Những nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP CNTT việt tiến mạnh (Trang 29 - 32)

1.1.3 .Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp

1.2.3. Những nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp

1.2.3.1. Nguồn nhân lực

Con ngƣời là một trong các nguồn lực của sản xuất. Con ngƣời vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Sự thành bại trong sản xuất kinh doanh có liên quan mật thiết đến những vấn đề lợi ích, nghệ thuật quản lý, sự nghiệp đào tạo và lao động sáng tạo, năng lực tiềm tàng trong mỗi con ngƣời là vơ hạn. Trong xu hƣớng cạnh tranh hóa tồn cầu hiện nay đang dấy lên một lĩnh vực cạnh tranh mới: Cạnh tranh về nhân lực. Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo, quản lý là làm thế nào để khai thác và phát huy đƣợc tiềm năng con ngƣời trong sản xuất kinh doanh.

Chăm lo đến việc đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ lao động đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay và thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thƣơng trƣờng thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao, có tác phong làm việc khoa học và có kỷ luật nghiêm minh.

1.2.3.2. Trình độ khoa học, cơng nghệ

Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lƣợng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố

này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm nhƣ: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vịng quay của vốn lƣu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngƣợc lại với trình độ cơng nghệ thấp thì khơng những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà cịn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật cơng nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vịng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.

1.2.3.3. Nhân tố nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu đƣợc đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Số lƣợng, chủng loại, cơ cấu, chất lƣợng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hƣởng tới năng suất và chất lƣợng của sản phẩm do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lƣợng nguyên vật liệu. Góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3.4. Nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì khơng những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ đổi mới cơng nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ

và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới mục tiêu tối thiểu hố chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ƣu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.

1.2.3.5. Trình độ quản trị doanh nghiệp

Trong kinh doanh hiện đại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất doanh nghiệp cũng nhƣ quy mô khác nhau càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp hiện đại luôn chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hƣớng đi đúng trong hoạt động kinh doanh, xác định đúng các chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả, kết quả hoặc phi hiệu qủa, thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng.

Chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập một hệ thống cung ứng nguyên liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tƣởng lẫn nhau giữa ngƣời sản xuất và ngƣời cung ứng, đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng vật tƣ, nguyên liệu đầy đủ kịp thời, chính xác, đúng nơi cần thiết, tránh tình trạng khơng có vật tƣ để sản xuất hoặc vật tƣ quá nhiều gây

ứ đọng vốn,...

Ở trên đã phân tích ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi nhân tố đã phân tích ở trên đều có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả và kết qủa của kinh doanh thông qua các hoạt động quản trị của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ các nhà quản trị của nó. Ảnh hƣởng của các nhân tố này tuỳ thuộc rất lớn vào việc tạo ra cơ cấu sản xuất cũng nhƣ trình độ tổ chức sản xuất của bộ máy quản trị doanh nghiệp.

1.2.3.6. Hệ thống thông tin quản trị

Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thơng tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng ngƣời lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Để thực hiện các hoạt

động sản xuất kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng ban cũng nhƣ những ngƣòi lao động trong doanh nghiệp ln có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi với nhau các thơng tin cần thiết. Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP CNTT việt tiến mạnh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w