1.2.4.1 Khái niệm:
Theo TCVN ISO 9001, 1996: nâng cao chất lượng dịch vụ là những hoạt động được tiến hành trong toàn tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động và q trình để thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó.
Theo Jackson, 2002; Middlehurst, 1997: nâng cao chất lượng là tiến trình thay đổi tồn diện và lâu dài, bao gồm cả thay đổi về dạy và học. Cụ thể nó có tác động trực tiếp tới việc chuẩn chất lượng được nâng lên, kiến thức học sinh được gia tăng và những đổi mới được tiến hành áp dụng.
Deming (Houston, 2008) thì lại cho rằng, việc tìm ra điểm yếu của tổ chức và khắc phục nó là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng.
Cơ quan đảm bảo chất lượng QAA của Anh đã định nghĩa nâng cao chất lượng là ‘tiến trình thực thi một cách thận trọng các bước ở cấp độ trường học nhằm nâng cao chất lượng của cơ hội học tập’ (QAA, 2006 p.16, in Becket & Brookes 2008).
Như vậy nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục của trường là những hoạt động được tiến hành trong toàn trường, nhằm khắc phục những nhược điểm và duy trì, hoặc làm tốt hơn nữa những ưu điểm đã có; áp dụng những đổi mới trong dạy và học để thay đổi chất lượng toàn diện theo định hướng phát triển lâu dài.
1.2.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục
Xã hội luôn phát triển và đổi mới từng ngày, nhu cầu về giáo dục và -
đào tạo cũng khơng ngừng phát triển vì vậy chất lượng dịch vụ giáo dục và đào tạo cũng cần phải liên tục được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
- Theo kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam liên tục rớt hạng qua các năm, từ hạng thứ
9/142 nước vào năm 2010, đã tụt xuống hạng 65 ở năm 2011. Trong các 5
nước ASEAN, Việt Nam chỉ xếp trên Philippin, Mianma, Lào và Campuchia (2 nước chưa xếp hạng). Các yếu tố giáo dục như Y tế và giáo dục phổ thông xếp hạng thứ 84, chất lượng quản lý trường xếp hạng thứ 120, chất lượng của hệ thống giáo dục xếp hạng 120, phổ cập giáo dục phổ thông xếp hạng 103 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở xếp hạng 100. Đứng trước thực trạng trên, việc nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết.
- Quan niệm trong ngành giáo dục những năm gần đây đang có những chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường, khái niệm học sinh là khách hàng, và quan niệm ngành giáo dục là một ngành dịch vụ có lợi nhuận xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi sự tăng trưởng về mức độ đầu tư của nhà nước cho giáo dục, không tương xứng với sự tăng trưởng nhanh về quy mơ, chất lượng và mơ hình tổ chức giáo dục thì bài tốn về quy mơ và chất lượng giáo dục cần phải có lời giải để đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho xã hội.
1.2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục
Với đặc điểm là một ngành dịch vụ, có rất nhiều nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục tuy nhiên chúng có thể được chia thành hai nhóm nhân tố chính là nhân tố bên ngoài và bên trong nhà trường.
- Các nhân tố bên ngồi bao gồm:
Cơ chế chính sách của nhà nước đối với ngành giáo dục- đào tạo
+ + + +
Yêu cầu của người học Xu thế quốc tế hóa giáo dục Trình độ đầu vào của học sinh - Các nhân tố bên trong:
+ + + + +
Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên trong trường Chương trình đào tạo
Nguồn lực tài chính của trường Cơ chế, chính sách của trường Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Kết luận chương I
Dịch vụ giáo dục và đào tạo tuy thường được nhắc tới trong những năm gần đây, song vẫn còn là một đề tài khá mới mẻ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện của các trường tư thục, các trường quốc tế, trường song ngữ, trường chất lượng cao, đã khiến sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ giáo dục đào tạo ngày càng tăng lên. Một trong những biện pháp cạnh tranh tốt nhất đó chính là khẳng định và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục mà đơn vị đó cung cấp.
Trường PTLC Wellspring, một trường phổ thông song ngữ liên cấp luôn xác định rõ chất lượng là mối ưu tiên hàng đầu trong hoạt động giáo dục đào tạo tại trường. Việc nâng cao chất lượng, hay việc tìm ra những điểm mạnh để duy trì, điểm yếu để tìm giải pháp khắc phục luôn luôn được chú trọng. Vậy thực trạng chất lượng dịch vụ giáo dục của nhà trường ra sao? Các chương sau sẽ giúp giải đáp câu hỏi này.