3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.2. Hồn thiện chính sách tài chính, tiền tệ
Chính sách tài chính của Nhà nước là một cơng cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và xã hội, thực hiện chíh sách cơng bằng. Với vai trị đó, chính sách tài chính phải được xây dựng trên những cơ sở sau:
- Phải thực sự tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp hướng các hoạt động của mình, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp trong các hoạt đọng tài chính, từ khi tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, phải gắn quyền tự chủ, tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phải là cơ sở để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận ròng để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Phải bù đắp được chi phí và giải quyết việc làm cho người lao động, phải tạo cho doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro trong q trình sản xuất kinh doanh.
- Hồn thiện các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu theo yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế theo hướng đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng phải ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu. Ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thơng lệ quốc tế.
Về chính sách tiền tệ: Nhà nước cần có những chính sách phát triển thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá làm phương tiện điều hành và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trên thị trường, tác động đến mức cung và cầu tiền, ngoại hối trong nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định bằng hệ thống ngân hàng quốc doanh, khung lãi suất và tỷ giá liên ngân hàng. Nhà nước cần thiết lập một tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Mục đích của chính sách này nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khơng những thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế mà còn đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Chính sách này muốn đạt hiệu quả phải phối hợp các chính sách khác như chính sách hỗ trợ về vốn, thơng tin của nhà nước, tuỳ theo từng thời điểm, thời kỳ mà thiết lập chế độ tỷ giá hối đối có lợi và khơng chênh lệch quá lớn so với giá trị thực tế trên thị trường.
Thực tiễn các nước trên thế giới trong những năm vừa qua thường thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái nhằm tăng khả năng xuất khẩu và hạn chế hàng xuất khẩu. Thông qua việc thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái mới, họ sẽ làm cho đồng nội tệ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với đồng ngoại tệ, điều này sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá của nước họ trở nên rẻ hơn trên thị trường trong khi chất lượng hàng hoá vẫn ở mức cũ. Do đó tính cạnh tranh hàng hố của nước đó sẽ tăng lên, tạo điều kiện đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới.