.3 Xử lý tín dụng xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 68)

Hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung khơng thể tránh khỏi những rủi ro, nợ đọng. Hạn chế rủi ro chính là bài tốn mà mỗi đơn vị kinh doanh phải giải để bảo toàn vốn và bảo đảm tăng trưởng bền vững, nhất là lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, Cơng ty xử lý nợ và quản lý tài sản của MB AMC đã ra đời với mục đích là tập trung xử lý các khoản nợ của MB và các ngân hàng khác. Từ ngày thành lập 20 – 11- 2002 đến nay, MB AMC vẫn không lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu mà lấy tiêu chí giữ ổn định cho MB, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của MB, phù hợp với quyền lợi của cổ đông. Tốc độ phát triển của MB AMC trong 10 năm qua liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước 20-30%. Nếu như năm 2007, MB AMC xử lý nợ xấu đạt giá trị 6,7 tỷ đồng, định giá tài sản đạt 1000 tỷ đồng, thì đến hết tháng 9-2012, xử lý nợ xấu của cơng ty đạt 125 tỷ đồng (tăng 17,8 lần), định giá tài sản đạt 30.000 tỷ đồng (tăng 30 lần). Ngoài xử lý các khoản nợ xấu, Công ty MB AMC cịn góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Qn đội thơng qua việc định giá tài sản trước khi vay đối với mỗi khách hàng, góp phần giúp MB phát triển ổn định, bền vững. Thực tế nhiều ngân hàng hiện nay khi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn thường cho vay khoảng 70% giá trị thế chấp. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân muốn vay được nhiều tiền hơn đã khai cao giá trị thế chấp. Vì vậy, qua định giá, MB AMC sẽ đánh giá chính xác thực lực của tổ chức, cá nhân đó để hạn chế rủi ro đối với MB trong hoạt động tín dụng. Theo định kỳ, cứ 6 tháng một lần, MB AMC sẽ đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp các tổ chức, cá nhân. Nếu giá trị thế chấp giảm xuống thấp hơn trước đây, ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản, thì MB

AMC sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân đó phải bổ sung thêm vốn vào phần tài sản thế chấp để tránh rủi ro sau này.

Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2 ( Đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán L/C...) QHKH, TĐTD, HT QHKH họp bàn phương án xử lý. TĐTD lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. QHKH, TĐTD, lãnh đạo Đơn vị kinh doanh làm việc với khác hàng để xử lý ( TĐTD chủ chì quá trình xử lý nợ)

Đối với tín dụng xấu thuộc nhóm 3 – 5, Khối QTRR chủ chì quá trình xử lý nợ. Nợ xấu được xử lý bằng việc chuyển sang Công ty xử lý nợ và quản lý tài sản của MB AMC hoặc bằng hình thức khác theo đề xuất của khối QTRR phù hợp với quy định của MB về quản lý Tín dụng xấu. Quan hệ khách hàng vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thông tin khách hàng trong quá trình xử lý tín dụng xấu.

2 2

.5 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG QT RRTD TẠI MB .5.1 Chính sách và phương thức quản trị rủi ro tín dụng tại MB

Rủi ro là một phần tất yếu của kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro tốt là điều kiện cần thiết tạo nên nền tảng ổn định cho mọi hoạt động của NH. Bên cạnh loại hình rủi ro truyền thống là RRTD, hệ thống NH đang phải đối mặt thêm các rủi ro mới như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động... Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin ứng dụng trong NH, các loại hình rủi ro phát sinh ngày càng đa dạng phức tạp và khó lường trước. Thêm vào đó với vai trị là cơ quan quản lý chung, NHNN đã xác định việc cần thiết phải củng cố năng lực quản trị rủi ro tại các NH và theo lộ trình xác định, các NH cần trang bị sẵn sàng các hệ thống quản trị rủi ro bài bản theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Đi cùng với những xu thế này, Ban lãnh đạo MB đã có những thay đổi về cách nhìn nhận đối với cơng tác quản trị rủi ro theo hướng tiệm cận với những thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro hiện đại. Trong chiến lược hoạt động giai đoạn 2010 – 2015 của MB, xây dựng hạ tầng “ Quản trị rủi ro vượt trội” là một nền tảng quan trọng để đạt được mục tiêu trở thành “ Ngân hàng thuận tiện” cho

mọi đối tượng khách hàng. Theo đó, NH thực hiện các biện pháp giám sát thường xuyên, lượng hóa và đo lường nguy cơ rủi ro, truyền thông ý thức quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống văn hóa rủi ro đồng bộ trên tồn hệ thống đến toàn bộ nhân viên. Theo đúng định hướng này , MB xây dựng văn hóa quản trị rủi ro xuất phát từ chính các đơn vị kinh doanh – đối tượng sở hữu rủi ro. Các đơn vị tự thực hiện đánh giá rủi ro, kiểm soát hoạt động tác nghiệp tuân thủ theo đúng các quy định nội bộ của NH. Khối quản trị rủi ro là cơ quan hỗ trợ, giám sát hoạt động quản trị rủi ro tại các đơn vị. Với sự đa dạng của các loại rủi ro trong hoạt động NH, MB hoạch định cơng tác quản trị một cách tồn diện và đã thực hiện phân chia thành các mảng lớn để thực hiện kiểm sốt, đó là RRTD, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Thành công trong công tác quản trị rủi ro tạo ra lợi thế cạnh tranh và là một công cụ mang lại giá trị của MB, góp phần vào sự thành cơng của chiến lược kinh doanh.

Với mục tiêu phát triển bền vững, cân bằng giữa thu nhập và rủi ro, MB luôn quan tâm triển khai công tác QT RRTD trên nguyên tức tuân thủ quy định của Việt Nam và tiệm cận thông lệ quốc tế. Từ nền tảng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được Cơng ty kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam tư vấn và NHNN phê duyệt tháng 09/2008, MB đã thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp thống kê đảm bảo nâng cao tính chính xác của mơ hình, hỗ trợ ra quyết định cho vay. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của MB là công cụ hỗ trợ MB trong q trình xây dựng chính sách tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng, trích lập dự phịng RRTD. Để đảm bảo cơng tác QT RRTD theo tiêu chuẩn Basel II, MB đang triển khai nghiên cứu xây dựng “ Mơ hình tính tốn xác suất vỡ nợ PD” trên cơ sở dữ liệu của mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ trong 5 năm vừa qua. Đây là mơ hình giúp NH có thể lượng hóa được xác suất khách hàng khơng trả được nợ, từ đó hỗ trợ trong việc ra quyết định cho vay, xác định chính xác giá trị khoản vay, xây dựng chính sách khách hàng. MB sẽ từng bước nâng cao chất lượng giám sát và tái xếp hạng khách

hàng sau khi cho vay. Bên cạnh việc xây dựng các cơ cụ, mơ hình QT RRTD, MB cịn thực hiện xây dựng chính sách QT RRTD, chính sách tín dụng, xác lập phân quyền phán quyết tín dụng, xác lập các hạn mức chấp nhận rủi ro ( đối với từng ngành, lĩnh vực, khách hàng...), xác lập các cảnh báo rủi ro, thường xuyên thực hiện giám sát chất lượng danh mục TD. Sử dụng có hiệu quả Cẩm nang tín dụng trong đó ghi chi tiết các chính sách và thủ tục cho vay cũng như các hướng dẫn thực hiện để chuẩn hóa các hoat động TD, đảm bảo hoạt động TD an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hàng năm, căn cứ theo chiến lược phát triển của Hội đồng Quản trị, Khối Quản trị rủi ro tiến hành xây dựng danh mục cho vay tổng thể theo từng ngành kinh doanh (sản xuất thép, đóng tàu, xuất khẩu nơng sản, xây dựng cơ bản...) có lưu ý đến yếu tố chu kỳ của nền kinh tế. Trên cơ sở yếu tố vùng miền của từng CN trong hệ thống, Hội sở tiến hành phân bổ và cân đối danh mục cho vay này bao gồm các tiêu thức kỳ hạn/ngành/khu vực. Đồng thời xây dựng chính sách TD nêu rõ quan điểm khơng tài trợ đối với những lĩnh vực nhiều rủi ro mà NH khơng có khả năng quản lý như cho vay bù đắp, cho vay nhà chung cư đất dự án mà MB chưa ký thoả thuận liên kết, ngành đóng tàu, hạn chế đối với TD BĐS, xây dựng, cho vay đầu cơ BĐS. Với danh mục cho vay này kèm theo phân bổ giới hạn tăng trưởng TD của Hội sở đối với từng CN, các đơn vị kinh doanh sẽ thuận tiện trong việc thực hiện kế hoạch đề ra trong năm.

Như vậy, đáp ứng yêu cầu Basel, MB xây dựng danh mục cho vay hiệu quả, phù hợp với chu kỳ phát triển của nền kinh tế và chính sách vĩ mơ, dự báo được những khó khăn và bất ổn của nền kinh tế khi xây dựng Quy hoạch TD cho từng ngành kinh doanh cụ thể. Hiện tại cơ cấu nợ vay của NH đáp ứng được các yêu cầu quản lý của NHNN như tỷ lệ dư nợ phi sản xuất đảm bảo, tỷ trọng dư nợ các lĩnh vực đang gặp khó khăn như TD BĐS, xây lắp, thương mại thép thấp, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo NH cũng như hiệu quả của việc thiết lập Danh mục cho vay hợp lý.

Thiết lập một môi trường quản lý RRTD phù hợp, hoạt động theo một quy trình cấp TD lành mạnh, duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát TD phù hợp đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với RRTD.

Song vẫn còn những hạn chế: Chưa đưa ra kịp thời những cảnh báo liên quan đến chính sách vĩ mô, rủi ro thị trường. Đây là yếu tố quan trọng trong việc dự báo nợ quá hạn phát sinh cũng như rủi ro từ danh mục cho vay. Chưa xây dựng được chính sách cho vay chi tiết đối với một số ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh theo địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w