2.2.1. Phương pháp logic lịch sử
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở các tài liệ u như sách chuyên ngành, cơ chế chính sách liên quan đến đề tài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, số liệu thống kê để tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận cho đề tài tác giả nghiên cứu . Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về kiểm soát chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN”.
2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích là việc phân chia đối tượng nghiên cứu thành các mặt, các bộ phận, các mối quan hệ về mặt thời gian từ đó phát hiện ra bản chất, xu hướng của vấn đề nghiên cứu. Phân tích cái riêng để tìm ra được cái chung, thơng qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thơng qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với q trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra cái chung. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất khơng thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương
hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài nghiên cứu, chủ yếu tập trung ở chương 3 và chương 4 để đánh giá từng khía cạnh khác nhau của cơng tác kiểm sốt chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM q ua KBNN, các kết quả đạt được cũng như những hạn chế của từng nội dung trong hoạt động quản lý kiểm soát chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM qua KBNN.
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê là việc thu thập các dữ liệu từ các tài liệu thống kê, từ các nguồn dữ liệu thứ cấp do tác giả tổng hợp, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng các bảng biểu, hình và đồ thị. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng kiểm sốt chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Điện Biên.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc phân tích làm rõ sự khác biệt, những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu. Có hai cách thức so sánh tác giả sử dụng: Thứ nhất là so sánh với mục tiêu đánh giá; thứ hai là so sánh về số liệu định lượng giữa các thời kỳ để đánh giá về xu hướng biến động, quy mô nghiên cứu. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 “Thực trạng kiểm soát chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Điện Biên”.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN