1 .Các khái niệm
3.2 Tác động của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” đến quan hệ
3.2.1 Tác động tích cực
3.2.1.1 Gia tăng quy mô và khối lƣợng thƣơng mại Việt Trung
Hành lang và vành đai kinh tế tạo điều kiện để các địa phương trong vùng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, giảm chi phí trung gian do đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trao đổi, thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển ở các vùng để hình thành nên một khu vực thị trường rộng lớn có khả năng thu hút và thâm nhập với các khu vực thị trường khác. Việt Nam – Trung Quốc có những điểm tương đồng về nhu cầu đối với các mặt hàng, cụ thể là các yêu cầu về chất lượng không quá cao, phù hợp với trình độ sản xuất, chi phí vận tải thấp, thanh toán sử dụng tiền nội tệ nên tiết kiệm được ngoại tệ mạnh.
Bảng 3.1 Biểu thống kê tình hình thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc từ năm 2007 đến tháng 7 – 2012.
Đơn vị: triệu USD
Năm Chỉ tiêu Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch thƣơng mại
Hai tuyến hành lang và vành đai kinh tế này dù chưa được hình thành theo đúng cấp độ của chiến lược đề ra nhưng đã được hai nước sử dụng như là tuyến chính trong trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai bên. Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2011 là 35,7 tỉ USD và chính phủ hai nước đã thơng qua mục tiêu “60 tỉ USD vào năm 2015”. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 11,1 tỷ USD, nhưng lại nhập trên 24,5 tỷ USD từ Trung Quốc. Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 18,4% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 0,98% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (chiếm 11,3% tổng giá trị xuất khẩu) nhưng lại là thị trường nhập khẩu lớn nhất (23,2% tổng giá trị nhập khẩu). Trong khi đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm 0,6% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc và tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,3% tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, sang năm 2012, quí I/2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc 2,7 tỷ USD, tăng 27,61% so với cùng kỳ năm 2011, tính riêng tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,1 tỷ USD, tăng 7,87% so với tháng liền kề trước đó. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Trung Quốc trong thời gian này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, dầu thô, than đá, xăng dầu , gỗ và sản phẩm. Trong đó, mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch cao, đạt 205,7 triệu USD trong tháng 3, tăng 52,27% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc quí I/2012 lên 403,1 triệu USD, tăng 246,11% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắn và sản phẩm, với 153,6 triệu USD, tăng 150,49% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng sắn và sản phẩm 3 tháng đầu năm 2012 lên 319,4 triệu USD, nhưng giảm 11,15% so với 3 tháng năm 2011. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nơng sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều khơng đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường. Việc hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh vài năm gần đây cũng bởi các doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời sự thay đổi quy định và thủ tục nhập hàng của phía Trung Quốc. Hiện tại, sản xuất lương thực của Trung Quốc không theo kịp đà tiêu dùng đang tăng cao trong nước. Trong quý I/2012, nhập khẩu ngũ cốc của nước này đã tăng gấp 5 lần so với mức kỷ lục 3,84 triệu tấn. Mặc dù là nước sản xuất song Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Năm 2011, sản lượng lúa của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 200,78 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 199 triệu tấn và lượng tồn kho rất ít. Trước đây, Trung Quốc chỉ mua gạo thơm và gạo chất lượng cao từ Thái Lan song thời gian gần đây đã chuyển sang mua gạo của Việt Nam do có giá thấp hơn mà chất lượng tương đương.
Hình 3.1. Một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2010
Vượt qua khối ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU..., 8 tháng đầu năm 2012, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 18,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 8 tháng đầu năm 2012, một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước như máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện tử, máy tính, linh kiện, điện thoại, nguyên phụ liệu dệt may giày và dép. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện tăng mạnh nhất, tới 88,7% đạt 8 tỷ USD. Ngược lại, xăng dầu, kim loại thường, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu lại giảm, trong đó ô tô nguyên chiếc giảm mạnh nhất, tới 50,6%, đạt 385 triệu USD.
Hình 3.2 Một số nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2010
(Nguồn: Website Tổng cục hải quan -2010)
Tuy Việt Nam hiện đang gặp bất lợi do nhập siêu từ Trung Quốc cao nên sẽ khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn cịn yếu trong cạnh tranh nên khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc song nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.
Việc trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh nằm trong hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu biên mậu Việt Nam – Trung Quốc qua khu vực điểm đầu
mối phía Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc đã gia tăng liên tục trong thời kỳ từ năm 2005 – 2010. Kim ngạch xuất khẩu biên mậu của Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ 589,53 triệu USD năm 2005 lên 1.201,20 triệu USD năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu biên mậu Việt – Trung luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 16% đến 26% so với tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Trung Quốc.
Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu biên mậu của Việt Nam với Quảng Tây và Vân Nam (năm 2005 -2010).
Đơn vị: Triệu USD
Việt Nam Quảng Ninh Lạng Sơn Cao Bằng Hà Giang Lào Cai Lai Châu Điện Biên Tổng cộng Tỷ trọng* (%)
*Tỷ trọng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây so với tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Trung Quốc.
(Nguồn: Tổng hợp từ Sở Thương mại Quảng Tây và Vân Nam – Trung Quốc)
Nếu năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt –Trung qua các cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu (Vân Nam) chỉ đạt 210 triệu USD, thì đến năm 2010, sự
năm 2001. Bên cạnh đó, tại thời điểm cuối năm 2010, có trên 430 tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên thực hiện thanh tốn qua ngân hàng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở cửa khẩu quốc tế Lào Cai với tổng doanh số thanh toán chung xuất nhập khẩu hàng hóa qua ngân hàng ước đạt 5.302 tỷ đồng [19]. Có thể thấy rằng, việc khai thơng các tuyến hành lang có tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của các tỉnh vùng biên và các tỉnh trên tuyến hành lang tăng lên, song tỷ trọng của chúng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Trung Quốc lại có xu hướng giảm. Vì vậy, tác động của sự phát triển hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” chưa mang lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam, thậm chí cịn đáng lo ngại nếu nhìn vào giá trị và cơ cấu xuất nhập khẩu.
3.2.1.2 Khắc phục những tồn tại trong hoạt động mậu dịch biên giới
Sau khi mở cửa biên giới, việc buôn bán giữa hai nước qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, các cặp chợ ngày càng diễn ra sôi động. Việc buôn bán trao đổi hàng hoá đã đáp ứng một phần nhu cầu của mỗi nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng kinh tế biên giới hơn. Các tỉnh biên giới có thể làm các đầu mối giao dịch tiếp cận các tổ chức và tập đoàn kinh tế của Trung Quốc để nhập khẩu từ Trung Quốc những máy móc thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ cho các nghành sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thiết bị, phụ tùng thay thế thuộc ngành y tế, vận tải, hóa chất một số mặt hàng có thể chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ, phù hợp với đại đa số thu nhập của người Việt Nam. Với Việt Nam, mua bán tiểu ngạch với Trung Quốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của ACFTA, lại chiếm một tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại song phương. Việt Nam có bảy tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc. Ở các địa phương này, hình thức bn bán biên mậu (chưa tính đến bn lậu và gian lận thương mại) rất phổ biến. Biên mậu có vai trị quan trọng
mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu nhưng chất lượng chưa cao. Qua con đường biên mậu, việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất cũng diễn ra sôi động. Theo thống kê của Bộ Công thương, trong giai đoạn 2006- 2008, hoạt động thương mại biên giới qua các tỉnh biên giới Việt - Trung không ngừng tăng về giá trị tuyệt đối, bình quân mỗi năm trên 40%. Thống kê năm 2008 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua đường tiểu ngạch chiếm một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Sở dĩ kênh mua bán này phát triển với tốc độ nhanh như vậy chủ yếu là do thói quen, tập quán buôn bán của doanh nghiệp hai nước nhiều năm qua. Hơn nữa, hình thức giao thương nơi cửa khẩu có những cách làm dễ dàng hơn xuất qua đường chính ngạch vì thủ tục đơn giản, chỉ cần khai báo hải quan. Đồng thời, cách mua bán này ít chịu các hình thức kiểm dịch khắt khe nên chi phí thấp, hoặc chỉ chịu các loại phí biên mậu. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh chóng, đặc biệt là các cặp chợ đường biên, lối mòn, sự bất cập về cơ sở hạ tầng, phương tiện và biện pháp quản lý làm nảy sinh vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi. Với mục tiêu phát triển biên mậu Việt - Trung theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chống bn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội khu vực biên giới, đã có nhiều giải pháp được phía Việt Nam đưa ra và bước đầu triển khai: Thoả thuận với phía Trung Quốc để từng bước áp dụng các quy định, tiêu chuẩn thống nhất cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới của hai nước nhằm đưa hoạt động biên mậu vào nề nếp và ổn định, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại tại các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung như đường giao thông, trung tâm thương mại, kho bãi, thông tin, xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Tiến tới lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của biên mậu Việt - Trung để góp phần phát triển kinh tế, thương mại của các
tỉnh giáp biên giới Việt – Trung, chính quyền các cấp địa phương hai bên cũng đưa ra các chủ trương nhằm đưa hoạt động buôn bán tại vùng biên giới hai nước đi vào nề nếp, ổn định và phát triển lành mạnh như quan tâm chấn chỉnh cũng cố các lực lượng kiểm tra kiểm soát trên địa bản mỗi tỉnh, làm trong sạch đội ngũ chống buôn lậu và gian lận thương mại, đề ra các giải pháp tích cực, sự phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh biên giới với các tỉnh nội địa kế cận để chống các đường dây bn lậu có tổ chức liên tỉnh.
3.2.1.3 Cải thiện kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của các địa phƣơng trong tuyến hành lang và vành đai kinh tế
Trao đổi kinh tế thương mại trên tuyến hai hành lang, một vành đai kinh tế góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh tiềm ẩn của các tỉnh nằm trên hành lang, tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúp các địa phương cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự ra đời trong tương lai một số trung tâm kinh tế quan trọng. Hoạt động của hành lang kinh tế còn tạo điều kiện để các tỉnh thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải và hậu cần, những dịch vụ rất đặc trưng để phát huy lợi thế do có sự hình thành của tuyến hành lang kinh tế. Kết quả những thay đổi nói trên bắt nguồn từ việc khai thác hiệu quả hành lang kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế các tỉnh trong vùng.
Hai hành lang kinh tế tạo dựng kết cấu hạ tầng cho việc phát triển các khu kinh tế tập trung, góp phần hiện đại hóa nơng thơn và thúc đẩy nơng nghiệp phát triển. Thông qua hoạt động của hành lang, các sản phẩm nơng nghiệp có được thị trường tiêu thụ, hạ giá thành và nâng cao chất lượng. Mặt
sản xuất nông nghiệp, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cần thiết, học hỏi được kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi của Trung Quốc để phát triển nơng nghiệp. Sự phát triển của hành lang cịn tạo điều kiện thúc đẩy q trình đơ thị hóa nơng thôn, tạo thêm những ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động nơng nghiệp góp phần đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Hai hành lang kinh tế tạo môi trường thuận lợi để các địa phương trong vùng thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực để phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao như công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có tiềm năng du lịch lớn. Phát triển tuyến hai hành lang, một vành đai kinh tế tạo điều kiện để khai thác tốt hơn tiềm năng này. Khách du lịch Trung Quốc sẽ có nhiều sự lựa chọn con đường đến du lịch Việt Nam thông qua các cửa khẩu đường bộ ở Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái, bằng đường biển và đường hàng khơng. Người Việt Nam cũng có thêm điều kiện và cơ hội để du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh của Trung Quốc. Việc hình thành tuyến hành lang và vành đai kinh tế này cũng mở ra những cơ hội to lớn để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của Việt Nam vả Trung Quốc trong mối liên kết với các nước tiểu vùng sông Mekong và các nước ASEAN.
Thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng của các tỉnh trong tuyến hành lang, vành đai kinh tế: Quá trình phát triển của hai hành lang, một vành đai kinh tế tạo điều kiện cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương nhất là các tỉnh vùng núi của hai nước. Trong chương trình dự án Hành lang do ADB tài trợ và đầu tư của chính phủ hai nước, hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường sông, cảng biển, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng
sẽ từng bước được hiện đại hóa. Điều kiện kết cấu hạ tầng được cải thiện sẽ thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, nâng cao đời sống vật chất tinh thần