Đặc điểm sinh học

Một phần của tài liệu kst - giunmoc (Trang 33 - 39)

- Phương pháp miễn dịch học được áp dụng trong điều tra dịch tễ học hàng loạt.

1. đặc điểm sinh học

Giun cái trưởng thành sống KS trong thành ruột (đoạn tá tràng. Giun cái đẻ trứng, khoảng 50 - 70 trứng/ngày). Trứng nở ngay ra ấu trùng trong thành ruột, ấu trùng chui ra lòng ruột, theo phân ra ngoại cảnh. ở ngoại cảnh, ấu trùng lột xác, phát triển từ ấu trùng có thực quản hình củ (khơng có khả

năng lây nhiễm) thành ấu trùng có thực quản hình sợi (có khả năng lây nhiễm).

Từ ngoại cảnh ấu trùng có thực quản hình sợi chui qua da vật chủ, theo đường tĩnh mạch về tim qua phổi, phát triển ở phổi, phân giới đực, cái, thụ tinh ở phổi rồi lên khí quản, hầu, giun đực bị tống ra ngồi khi bệnh nhân ho, hoặc cũng có thể bị nuốt xuống thực quản rồi xuống ruột, nhưng bị chết không sống KS.

Giun cái rơi vào thực quản, xuống ruột, kí sinh trong thành ruột, sinh sản tiếp tục chu kì sinh học.

Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành, sinh sản, khoảng 20 - 30 ngày, cần hai lần lột vỏ. Giun cái kí sinh có thể sống 10 - 13 năm.

ấu trùng giun lươn từ vịng đời kí sinh theo phân ra ngoại cảnh lột vỏ một lần, phát triển thành giun đực, giun cái trưởng thành, sống tự do (ăn vi khuẩn và các chất hữu cơ trong đất).

Giun đực và giun cái sống tự do, giao phối rồi đẻ trứng, sau vài giờ trứng nở ra ấu trùng.

Nếu gặp điều kiện thụân lợi, ấu trùng cần nhiệt độ từ 28 - 34oC, pH trung tính, đủ độ ẩm, có nguồn thức ăn phong phú, ấu trùng phát triển qua ba lần lột vỏ, sau vài ngày thành giun trưỏng thành, lại sinh sản tiếp tục vịng đời tự do.

Nếu gặp điều kiện khơng thuận lợi, ấu trùng phát triển thành ấu trùng có thực quản hình sợi ở mơi trừơng tự do lại chui qua da, niêm mạc vật chủ chuyển sang vịng đời kí sinh.

Rất hay gặp trong các trường hợp sau:

+ Khi bệnh nhân bị táo bón: ấu trùng có thực quản hình củ tồn tại lâu ở cuối đại tràng, phát triển thành ấu trùng có thực quản hình sợi. ấu trùng này chui qua ruột vào tuần hoàn, di cư như khi chui qua da vật chủ, phát triển thành giun trưởng thành.

+ Một số ấu trùng có thực quản hình trụ theo phân tới hậu mơn chui ngay qua da, niêm mạc vùng hậu môn, đáy chậu

vào vịng tuần hồn, tiếp tục chu du trong cơ thể và phát triển thành giun trưởng thành.

Một phần của tài liệu kst - giunmoc (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)