Hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án.

Một phần của tài liệu BÁO cáo CÔNG tác THỰC tập NGÀNH LUẬT THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân (Trang 32 - 34)

1 Nguồn: Thư viện bản án Trang thông tin tổng hợp về bản án, án lệ

3.1. Hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án.

thương mại của tòa án.

3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Để nâng cao chất lượng công tác giải quyết án kinh doanh thương mại, đảm bảo các bản án, quyết định của Tịa án được chính xác, rõ ràng, đúng quy định của pháp luật thì trước tiên phải hoàn thiện những bấp cập trong hệ thống pháp luật như: Bộ Luật TTDS, BLDS, Luật thương mại.

Đối với những văn bản pháp luật cịn chồng chéo thì kịp thời bãi bỏ, thay thế; đối với những quy định cịn vướng mắc thì cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay luôn là yêu cầu cấp bách cần phải thực hiện. Đây là khâu quan trọng đầu tiên bởi lẽ khi có hệ thống pháp luật đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và đồng bộ sẽ là hành lang pháp lý để các cơ quan tư pháp áp dụng pháp luật thống nhất và có hiệu quả, tránh được tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật.

Chính phủ cần hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thương mại; loại bỏ các văn bản đã hết hiệu lực; ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về đất đai cho phù hợp với thực tế hiện nay để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại liên quan đến lĩnh vực này. Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khơng cịn phù hợp; sớm ban hành quy định và các hướng

dẫn thực hiện pháp luật để cán bộ làm công tác pháp luật không bị lúng túng, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết án.

3.1.2 Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với công tác

giải quyết án kinh doanh thương mại

Cần đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với công tác giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại. Phát huy vai trò giám sát tại cộng đồng, tăng cường giám sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát đối với vi phạm của Tòa án.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đồng thời cần có sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các công ty, doanh nghiệp để tránh xảy ra những sai phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại.

Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải tăng cường lãnh đạo, kiểm tra và giám sát việc cho vay của các tổ chức tín dụng, của Ngân hàng đúng theo các quy định của pháp luật nhằm giảm bớt những tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực Ngân hàng.

3.1.3 Hoàn thiện các quy định khác trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại của

tòa án tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật TTDS

Theo Khoản 1 Điều 29 Bộ luật TTDS đã liệt kê những tranh chấp về KD, TM (từ điểm a đến điểm o) thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Việc liệt kê này giúp các tòa án dễ dàng áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, nhược điểm là khó có thể liệt kê được tất cả các tranh chấp kinh doanh thương mại nảy sinh trong thực tiễn và tính dự báo lại khơng cao. Điều đó dẫn đến tình trạng chỉ những tranh chấp phát sinh trong 14 lĩnh vực kinh donah thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật TTDS mới thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án. Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 lại quy định: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy, hoạt động thương mại ở đây có phạm vi rất rộng chứ khơng chỉ bó hẹp như các hoạt

động thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật TTDS. Những hoạt động như: ủy thác mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, quảng cáo thương mại, giám định, đấu giá, đấu thầu… đều được xem xét là những hoạt động kinh doanh, thương mại mà khoản 1 Điều 29 Bộ luật TTDS hồn tồn khơng đề cập đến.

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại theo quy

định tại khoản 4 Điều 29 Bộ luật TTDS

Khoản 4 Điều 29 Bộ luật TTDS quy định, tồ án có thẩm quyền giải quyết: “Các tranh chấp khác về kinh doanh thương mại mà pháp luật có quy định”. Đây là một quy định “mở” lường trước những quan hệ mới phát sinh mà Điều 29 Bộ luật TTDS không dự liệu hết được các tranh chấp sẽ phát sinh trong tương lai. Trường hợp nếu phát sinh tranh chấp về kinh doanh thương mại mà đối chiếu không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 29 Bộ luật TTDS thì Tịa án có thể xem xét và xếp vào khoản 4 Điều 29 Bộ luật TTDS. Tuy nhiên, quy định này sẽ tạo nên sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Các Tịa án sẽ áp dụng thiếu thống nhất khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía Tịa án nhân dân tối cao.

Thứ ba, Cần sửa đổi cách lập pháp về thẩm quyền của tòa án theo hướng loại trừ

Việc quy định theo hướng loại trừ những tranh chấp không phải là tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ tạo một phạm vi mở cho việc xác định tranh chấp kinh doanh thương mại và nội hàm của khái niệm này trong văn bản pháp luật. Trong trường hợp một tranh chấp phát sinh và không được coi là tranh chấp kinh doanh thương mại (vì khơng thỏa mãn dấu hiệu của tranh chấp kinh doanh thương mại) thì sẽ được coi là tranh chấp về dân sự và thuộc thẩm quyền của tòa án như một vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu BÁO cáo CÔNG tác THỰC tập NGÀNH LUẬT THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG mại tại tòa án NHÂN dân (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w