Đánh giá thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội ở nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 77)

ở nông thôn Vĩnh Phúc

Sự phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn. Đó là:

Thứ nhất, tạo điều kiện để mở rộng việc thu hút các nguồn lực về lao

động, vốn, tài nguyên và công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Vĩnh Phúc là tỉnh có ít làng nghề, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp với cây lúa là cây trồng chính. Qua khảo sát hiện nay trên địa bàn tỉnh có 31 làng nghề TTCN với 14 ngành nghề sản xuất khác nhau. Trong số 31 làng nghề TTCN có 18 làng nghề truyền thống: Trong đó nghề mộc có nhiều làng nghề: 12 làng; ngồi ra có những nghề độc đáo và đặc sắc như nghề đá; nghề gốm, nghề chế biến thức ăn và các sản phẩm rắn, nghề rèn...

Trong số các làng nghề nêu trên, đa số bước đầu đã được khôi phục và phát triển. Qua hai lần xét duyệt làng nghề năm 2006 và năm 2009. Căn cứ vào Quyết định số 44/2005/QĐ-UBND về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn và một số chính sách đối với làng nghề...” của UBND tỉnh, Hội đồng xét duyệt làng nghề tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận 19 làng nghề đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh.

- Huyện Vĩnh Tường có 7 làng nghề, gồm có: 1 làng nghề rèn Bàn Mạch xã Lý Nhân; làng mộc Vân Giang; làng mộc Văn Hà xã Lý Nhân; hai làng mộc Bích Chu và Thủ Độ thuộc xã An Tường; làng nghề chế biến thức ăn và sản phẩm rắn xã Vĩnh Sơn; làng nghề cơ khí và vận tải đường thủy thơn

- Huyện Yên Lạc có 5 làng nghề, đó là: Hai làng nghề mộc Vĩnh Đồi và Vĩnh Đông thuộc thị trấn Yên Lạc; làng mộc Lũng Hạ xã Yên Phương; làng nghề chế biến tơ nhựa Tảo Phú xã Tam Hồng và làng nghề chế biến bông vải sợi Thơn Gia xã n Đồng.

- Huyện Bình Xun có 4 làng nghề, đó là: Ba làng nghề mộc của thị trấn Thanh Lãng là các làng: Làng mộc Xuân Lãng; làng mộc Yên Lan và làng mộc Hợp Lễ, và làng gốm Hương Canh.

- Huyện Lập Thạch có làng đá Hải Lựu.

- Huyện Sơng Lơ có 2 làng mây tre đan: Triệu Xá xã Triệu Đề và Thôn

Mới xã Cao Phong.

Các làng nghề đang được khôi phục và phát triển.

Cùng với 19 làng nghề đạt tiêu chuẩn được công nhận, một số làng nghề đang được khơi phục và phát triển ở các huyện thị đó là:

- Nghề mộc: Xã Trung Hà, thôn Vĩnh Trung thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc; thôn Hiển Lễ xã Cao Minh thị xã Phúc Yên.

- Nghề chế biến lương thực, xã Bồ Sao thơn Hịa Loan xã Lũng Hịa huyện Vĩnh Tường, thơn Khả Do xã Nam Viêm thị xã Phúc Yên.

- Nghề Tái chế nhựa: Thôn Đông Mẫu xã Yên Đồng huyện Yên Lạc.

- Nghề tái chế sắt, thép phế liệu: Xã Đồng Văn, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc.

- Nghề mây tre đan: Xã Đồng Thịnh huyện Sông Lô; xã Văn Quán, xã Xuân Hòa, xã Vân Trực, huyện Lập Thạch.

- Nghề thêu ren, móc: Xã Phú Xuân, xã Tân phong, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xun.

Hầu hết các ngành nghề nơng thơn hiện nay được tổ chức theo loại hình hộ gia đình, sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất, củng cố thủ cơng truyền thống, trình độ cơng nghệ lạc hậu, trình độ cơ khí hố thấp, những cơ

của các đơn vị sản xuất Nhà nước. Sự yếu kém về nhà xưởng, công nghệ, thiết bị hiện nay làm cho ngành nghề nơng thơn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, cũng như việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của công nghiệp thành thị hay hàng nhập ngoại.

Với thực trạng các nghề TTCN trên địa bàn như vậy, việc dạy và truyền nghề, nhân cấy nghề mới cho các xã, phường chưa có nghề, cho lao động nhàn rỗi thiếu việc làm trong những năm qua đó nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, tỉnh cùng nhiều cấp, ngành, nhiều tổ chức, hiệp hội. Bảng 2.3. Số hộ và cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc Tổng số: Hộ và cơ sở SX TTCN, ngành nghề 1. Tập thể (HTX) 2. Tư nhân 3. Cá thể 4. Hỗn hợp

Nguồn: Trung tâm Khuyến công Vĩnh Phúc.

Trong những năm qua, cùng với sự khơi phục và phát triển các làng nghề đã hình thành một số cơng ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX, những cơ cở sản xuất này đã thuê thêm lao động, đầu tư vốn mua sắm trang thiết bị để thay thế lao động thủ công ở những khâu nặng nhọc như: máy xẻ, máy cưa, máy khoan, máy cắt của nghề mộc; máy khoan, máy dụi, máy sẻ, máy cắt của nghề khai thác đá; máy đập, máy kéo, máy các của nghề rèn; máy chẻ, máy chuốt nan của nghề mây tre đan… Việc tập trung lao động và trang

thiết bị ở những cơ sở sản xuất đã hình thành sự phân cơng lao động bước đầu trong các làng nghề. Các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệc qua chế biến cho các hộ sản xuất hoặc gia công ở những khâu lao động nặng nhọc, tạo điều kiện tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Triển khai thực hiện Quyết định số 48 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về “Chương trình khuyến cơng tỉnh Vĩnh Phúc gia đoạn 2006- 2010”, thời gian qua trung tâm khuyến công Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp - TTCN và đạt được kết quả đáng khích lệ.

Trung tâm đã triển khai hỗ trợ nhiều đề án, nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực. Một trong các nội dung được trung tâm đặc biệt quan tâm là công tác hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề. Cụ thể trung tâm đã đón các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Khả Đào (Hà Nội) và các làng nghề đan lát Ngọc Đông (Hà Nam) về mở lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu cho hơn 5.000 người ở những làng nghề truyền thống đan lát đang bị mai một như Triệu Đề, Đồng Ích, Văn Quán (Lập Thạch), Trung Kiên (Yên Lạc), Minh Quang (Tam Đảo). Cùng với việc mời thầy giỏi về truyền nghề, trung tâm Khuyến cơng cịn tổ chức đào tạo các nghề thêu, mây tre đan, nghề mộc cho trên 2.500 người tại những xã còn trắng về CN - TTCN. Sau khi được đào tạo, truyền nghề các học viên đã trở thành lượng lao động kỹ thuật nòng cốt tại các làng nghề, doanh nghiệp.

Trung tâm cịn hỗ trợ xây dựng thành cơng 4 mơ hình trình diễn kỹ thuật làm điểm để nhân ra diện rộng. Đó là mơ hình sản xuất phôi thép chất lượng cao tại cơng ty TNHH Nguyệt Ánh; mơ hình sản xuất linh kiện phụ tùng ơ tơ, xe máy tại cơng ty Comssmos; mơ hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Cơng ty TNHH Quế Lâm phương Bắc; mơ hình kỹ thuật sản xuất đồ nội thất từ tấm cót tại Cơng ty cổ phần tre Việt. Bên cạnh đó, Trung tâm cịn hỗ trợ đầu tư thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho các làng nghề sản xuất bún, bánh ở thôn Hà Loan (xã Lũng Hồ, huyện Vĩnh Tường); chế

biến rượu rắn đóng chai ở cơng ty cổ phần thương mại rắn Vĩnh Sơn và HTX chăn nuôi chế biến rắn Thịnh Hưng (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường); nghề tương Khả Do ở thôn Khả Do (xã Nam Viêm - thị xã Phúc Yên); nghề gốm Hương Canh tại Lò Cang (trị trấn Hương Canh); nghề chế tác mỹ nghệ tại cơng ty TNHH Tồn Trường và nghề làm gốm mỹ nghệ tại công ty TNHH Phát Thịnh. Đồng thời, Trung tâm cũng đã phối hợp với Viện Kinh tế và phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm - Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho gần 200 cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp; Phối hợp với trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm tổ chức đào tạo tin học văn phòng và ứng dụng thương mại điện tử cho hàng chục cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ khuyến công xã, huyện.

Về nguồn vốn hỗ trợ cho các làng nghề cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: Bảng 2.4 Đơn vị tính: triệu đồng 2006 2007 2008 2009 Nguồn: [31]

Tổng số kinh phí 4 năm đã thực hiện là: 8.841 triệu đồng. + Trong đó khuyến cơng quốc gia là: 2.341 triệu đồng. + Khuyến công địa phương là: 6.500 triệu đồng.

Bảng 2.5. Giá trị và tỷ trọng sản xuất của các làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến 2005 Chỉ tiêu 1. Giá trị TTCN - nghề theo giá cố định năm (Tr. đồng) 2. Tỷ trọng giá trị SX nghề TTCN trong cơ cấu giá trị SX

ngành CN giá cố định 1994 (%) 3. Tốc độ triển làng TTCN (năm trước = 100%)

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển làng nghề - TTCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Nhờ được hỗ trợ, đào tạo, truyền nghề, hàng chục xã trước đây cịn “trắng” về CN - TTCN, hiện nay khơng những có nghề mới mà cịn phát triển mạnh như nghề thêu ở Thanh Lãng, Phú Xuân, Tân Phong huyện Bình Xuyên, nghề mây tre đan ở Vân Trực, Văn Quán, Cao Phong, Đồng Thịnh huyện Lập Thạch, nghề mộc ở Lý Nhân huyện Vĩnh Tường. Nhiều làng nghề còn phát triển theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ và làm hàng xuất khẩu như làng nghề mộc Thủ Độ (xã An Tường, huyện Vĩnh Tường).

Thứ hai, góp phần quan trọng vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên địa bàn.

Trong những năm qua từ khi tái lập tỉnh, thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khuyến khích nơng dân chuyển sang các nghề phi nông nghiệp, thúc đẩy khôi phục phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh và sự chỉ đạo của các ngành, các cấp cùng với sự cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế của nhân dân trong tỉnh, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế đạt được nhiều kết quả quan trọng. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐND Sở Công thương đã bám sát vào phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết hàng năm xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh chương trình đã góp phần vào tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp.

+ Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 4 năm 2006-2008 đạt 21,04%, tăng cao hơn mục tiêu Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐND đã đặt ra là 21%. + Tỷ trọng giá trị tăng thêm trên địa bàn của ngành công nghiệp - xây dựng năm 2006 đạt 57,01%, năm 2007 đạt 58,7%, năm 2008 đạt 57,50%, năm 2009 đạt 57,54% chiếm tỷ trọng cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐND đặt ra là phấn đấu đưa tỉ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 58,4% trong cơ cấu GDP của tỉnh vào năm 2010.

Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc theo ngành

Nguồn: [20]

Như vậy, qua bảng trên ta thấy tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Từ một tỉnh thuần nông đến nay cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố.

Thứ ba, góp phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường

Trong những năm qua, nhờ việc khuyến khích và hỗ trợ làng nghề phát triển thơng qua nhiều hình thức đã làm cho sản phẩm của làng nghề Vĩnh Phúc được cải tiến về mẫu mã, chất lượng. Các sản phẩm không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngồi. Ví dụ sản phẩm của làng mộc Vĩnh Đồi nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong nước, một số sản phẩm như: ván sàn, khung cửa được xuất sang các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc… Sản phẩm đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất gỗ xuất khẩu và có đại lí ở các tỉnh như: Móng Cái, Hải Phịng, Lào Cai, Lạng Sơn, Huế và một số tỉnh khác, tạo điều kiện mở rộng thị trường cho hàng hoá và giải quyết việc làm cho nhiều lao động của địa phương. Một mặt hàng khác của làng nghề được khách hàng trong cũng như ngồi nước ưa chuộng đó là sản phẩm mây tre đan. Các sản phẩm như: Hàng cơi, hàng mấn, hàng vuông… được xuất khẩu

sang một số nước ở Châu Âu (Anh, Pháp, Mỹ…) và được nhân dân các nước này ưa chuộng. Ngoài ra các sản phẩm khác như làng gốm Hương Canh, làng nghề chạm khắc đá… đang được dần chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thứ tư, giải quyết việc làm, thu nhập của người dân và tăng thu ngân sách của Nhà Nước.

Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số khá đơng, Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.383 người. Trong đó có tới 70% dân số ở trong độ tuổi lao động [41]. Dân số chủ yếu sống bằng nghề nơng nên thu nhập thấp, vì vậy nhu cầu việc làm ở Vĩnh Phúc là rất lớn. Với hệ thống làng nghề khá đa dạng, sản xuất thủ công là chính nên trong những năm qua các làng nghề ở Vĩnh Phúc đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho người lao động. Lao động sản xuất TTCN - làng nghề trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, năm 2000 có 23.459 người đến năm 2004 là 36.640 người, bình quân mỗi năm tăng lên 3.295 người tham gia vào sản xuất TTCN - làng nghề (tăng bình quân hàng năm là 14,05%) [52].

Bảng 2.7. Thu nhập của ngƣời lao động ở một số làng nghề năm 2005

Nghề đào tạo

1. Nghề mây tre đan

xuất khẩu

2. Nghề đá mỹ nghệ

3. Nghề mộc mỹ nghệ

Sở dĩ các làng nghề có khả năng tạo việc làm cho lao đơng dư thừa ở nông thôn là do hoạt động sản xuất trong các làng nghề tận dụng được triệt để lao động trong và ngồi độ tuổi theo hướng chun mơn hố từng khâu, từng cơng đoạn của q trình sản xuất. u cầu về lao động trong các công đoạn sản xuất khác nhau là khơng giống nhau. Có những cơng đoạn phải tập trung làm việc ngay tại xưởng song cũng có những cơng đoạn có thể mang về nhà và gia cơng ngay tại gia đình. Có những cơng đoạn địi hỏi phải có bàn tay khéo léo, con mắt tinh xảo của những nghệ nhân song lại có những cơng đoạn mà ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất đã kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác phát triển như thu gom phế liệu, vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của những người trực tiếp làm nghề…

Có thể khẳng định rằng việc khôi phục và phát triển làng nghề là một hướng đi đúng để Vĩnh Phúc có thể tận dụng nguồn nhân lực dồi dào của mình vào phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã có các chương trình khuyến cơng nhằm thúc đẩy q trình khơi phục và phát triển làng nghề, với nhiều hình thức khác nhau.

Hàng năm, với nguồn kinh phí khuyến cơng được cấp theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND tỉnh ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 48/2006/QĐ- UBND ngày 05 tháng 7 năm 2006 về chương trình khuyến cơng và phát triển làng nghề giai đoạn 2006-2010, Trung tâm khuyến công trước đây, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp hiện nay đã tích cực triển khai hiệu quả các hoạt động đào tạo, truyền nghề TTCN.

Số lao động được đào tạo và giải quyết việc làm ở các làng nghề cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w