CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập các tài liệu thứ cấp đã đƣợc công bố. Cụ thể, luận văn sử dụng các thông tin tài liệu qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng, và cả trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng.
Kết hợp với các phƣơng pháp khác, các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý một cách khoa học và chính xác. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng để nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng cho ngƣời nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An ở chƣơng 3.
2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh
Sau khi thu nhập số liệu, dùng phƣơng pháp thống kê, mô tả để tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tƣơng đối, và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mơ tả quy mơ và sự thay đổi của các số liệu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An. Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng trong chƣơng 1, 3, 4 của luận văn.
Với những tài liệu đƣợc thống kê, luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích các hiện tƣơng kinh tế xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác... Trong luận văn, ở chƣơng 3, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh kết quả hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An theo thời gian để khẳng định các vấn đề ƣu tiên giải quyết, tính hiệu quả của các giải pháp trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của chi nhánh.
2.2.3. Phương pháp logic – lịch sử
Thực hiện phƣơng pháp này này, một mặt cho phép có thể nhìn thấy tồn bộ sự vận động, phát triển và của quá trình thực hiện chƣơng trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An. Qua đó giúp ta rút ra quy luật vận động, những diễn biến phức tạp của hoạt động tín dụng hộ nghèo trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể nhất định. Bằng phƣơng pháp lịch sử, ngƣời nghiên cứu sẽ biết đƣợc sự việc (đối tƣợng) diễn biến nhƣ thế nào, kể từ khi xuất hiện; còn phƣơng pháp lơgic lại cho biết đƣợc diễn biến đó vận động theo qui luật nào? nó do những nguyên nhân nào gây ra? và nguyên nhân nào
là nguyên nhân chủ yếu và nó sẽ dẫn đến kết quả ra sao? Nói cách khác, phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử sẽ giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu trong những thời gian, khơng gian với những điều kiện hồn cảnh cụ thể.
Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu lơgíc-lịch sử trong tồn bộ luận văn để xâu chuổi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đƣa ra các quan điểm một cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiển của vấn đề nghiên cứu cho đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp.
2.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này chủ yếu trong chƣơng 3 và 4 để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An, chủ yếu ở chƣơng 3. Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong các chƣơng 1, 3 của luận văn. Tại chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp này để tổng hợp các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các cơ sở lý luận và tình hình giải quyết việc làm của các địa phƣơng, từ đó khái quát việc nghiên cứu và đƣa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tại địa bàn.
Tại chƣơng 3, tác giả dùng phƣơng pháp này để tổng hợp và khái quát tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế cũng nhƣ các vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY