Đánh giá chung về kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục tại ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm định chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ở đại học quốc gia hà nội (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục tại ĐHQGHN

3.4.1. Những kết quả đạt được

Việc cập nhật các văn bản, công cụ liên quan đến KĐCLDVGDĐH luôn đƣợc các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN quan tâm. Viện ĐBCL, các trung tâm ĐBCL tại các trƣờng,… thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, tập huấn, cập nhật các văn bản, cơng cụ kiểm định chất lƣợng. Qua đó có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời nhằm đáp ứng những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.

Hồn thành viện rà sốt, phân loại CTĐT theo các điều kiện KĐCL. Thông qua hoạt động hội thảo chuyên môn, báo cáo định kỳ công tác đảm bảo và kiểm định chất lƣợng, các chƣơng trình đào tạo tại ĐHQGHN đƣợc thƣờng xuyên rà soát, phân loại theo các điều kiện ĐBCL.

Năng lực cán bộ chuyên trách làm công tác đảm bảo và kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục luôn là vấn đề then chốt quyết định đến hiệu quả của Công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục tại các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN. Nhận thức đƣợc điều này, ĐHQGHN đã xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao nghiệp vụ ĐBCL cho cán bộ trong ĐHQGHN trong tháng 7/2015. Kế hoạch tập huấn đã giúp nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ

làm công tác ĐBCL, kiểm định chất lƣợng. Qua đó, đội ngũ cán bộ chun trách làm cơng tác kiểm định chất lƣợng ngày càng đƣợc hoàn thiện.

Các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN đều có các trung tâm/ Bộ phận ĐBCL và kiểm định chất lƣợng chuyên trách. Các cơ sở đào tạo đã tiến hành các hoạt động tự đánh giá đối với trƣờng và chƣơng trình đào tạo, một số cơ sở đã tiến hành đánh giá ngoài hoặc đã đăng ký, ký hợp đồng để thực hiện đánh giá ngồi trong thời gian tới.

Cơng tác kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục đã giúp các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống ĐBCL của mình. Qua đó tự hồn thiện và có những điều chỉnh thích hợp. Việc đƣợc đánh giá bởi một tổ chức kiểm định bên ngoài với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, là một cơ hội tốt để trƣờng khẳng định chất lƣợng dịch vụ giáo dục mà mình đang cung cấp với các bên liên quan, cũng nhƣ có nhiều cơ hội để cải tiến chất lƣợng trong thời gian tới.

Các trƣờng sau khi đƣợc kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục đại học thực hiện các hành động khắc phục những tồn tại theo khuyến nghị của hội đồng. Khơng ngừng duy trì và nâng cao chất lƣợng hoạt động. Các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN định kỳ rà soát, điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch và hoạt động toàn diện đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ và chuẩn mực của ĐHQGHN cũng nhƣ đòi hỏi của kinh tế - xã hội đất nƣớc. Thƣờng xuyên cập nhật, ứng dụng các phƣơng pháp quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục. Các trƣờng sau khi kết thúc chu kỳ kiểm định tiến hành hoạt động đăng ký kiểm định lại nhằm tái công nhận cho chu kỳ tiếp theo.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong những năm vừa qua công tác kiểm định chất lƣợng dịch vụ giáo dục tại ĐHQGHN bƣớc đầu đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định. Giúp các trƣờng, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục, nâng cao thƣơng hiệu, dần bắt kịp với xu thế chất lƣợng dịch vụ giáo dục trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Cụ thể:

Sau một thời gian dài triển khai nhƣng hiện ĐHQGHN vẫn chƣa ban hành đƣợc sổ tay hƣớng dẫn công tác ĐBCL làm căn cứ, nhất quán trong cách thức triển khai.

Nhân lực về ĐBCL, kiểm định chất lƣợng luôn là vấn đề khó khăn trong cơng tác ĐBCL, kiểm định chất lƣợng trong ĐHQGHN. Cán bộ chuyên trách hiện chƣa bổ sung định biên nhân lực, chuyên gia kiểm định còn chƣa đạt chuẩn, thiếu kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chƣa đƣợc đào tạo về kiểm định viên,…

Chƣa chủ động và đa dạng hóa các hình thức tăng cƣờng năng lực cho cán bộ làm công tác ĐBCL, kiểm định chất lƣợng. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, trƣờng cần phối hợp với viện ĐBCL, các đơn vị quốc tế trong việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ.

Kinh phí chi cho hoạt động ĐBCL, kiểm định chất lƣợng tại các trƣờng, khoa, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, chƣa chủ động cân đối kinh phí cho hoạt động ĐBCL. Chƣa ban hành hƣớng dẫn cụ thể về kinh phí chi tiết cho các hoạt động ĐBCL.

Theo kết quả KĐCL CTĐT của ĐHQGHN, những vấn đề cần cải tiến chất lƣợng đối với CTĐT qua đánh giá đƣợc hội đồng ĐBCL ĐHQGHN thảo luận và khuyến nghị để nâng cao chất lƣợng CTĐT. Một số kinh nghiệm chính đƣợc rút ra từ kết quả thực hiện KĐCL CTĐT là:

1. Chuẩn đầu ra của CTĐT cần thể hiện rõ sự liên hệ với từng môn học; cần đƣợc xây dựng cụ thể hơn, có thể đo lƣờng đƣợc, chú trọng tới các kĩ năng thực hành và kĩ năng mềm cho ngƣời học.

2. Mỗi CTĐT cần có bản mơ tả chi tiết thể hiện rõ lộ trình, chiến lƣợc thực hiện và cần công bố bản mô tả chƣơng tình cho các bên liên quan; các CTĐT cần phân bố hợp lý giữa kiến thức và kĩ năng chung với kiến thức và kĩ năng chuyên ngành.

3. Cần có sự thâm gia đầy đủ, định kỳ của cá bên liên quan nhƣ; sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động, các chuyên gia nƣớc ngoài trong việc thiết kế, điều chỉnh CTĐT; cần nghiên cứu kĩ yêu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc khi thiết kế và điều chỉnh CTĐT.

4. Chiến lƣợc dạy và học cần chú trọng quá trình thực hiện chƣơng trình và kết quả đầu ra; đƣợc xây dựng, đánh giá thƣờng xuyên, khách quan, hiệu quả, đảm bảo chiến lƣợc đƣợc thực hiện đúng.

5. Cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá đầu vào, quá trình và đẩu ra của sinh viên; sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá giúp đánh giá chính xác năng lực của mỗi sinh viên.

6. Chuẩn hóa cơng cụ đánh giá chất lƣợng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên hỗ trợ, tạo động lực cải thiện, phát triển đội ngũ giảng viên.

7. Cần có các bảng mơ tả cơng việc cụ thể đối với từng giảng viên, có kế hoạch để họ thực hiện và cơng bố các cơng trình nghiên cứu; xây dựng kế hoạch tổng thể để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giảng viên.

8. Tạo môi trƣờng cảnh quan, xã hội và tâm lý phù hợp cho ngƣời học.

9. Nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ học tập. Cập nhật thƣờng xuyên sách báo, tài liệu tham khảo, số hóa tài liệu giảng dạy, mở rộng nguồn học liệu điện tử.

10. Cải thiện hệ thống thu thập thông tin phản hồi của những bên liên quan, có cơ sở dữ liệu đầy đủ về các hoạt động đánh giá, phản hồi và dữ liệu về sinh viên và cựu sinh viên.

CHƢƠNG 4

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ

NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm định chất lượng dịch vụ giáo dục đại học ở đại học quốc gia hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w