Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

2.1. Tổng quan về hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội

2.1.2. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Hà Nộ

FDI tại Hà Nội

2.1.2.1. Thành tựu trong hoạt động thu hút FDI tại Hà Nội

Bảng 2.6: Đóng góp của khu vực FDI trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn 2006-2008

TT Chỉ tiêu

1 Tổng số dự án đăng ký trong năm

2 Vốn đầu tư đăng ký trong năm

3 Vốn đầu tư thực hiện trong năm

4 Đóng góp ngân sách

5

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

6 Tổng số lao động tăng thêm

7 Đóng góp GDP/tổng GDP

8 Tỷ trọng vốn FDI/Tổng đầu tư xã

hội

Giátrịsảnxuấtcơng

9 nghiệpdoanh nghiệp FDI/Tổng

GTSXCN tồn thành phố

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)

Năm 2010, Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đây là thời điểm nhìn lại những thành tựu trong cơng cuộc đổi mới nền kinh tế của thủ đô, cũng như những bước phát triển lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngồi. Thành tựu nổi bật của thủ đơ Hà Nội trong 10 năm qua là đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước tới nay. Theo Cục đầu tư nước

ngồi – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năm 2009, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thủ đô ước tăng 12,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 21,2% so với năm 2006. Trong đó, khu vực đầu tư nước ngoài tăng trưởng 31,8%, kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng 27,7% [52].

Từ những số liệu thống kê trên ta có thể thấy được sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vào việc phát triển chung của Hà Nội. Sự đóng góp của doanh nghiệp có vốn FDI cho sự phát triển của thủ đơ có thể đưa ra những thành tựu chính sau:

Thứ nhất, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào doanh nghiệp thủ đơ

ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngồi đóng góp tích cực vào thành

cơng của cơng cuộc đổi mới. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 40%, giá trị sản xuất cơng nghiệp của tồn thành phố. Đồng thời đây là khối thu hút một nguồn lao động lớn có trình độ và tạo ra giá trị cao nhất trong khối các doanh nghiệp.

Thứ ba, đầu tư nước ngồi đã góp phần tích cực thúc đẩy sự dịch chuyển

cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao và dịch vụ, từ đó đưa thành phố trở thành trung tâm kinh tế chính trị của cả nước.

Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp của

thủ đô với các địa phương khác, các thành phố trên thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để thủ đô trở thành một thành phố hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, năm 2010 thủ đô kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, đây là cơ hội để chúng ta có thể tăng cường phát triển du lịch, là thời điểm thuận lợi để giới thiệu thủ đô tới các nước trên thế giới.

Thứ năm, đầu tư nước ngồi có tác động đến kinh tế thủ đơ, thúc đẩy các

doanh nghiệp nhà nước nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm với thị trường bên ngoài.

Những kết quả to lớn nói trên là hiệu quả của một quá trình nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư của chính quyền thành phố Hà Nội. Sự cải thiện đó đã nhận được những phản ánh tích cực từ các nhà đầu tư nước ngồi qua việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư xây dựng kế hoạch lâu dài để đầu tư vào Hà Nội. Trong đó có nhiều tập đồn đa quốc gia, các doanh nghiệp thuộc các nước có tiềm năng kinh tế mạnh. Điều đó cho thấy, kết quả đạt được trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của thành phố trong thời gian qua là khơng hề nhỏ. Nhưng bên cạnh những thành quả đạt được đó, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào Hà Nội vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập.

2.1.2.2. Hạn chế trong hoạt động thu hút FDI

Những thành tựu mang lại đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động thu hút FDI vào Hà Nội cũng cịn có một số hạn chế như sau:

Các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến những ngành mang lại lợi nhuận cao, lượng vốn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản nên đã xuất hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài.

Thu hút vốn đầu tư ngày càng tăng cao cả về số dự án lẫn số vốn đăng ký, nhưng số vốn thực hiện đi vào đầu tư, hay số vốn giải ngân lại thấp hơn nhiều so với số vốn ban đầu, lượng vốn giải ngân thường chỉ đạt 37% so với tổng số vốn đăng ký. Đây là vấn đề mà thành phố cần nhìn lại trong việc thu hút nguồn vốn trong thời gian tới.

Lực lượng lao động động từ các địa phương khác với trình độ lao động thấp, chưa qua đào tạo tay nghề tập trung về Hà Nội ngày càng lớn gây áp lực về nhà ở, an sinh xã hội và mơi trường của Hà Nội

Tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được xử lý dứt điểm làm ảnh hưởng lâu dài đến môi trường của thủ đô.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI có một vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội thủ đơ như đóng góp đối với sự tăng trưởng kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm… Vì vậy, cần phải có giải pháp để huy động các nguồn vốn FDI đáp ứng yêu cầu phát triển sao cho có hiệu quả hướng tới mục tiêu tập trung vào chất lượng nguồn vốn FDI ở thành phố nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB môi trường đầu tư nước ngoài tại hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w