Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Hoạt động M&A đem lại nhiều lợi ích dài hạn, bao gồm thúc đẩy tăng trƣởng, giảm chi phí, giảm sự cạnh tranh. M&A giúp các ngân hàng thu hút thêm vốn, đồng thời phát triển hệ thống công nghệ thông tin, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thị phần, thu đƣợc lợi thế về quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính những lợi ích này đã trở thành động lực thúc đẩy các ngân hàng tìm kiếm đối tác phù hợp để tham gia M&A. Kể từ thƣơng vụ M&A đầu tiên vào năm 1997 đến nay, M&A trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã liên tục phát triển. Hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam có thể đƣợc chia ra làm hai giai đoạn chính

3.2.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 2004

Đây là giai đoạn trƣớc tái cơ cấu ngành ngân hàng, giai đoạn này nhiều NHTM cổ phần đƣợc sáp nhập các hợp tác xã tín dụng sắp phá sản, nên nhiều ngân hàng hoạt động èo uột, uy tín thấp,...Đến thời điểm 1996-1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Vào đầu năm 1998, một số NHTMCP, đặc biệt là các NHTMCP nơng thơn đã lâm vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hƣởng dây chuyền đến cả hệ thống. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã áp dụng hàng loạt các biện pháp xử lý, củng cố và hỗ trợ các NHTMCP yếu kém, cải tổ cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực hiện Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NH TMCP Việt Nam” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, các NHTMCP đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu toàn diện. Các NHTMCP kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác. Đến hết tháng 12/2002, NHNN đã thu hồi giấy phép của 12 NHTMCP.

Bảng 3.4: Các giao dịch sáp nhập và mua lại ngân hàng trước năm 2004

Nguồn: Ngô Đức Huyền Ngân (2009)

3.2.2.2. Giai đoạn từ 2004 đến nay

Từ năm 2004 trở lại nay hoạt động đầu tƣ, góp vốn mua cổ phần, một hình thức M&A, của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hay trong nƣớc để trở thành cổ đông chiến lƣợc của các ngân hàng trong nƣớc đã diễn ra mạnh mẽ.

Giai đoạn 2007-2008: Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Đây đƣợc coi là giai đoạn bùng nổ hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, với hơn 10 thƣơng vụ M&A ghi nhận đƣợc (năm 2007 có 13 thƣơng vụ; năm 2008 có 11 thƣơng vụ).

Giai đoạn 2009- 2010: Do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng ra tồn cầu, các nƣớc đều lâm vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế. Chính vì thế, hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ, M&A bƣớc vào giai đoạn thoái trào với số thƣơng vụ M&A ngân hàng tăng đột biến vào năm 2009 (36 thƣơng vụ và giảm đột ngột tới 36% số lƣợng thƣơng vụ vào năm 2010 (23 thƣơng vụ); giá trị của mỗi thƣơng vụ có xu hƣớng giảm.

Giai đoạn 2011- 2012: đây là giai đoạn hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam khơng có sự gia tăng đáng kể về mặt lƣợng, nhƣng đã tiến một bƣớc dài với giá trị mỗi thƣơng vụ. Trong giai đoạn trƣớc việc thành lập các NHTMCP mới và nâng cấp các ngân hàng nông thôn diễn ra sôi động đã dẫn đến một thực trạng có quá nhiều ngân hàng ở Việt Nam, cơ cấu vốn hoạt động nhỏ. Khi gặp những khó khăn của nền kinh tế, những ngân hàng nhỏ gặp khó khăn lớn, vì vậy buộc các ngân hàng này phải hợp sức để duy trì hoạt động.

Nhìn một cách tổng thể, thực trạng các thƣơng vụ M&A ngân hàng thời gian từ 2004 đến nay diễn ra chủ yếu dƣới hình thức mua cổ phần của các ngân hàng mục tiêu trong nƣớc. Về cơ bản, có 3 nhóm đối tƣợng đi mua chính:

Một là, các tổ chức tài chính nƣớc ngồi. Xu hƣớng này tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Các tổ chức tài chính nƣớc ngồi trở thành cổ đông của các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ cổ phần cho phép lên

tới 15%, một số trƣờng hợp ngoại lệ đƣợc phép nắm tới 20% tỷ lệ sở hữu. Hai là, các tổng cơng ty, tập đồn thuộc các lĩnh vực khác. Những năm vừa qua, thị trƣờng Việt Nam cũng dấy lên làn sóng đầu tƣ ngồi ngành của các tập đồn, tổng cơng ty. Trong đó tập trung đầu tƣ nhiều vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Đầu tư của các tập đồn kinh tế, cơng ty tại các NHTMCP Ngân hàng mục tiêu An Bình Ocean Bank PG MBB Liên Việt

Nguồn: Tổng hợp của tác giả 58

Ba là, bản thân các ngân hàng trong nƣớc nắm giữ cùng lúc nhiều cổ phần của các ngân hàng trong nƣớc khác. Đây thực chất là sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau. Trƣờng hợp VCB cùng lúc nắm giữ cổ phần của hơn 10 ngân hàng trong nƣớc khác nhƣ Giadinh Bank, EIB, OCB, MB…là một ví dụ (Xem bảng 3.6).

Bảng 3.6: Hoạt động nắm giữ cổ phần giữa các ngân hàng trong nước Ngân hàng thu mua

VCB, STB, ACB BIDV, STB VCB, STB VCB, Agribank VCB, STB ACB VP Bank ACB, VCB VCB, Dầu khí tồn cầu

Nguồn: Ngơ Đức Huyền Ngân (2009)

Bên cạnh hình thức góp vốn, mua cổ phần trên, M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này cịn có cả hình thức sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng (Bảng 3.7). Đây là thời điểm thực hiện đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, với nội dung chính là khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện.

Bảng 3.7: Sáp nhập và hợp nhất giữa các TCTD Việt Nam STT 1 2 3 4 5 Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3. HOẠT ĐỘNG M&A VỚI ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC CỦA NGÂNHÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w