quy phạm pháp luật (Vụ Pháp chế, Cục Chống tham nhũng, Vụ Tổ chức cán bộ, Viện Khoa học Thanh tra...), thì các đơn vị nghiệp vụ có chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đƣợc giao chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (các Thơng tƣ hƣớng dẫn nghiệp vụ). Vì các đơn vị này nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực cơng tác của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật giao cho các đơn vị này chủ trì đều chậm tiến độ (nhƣ Thơng tƣ liên tịch về phong tỏa tài khoản của đối tƣợng thanh tra; Thông tƣ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra...), thậm chí có văn bản cịn khơng ban hành đƣợc sau 2 năm chủ trì xây dựng, phải chuyển cho các đơn vị khác chủ trì (Thơng tƣ quy định quy trình giải quyết khiếu nại do Cục II chủ trì phải chuyển cho Viện Khoa học Thanh tra thực hiện). Có những văn bản pháp luật do các vụ, cục, đơn vị thanh tra chủ trì chỉ mang tính chất khái quát, đánh giá thực tiễn mà không thể hiện đƣợc dƣới dạng các quy phạm pháp luật do thiếu những kỹ năng cơ bản trong xây dựng văn bản pháp luật.
Nguyên nhân của tình trạng này trƣớc hết do yếu tố khách quan. Với đặc thù của cơ quan Thanh tra Chính phủ là thực hiện 2 chức năng: quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực công tác và tiến hành thanh tra theo quy định pháp luật. Thực tế, với những vụ việc thực tế phát sinh, nhất là trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo nên công chức lãnh đạo cấp vụ tại các đơn vị này phải thƣờng xuyên tham gia các Đoàn thanh tra, Tổ công tác để giải quyết các vụ việc phát sinh từ thực tiễn, trong đó, có nhiều vụ việc phát sinh đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao địi hỏi thời gian hồn thành gấp. Chính vì vậy, họ khơng có nhiều thời gian để chủ trì, chỉ đạo việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc giao dẫn tới việc chậm tiến độ.
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ