3.4 Một số kiến nghị
3.4.1 Đối với Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do ngày nay khơng tránh khỏi những thiếu thiếu xót trong khâu quản lý kinh tế và sự cạnh tranh không lành mạnh. Do đó tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Nhà nước cần co một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành sữa. Đầu tư mở rộng sản xuất đối với các nhà máy hiện có và đầu tư xây dựng các nhà máy mới. Củng cố hiện đại hóa các cơ sở chăn ni bị sữa. Nhà nước có quy hoạch, phát triển nguồn lực xây dựng và phát triển các nguồn nguyện liệu. Nhập giống bò sữa cho năng suất cao và lai tại giống, nhân giống để phát triển đàn bò sữa.
Về thị trường, yêu cầu các doanh nghiệp đăng kí mẫu mã, chất lượng sản phẩm theo qui định. Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích của sữa với sức khỏe của mình. Phối hợp với các ban ngành tổ chức thanh tra thường xuyên các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hàng hóa giả, nhập
lậu gây thiệt hại cho nhà sản xuât chân chính và người tiêu dùng. Tổ chức kiểm tra rà soát, hiệu chỉnh, bổ sung các văn bản quy định về quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến ngành sữa. Nghiên cứu các tiêu chuẩn về sữa, tiêu chuẩn được phép hành nghề sản xuất, kinh doanh sữa. Kiểm tra lại các cơ sở hành nghề xem có giấy phép hành nghề hay không, cơ sở đăng ký sản xuất phải có đăng ký chất lượng sản phẩm. Gắn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao cấp giấy phép đăng ký hành nghề với nhiệm vụ kiểm tra thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn , chất lượng đã đăng ký. Kiên quyết rút giấy phép hành nghề với các cơ sở không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn về sinh thực phẩm.
Về phát triển vùng chăn ni bị sữa: Tạo quĩ hỗ trợ phát triển nguồn ngun liệu. Có chính sách cơ chế gắn với chế biến và tiêu thụ sữa với việc phát triển nguồn nguyên liệu sữa trong nước. Có các biện pháp cụ thể về kỹ thuật, tổ chức thu gom bảo quản sữa, hỗ trợ sản xuất cho người nông dân và cọi sản phẩm sữa là ngun liệu hàng đầu.
Có những chính sách huy động nguồn vốn hỗ trợ một phần cho người chăn nuôi. Huy động tối đa nguồn vốn trong xã hội như các chương trình của Nhà nước, các quĩ tài trợ của nước ngồi...
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư. Đầu tư có trọng điểm cho các vùng chăn ni bị sữa phát triển như cho vay, bảo hiểm cho nơng dân chăn ni bị sữa.
Khuyến khích cho phát triển một số ngành công nghiệp bổ trợ, như ngành sản xuất bao bì. Kích thích đầu tư phát triển ngành này sẽ tăng tính tự chủ, giảm chi phí của sản phẩm công nghiệp sữa trong nước.
Tổ chức định kỳ các buổi khám thú y, tiêm phòng cho bò. Đào tạo các cán bộ chăn nuôi, thú y, kiểm nghiệm sữa...
Các chính sách, nghị định do Nhà nước ban hanh cần phải ổn định, không thường xuyên thay đổi để tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh.
Cải thiện các thủ tục hải quan và thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu. Tổ chức các hội chợ hàng sản xuất tại Việt Nam để các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình
Để khuyến khích phát triển ngành sữa, cần có những chính sách ưu đãi về thuế với các xí nghiệp mới đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng câp. Giảm thuế nhập các máy móc, cơng nghệ chế biến và sản xuất sữa nhằm đổi mới máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, hạ giá thành.