Là một tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên có 8 dân tộc sinh sống chính đó là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay , Mông, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác
Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng tạo nên sự đa dạng và đặc sắc trong văn hóa, sinh hoạt cũng như sản xuất của cư dân Thái Nguyên.
Người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân tộc của tỉnh, chiếm 73,1% dân số năm 2009, cư trú trên khắp các huyện thị của tỉnh nhưng chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
yếu tập trung ở các huyện phía nam như Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Vốn cư trú ở các vùng đất thấp, người Kinh quen với công việc trồng lúa nước, hoạt động nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với hoạt động thủ công truyền thống, nghề sông nước. Họ không chỉ giàu kinh nghiệm trong sản xuất mà cịn có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Vốn văn hóa truyền thống của người Kinh phong phú và đặc sắc luôn được phát huy và bảo tồn. Hiện nay, người Kinh đóng vai trị quan trọng, chủ yếu trong sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của tỉnh.
Người Tày, xếp thứ 2 sau người Kinh, chiếm 11,0% dân số, thường sinh sống tại các huyện phía bắc, đơng nhất là ở huyện Định Hóa, người Tày sống ở ven các thung lũng trên đồi thấp, họ có nền nơng nghiệp phát triển, ngồi trồng lúa, đồng bào cịn trồng ngơ và khoai, các cây ăn quả. Người Tày cũng có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Người Nùng chiếm 5,7% dân số, sinh sống chủ yếu ở huyện Võ Nhai, các huyện khác rất ít.
Ngồi ra cịn có các dân tộc khác như Sán Dìu (3,9%), Sán Chay (2,9%), Dao (2,3%)…sống rải rác ở Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ.
Có dân tộc vốn là dân bản địa sinh sống từ lâu đời, có dân tộc mới đến đây nhập cư từ 2 - 3 thế kỉ trở lại đây. Song tất cả đều hòa đồng thống nhất sống xen kẽ trên một lãnh thổ. Tuy nhiên sự đa dạng về dân tộc cũng tạo ra sự phân hóa về phát triển dân số và nguồn lao động. Các dân tộc ít người cư trú ở địa bàn vùng núi, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ giáo dục thấp và chăm sóc sức khỏe chưa tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dân số cả về số lượng và chất lượng so với dân tộc Kinh, là dân tộc chiếm chủ yếu ở các vùng đồng bằng, với các điều kiện thuận lợi, đầu tư về giáo dục, y tế và có mức sống cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phong tục tập quán và các yếu tố tâm lí về đơng con nhiều của, nhất thiết phải có nếp, có tẻ cịn tồn tại phổ biến ở nhiều nơi kể cả vùng núi, vùng sâu hay đồng bằng là những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả thực hiện các chương trình về dân số.
2.1.3.7.Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
Chiến lược DS-KHHGĐ của nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên đã được triển khai và thực hiện. Nhờ các chính sách và chiến lược về dân số mà về cơ bản tỉnh đã khống chế được tốc độ tăng dân số quá nhanh, góp phần làm giảm nhẹ áp lực của quy mơ dân số đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhận thức và hành động về DS-KHHGĐ nâng lên rõ rệt: Các cấp ủy đảng, chính quyền đồn thể đã coi DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh tế - xã hội, đã đưa công tác DS-KHHGĐ vào nội dung hoạt động và chương trình cơng tác hàng năm của tỉnh. Chỉ tiêu DS-KHHGĐ là một trong các chỉ tiêu pháp lệnh được nghị quyết của HĐND tỉnh và HĐND các cấp thông qua.
Quan niệm về hơn nhân và sinh đẻ của nhân dân đã có chuyển biến tích cực. Đa số thanh niên và giới trẻ đã chấp nhận đẻ ít con, đẻ thưa để nuôi dạy con cho tốt và làm kinh tế để xây dựng ra đình hạnh phúc. Người dân ngày càng hiểu rõ lợi ích của KHHGĐ. Nhờ có sự chuyển biến về nhận thức cho nên đã có sự thay đổi lớn về hành vi KHHGĐ.Hệ thống tổ chức công tác DS- KHHGĐ được kiện toàn từ tỉnh xuống địa phương.Công tác thông tin giáo dục tuyên truyền được mở rộng và đẩy mạnh. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đối tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn