Tổng quan về Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam nam định (Trang 49)

2.2.5 .Phương pháp phân tích và tổng hợp

3.1. Tổng quan về Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nơng nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành Nam - Nam Định (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định) là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 321/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 08 tháng 07 năm 2005 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, biên chế khi mới thành lập do NHNNtỉnh Nam Định bàn giao là 43 người, trình độ cán bộ chủ yếu là đại học. Mạng lưới hoạt động trên địa bàn Thành phố Nam Định. Trụ sở làm việc được bàn giao từ trụ sở cũ của Công ty vàng bạc đá quý tỉnh Nam Định sau khi sát nhập vào NHNN. Quy mô hoạt động gồm 01 trụ sở chính và 01 phịng giao dịch, 02 bàn huy động vốn. Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc được trang bị mới đảm bảo ổn định cho hoạt động. Tại thời điểm ra đời nguồn vốn và dư nợ bàn giao lại cho chi nhánh rất thấp như: Nguồn vốn huy động chỉ vẻn vẹn có hơn 26 tỷ đồng tổng, dư nợ chưa đầy 13 tỷ đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ thị phần hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

- Quá trình phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định chia ra làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 2005 - 2008: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn

trong những ngày đầu thành lập, mở rộng mạng lưới khách hàng vượt qua những thử thách để tiếp tục tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường.

+ Giai đoạn từ 2009 đến 2014: Đây là giai đoạn tăng tốc tạo ra những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh để phát triển bền vững trong xu thế cạnh tranh và hội nhập.

+ Giai đoạn từ 2015 đến nay: Đây là giai đoạn bị ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế tồn cầu cũng như kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng. Giai đoạn này chủ yếu đảm bảo sự ổn định và củng cố chất lượng tín dụng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định được tổ chức và hoạt động theo mơ hình của chi nhánh thành viên trực thuộc Agribank Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam và sự quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ - Ngân hàng của chi nhánh NHNN Việt Nam trên địa bàn.

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Nam - Nam Định

- Tên viết tắt: NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Thành Nam -

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development – Branch (or transaction Office) Thanh Nam Certifies.

- Tên viết tắt tiếng Anh: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định

- Tên thương hiệu VBARD: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam

Trụ sở chính: Số 05 Phan Bội Châu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định là đại diện pháp nhân của NHNN&PTNT Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức trong ngân hàng

Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh được thực hiện theo mơ hình mẫu của NHNN&PTNT Việt Nam, bộ máy hoạt động được tóm tắt dưới

sơ đồ sau:

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

Phịng giao dịch Trần Hưng Đạo Phịng giao dịch Đơng A Phịng hành chính nhân sự Phịng kế tốn ngân quỹ Phịng kế hoạch kinh doanh Phịng giao dịch số 9 Phòng giao dịch số 10

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam – Nam Định

(Nguồn: Báo cáo cơ cấu mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định)

3.1.3. Khái quát các hoạt động chủ yếu

Kết quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định trong 3 năm (2014-2016) có thể đánh giá

+ Tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam - Nam Định có tốc độ liên tục tăng trưởng hàng năm bình quân hơn 20%, đến thời điểm 31/12/2016 đạt 896 tỷ, gấp 1,5 lần 31/12/2014.

+ Tổng vốn huy động cuối năm 2016 đạt 850 tỷ đồng, tăng 323 tỷ, gấp 1,6 lần so với cuối năm 2014, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 27%/năm. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng nâng cao dần tính ổn định thơng qua việc tăng trưởng mạnh nguồn vốn dân cư (thường xuyên chiếm từ 80 đến 85% trong tổng nguồn vốn huy động); góp phần nâng cao tính chủ động để tăng trưởng kinh doanh và góp phần giảm căng thẳng về khả năng thanh khoản chung của toàn hệ thống.

+ Tổng dư nợ năm 2016 là 603 tỷ đồng tăng 30 tỷ đồng, tương đương tăng 5% so với năm 2014. Cơ cấu dư nợ đã được điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển và vai trò chức năng nhiệm vụ của một chi nhánh NHTM Nhà nước. Dư nợ trung – dài hạn chiếm bình quân 20%.

+ Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản được nâng lên, tuy thu nhập và lợi nhuận năm 2015 đều giảm lần lượt 18% và 3,6% so với năm 2014 song lợi nhuận và thu nhập năm 2016 đã tăng lần lượt lên 6,2% và 7% so với năm trước

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT Chi nhánh Thành Nam- Nam Định Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu I. Về quy mô 1 Tổng tài sản 2 Huy động vốn 3 Dư nợ tín dụng

II. Về cơ cấu

1 Tỷ lệ DN Trung. dài hạn/Tổng dư nợ (%) Tỷ lệ dư nợ hộ GĐ. 2 cá nhân/Tổng dư nợ (%) Tỷ lệ dư nợ có 3 TSBĐ/Tổng dư nợ (%)

III. Về hiệu quả kinh doanh

1 Thu nợ hạch toán

ngoại bảng

2 Thu dịch vụ ròng

3 Chênh lệch thu chi

trước DPRR 4 Trích dự phịng rủi ro trong năm 5 Thu nhập 6 Chi phí 7 Lợi nhuận IV. Chất lƣợng tín dụng 1 Dư nợ xấu (Từ nhóm 3 đến nhóm 5) 2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) V. Về mạng lƣới 1 PGD. điểm GD trực thuộc CN loại 3

3.2. Thực trạng chất lƣợng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định

Dựa trên những chỉ tiêu đánh giá được đưa ra ở mục 1.2.2, chương 2 sẽ tập trung đi sâu vào phân tích chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định

3.2.1. Tình hình cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng Nơng nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Nam- Nam Định

3.2.1.1. Đối tượng khách hàng và quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam- Nam Định

a) Đối tượng và điều kiều kiện cho vay

Mọi cá nhân có đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự phải thỏa mãn những điều kiện cho vay sau:

* Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản:

Thực hiện theo đúng các quy định tại quyết định số 1300/QĐ-HĐQT ngày 3/12/2007 của Hội đồng quản trị Agribank về việc: Ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam

* Trường hợp cho vay khơng có tài sản bảo đảm: Khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Khách hàng phải là cán bộ, công chức hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước, là cán bộ biên chế hoặc đã ký hợp đồng không xác định thời hạn.

- Cơ quan chủ quản nơi khách hàng đang cơng tác có quan hệ mở tài khoản cho cán bộ công nhân viên tại Agribank chi nhánh Thành Nam - Nam Định và thực hiện chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên qua tài khoản đã mở tại Agribank chi nhánh Thành Nam - Nam Định.

- Số tiền cho vay khơng có tài sản bảo đảm được tính bằng 70% của 24 tháng lương theo bảng tính lương của khách hàng tháng mới nhất đến thời điểm hiện tại, nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).

b) Quy trình cho vay tiêu dùng tại NHNN&PTNT Chi nhánh Thành Nam- Nam Định

Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thành Nam- Nam Định được áp dụng cho các cá nhân, hộ gia đình vay vốn phục vụ cho mục đích tiêu dùng:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Khi khách hàng đến với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn chi nhánh Thành Nam Nam Định, nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng và tìm hiểu các thơng tin liên quan đến lai lịch của khách hàng như tư cách pháp lý, trình độ, nghề nghiệp, quan hệ gia đình…nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng (phương án vay, số tiền, thời hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo…). Thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn, hướng dẫn làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

- Cán bộ tín dụng được phân cơng giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn sau khi có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn, thiết lập báo cáo thẩm định và trình trưởng phịng kế hoạch kinh doanh.

- Nhân viên tín dụng khi thẩm định các điều kiện vay vốn phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ với từng khách hàng

+) Thẩm định về tư cách lai lịch khách hàng: lịch sử xuất thân, nghề nghiệp, sức khoẻ, quan hệ gia đình, tư cách bản thân và các thơng tin cần thiết khác.

+) Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay: Mục đích vay tiền phải hợp pháp, phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng giải trình được các nguồn thu nhập bảo đảm trả nợ.

+) Thẩm định về tài sản bảo đảm :nhân viên tín dụng trực tiếp định giá tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá hoặc là xe ơ tơ hình thành từ vốn vay. Các trường hợp khác sẽ do phòng thẩm định tài sản đảm bảo thẩm định.

Bước 3: Tổng hợp hồ sơ trình ban tín dụng phê duyệt

Sau khi tiến hành thẩm định đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn trong quy trình này, nhân viên tín dụng tập hợp các tờ trình, báo cáo trình lên các cấp quyết định về tín dụng của ngân hàng.

Trưởng Phịng kế hoạch kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, thẩm định lại (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc/ hoặc người được Giám đốc ủy quyền xem xét, quyết định.

Hồ sơ trình ban tín dụng gồm tờ trình thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, hồ sơ vay do khách hàng cung cấp. Ban tín dụng trong thẩm quyền của mình sẽ tiến hành quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Nếu cho vay sẽ quyết định mức vay, thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ.

Bước 4 :Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng

Nhân viên tín dụng phối hợp thẩm định tài sản đảm bảo bổ sung các giấy tờ pháp lý: hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản; yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vật chất. Sau khi có đủ các giấy tờ cần thiết, nhân viên tín dụng trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 5: Giải ngân

Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, nhân viên tín dụng gửi 1 bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Bộ phận giao dịch, căn cứ vào hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, phiếu xuất nhập kho tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu hợp lệ sẽ tiến hành giải ngân.

Bước 6: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Để đảm bảo an tồn cho khoản vay, nhân viên tín dụng phải chủ động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kỳ, tình trạng tài sản đảm bảo, thông báo và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn. Nếu khi đến hạn, khách hàng có lý do chính đáng chưa trả được gốc nhân viên tín dụng đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi. Nếu khơng có đơn gia hạn thì nhân viên tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đã gia hạn cho khách hàng nhưng vẫn khơng có khả năng trả nợ, đã chuyển nợ quá hạn thì tối đa sau 1 tháng sẽ chuyển hồ sơ cho phòng thu hồi nợ.

Bước 7: Tất tốn hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ

Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan thì tiến hành thanh lý hợp đồng: xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, thơng báo giải chấp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền… Sau khi hồn tất thủ tục, hồ sơ tín dụng được đóng thành tập riêng để lưu trữ theo qui định của NHNN.

c) Bộ hồ sơ cho vay

Ngoài bộ hồ sơ cho vay quy định tại khoản 1.2 điều 16 quyết định 666/QĐ-HĐQT ngày 15/6/2010, khách hàng phải gửi đến Agribank chi nhánh Thành Nam – Nam Định các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập thường

xuyên, ổn định để trả nợ(bảng kê trả tiền lương, tiền công, các quyết định trả

lương, lên lương hoặc chứng minh nguồn thu từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh …) và các loại giấy tờ tùy theo từng đối tượng vay cụ thể sau:

* Cho vay xây dựng mới, sửa chữa nhà: - Bản vẽ thiết kế (nếu có)

- Giấy phép xây dựng (đối với nhà ở bắt buộc phải có giấy phép xây dựng) – Bản sao có cơng chứng.

- Giấy chứng nhận QSD đất hoặc giấy tờ khác chứng minh QSD đất nơi xây dựng, sửa chữa nhà (bản sao có cơng chứng).

* Cho vay mua nhà, QSD đất để ở:

- Hợp đồng mua bán nhà, QSD đất

- Giấy chứng nhận QSD đất (trường hợp cho vay bù đắp thanh toán việc mua nhà, QSD đất, đã sang tên, đổi chủ xong).

- Văn bản thỏa thuận 3 bên: chủ sở hữu nhà, bên thuê và khách hàng vay (đối với trường hợp mua nhà đang cho thuê).

* Cho vay mua dụng cụ sinh hoạt:

- Hợp đồng (hoặc hóa đơn, báo giá…) mua dụng cụ sinh hoạt (xe máy, ô tô, tivi, tủ lạnh…)

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của chủ cũ (nếu mua lại đồ dùng đã qua sử dụng - đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật).

(Ghi chú: Đối với trường hợp mua ô tô, xe máy và các đồ dùng khác pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu tài sản; sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản - phô tô và lưu hồ sơ kèm biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định).

3.2.2.Phân tích thực trạng chất lượng CVTD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam nam định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w