Môi trƣờng kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 93 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4.2. Môi trƣờng kinh doanh

Môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động M&A với đối tác nƣớc ngoài. Sau giai đoạn bùng nổ thời kỳ 2005 đến 2009, hoạt động M&A đã diễn ra trầm lắng trong thời gian gần đây với chỉ hai thƣơng vụ của VCB (Năm 2010) và CTG (2012). Rõ ràng khủng hoảng kinh tế đã tác động tới các đối tác nƣớc ngoài và ảnh hƣởng xấu tới ngành TC-NH của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến nay. Ngành ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn về nợ xấu và tái cơ cấu mặc dù định giá chứng khốn Việt Nam cịn ở mức thấp so với các nƣớc trong khu vực nhƣng vẫn khó thu hút vốn ngoại.

Mặt khác, điều quan trọng là độ mở của Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tƣ ngoại trong lĩnh vực vốn đƣợc khống chế tỷ lệ trần nắm giữ của cổ đơng nƣớc ngồi. Gần đây, chính sách đã có hƣớng mở hơn về việc các NĐT nƣớc ngoài mua cổ phần của các TCTD. Cụ thể, Nghị định 01/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 69/2007/NĐ-CP đã cho phép các NHTMCP đƣợc phép bán tối đa 20% cổ phần mà không cần xin ý kiến của Chính phủ. Trong trƣờng hợp đặc biệt, để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, tùy từng trƣờng hợp cụ thể Thủ tƣớng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nƣớc ngoài, một nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài tại TCTD vƣợt quá giới hạn quy định.

Gần đây có hiện tƣợng một số ngân hàng ngoại thoái vốn khỏi ngân hàng trong nƣớc nhƣ ANZ thối vốn STB…, mà một trong những lý do chính là việc tham kiến và tiếp thu tại các hội đồng quản trị, ban điều hành không dễ dàng do cơ chế vận hành của các ngân hàng Việt Nam không minh bạch, làm cho các đối tác nƣớc ngồi nhƣ “đi bộ trong bóng tối”. Điều này là do các ngân hàng ngoại góp vốn vào các ngân hàng trong nƣớc với tỷ lệ khơng đủ lớn, dẫn đến tiếng nói của họ khơng có sức nặng trong hội đồng quản trị cũng nhƣ đại hội cổ đông của ngân hàng.

Trong nhiều cuộc đàm phán tiếp xúc với đối tác ngoại, các ngân hàng ngoại vẫn muốn rót vốn vào các ngân hàng yếu kém, nhƣng trở ngại về tỷ lệ góp vốn vẫn là rào cản lớn. Tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, giới hạn góp vốn cho khối ngoại tại các tổ chức tín dụng đƣợc áp dụng từ 30-50%, cao hơn so với Việt Nam. Tỷ lệ này giúp nhà đầu tƣ ngoại có quyền chi phối tại ngân hàng, từ đó thúc đẩy họ hỗ trợ ngân hàng phát triển tối đa, còn với tỷ lệ tối đa 20% nhƣ ở Việt Nam, đối tác ngoại cảm thấy chƣa có đƣợc tiếng nói quan trọng và e ngại rót vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w