2.2. Thực trạng về mơi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngồi tại Hà Nội
2.2.4. Điều kiện tự nhiên
Về địa lý, hành chính: là thủ đơ của nước CHXHCN Việt Nam, nên Hà
Nội đồng thời là "trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Hệ thống giao thông đang ngày càng được hoàn thiện đã giúp Hà Nội giao lưu dễ dàng với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận kịp thời các thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, để tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế và dễ dàng hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế quốc tế.
Về địa hình: Hà Nội nằm cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ
yếu bên hữu ngạn. Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu của các con sơng khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Nội thành Hà Nội, phần lớn diện tích đất đai được
đánh giá là khơng thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, sụt lún, sạt lở. cấu tạo nền đất yếu... Một số diện tích nội thành là vùng đất trũng, lầy thụt do q trình đầm lầy hố nên chi phí cho viềc đầu tư xử lý cơ sở hạ tầng cho các cơng trình kiến trúc là rất lớn. Vì lý do trên, Hà Nội được đánh giá là địa bàn không thuận lợi cho việc đầu tư vào các cơng trình kiến trúc cao tầng.
Hà Nội có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, đó là nguồn tài nguyên q. Ngồi ra Hà Nội có thể đưa nước về từ các nơi khác xung quanh như hồ Hịa Bình. Như vậy, nguồn nước của Hà Nội tương đối dồi dào, có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế lâu dài và mở rộng các dự án đầu tư.
Về khí hậu: Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới
gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa; Số ngày mưa trong năm là 140 ngày, phân bố không đều giữa 2 mùa; có bốn mùa xn, hạ, thu đơng rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,60C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm lên tới 12,50C. Nhiệt độ tối đa có thể lên trên 400C nhưng ít khi xảy ra. Nhiệt độ khơng khí tối thiểu có thể xuống 5 - 70C, kéo dài 7 - 12 ngày. Độ ẩm trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1,245mm [24].
Như vậy, có thể thấy điều kiện tự nhiên của Hà Nội rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các ngành kinh tế nói chung, tuy nhiên nếu đầu tư phát triển các cơng trình cao tầng thì phải được khảo sát rất kỹ để hạn chế tốn kém khi xử lý địa tầng.
Về tài nguyên đất và khoáng sản : Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng
bằng sông Hồng, tập trung các loại phù sa mới rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới. Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt (nơi quy tụ nhiều đới kiến tạo), nên khoáng sản của Hà Nội và các vùng phụ cận rất phong phú, đa dạng, nhưng trữ lượng khơng lớn. Khống sản cháy rắn có than đá, than nâu,
than bùn ; đã phát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng trong đó có hai mỏ trung bình và 18 mỏ nhỏ với trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn chủ yếu là than đá, phân bố theo hai hướng đơng Hà Nội và tây Hà Nội. Khống sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn, chủ yếu phân bổ ở tây và tây bắc Hà Nội. Khống sản vật liệu xây dựng với phần diện tích đồi núi chủ yếu là đá vơi và các loại mac ma; đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát, cuội, sỏi là nguồn nguyên liệu dồi dào trong xây dựng và sản xuất công nghiệp [24].
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, mơi trường đầu tư nước ngồi của Hà Nội có rất nhiều thuận lợi so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Vì vậy, Hà Nội cần phát huy được những tiềm năng, thuận lợi sẵn có, đồng thời phải lường trước những khó khăn để khắc phục hậu quả do điều kiện tự nhiên bất lợi của Hà Nội đem lại nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế của thủ đô.