5. Cấu trúc của luâṇ văn
1.3. Thực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn của chính quyền
1.3.3. Các điều kiện đểthực thi chính sách đào tạo nghề cholao động nông
nơng thơn cho chính quyền cấp huyện thành cơng
Có thể nói, q trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình bản thân người lao động và của toàn xã hội. Do vậy, để thực thi thành cơng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cần tập trung một số điều kiện sau:
1.3.3.1. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn phải được hoạch định sát với nhu cầu thực tế
Điều này có nghĩa là việc hoạch định chính sách phải xuất phát từ nhu cầu thực tế địa phương, phải gắn với nhu cầu của người lao động và phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền. Nếu hoạch định tốt chính sách sẽ tạo ra được một chính sách hợp lý để thực thi một cách hiệu quả. Ngược lại, hoạch định chính sách sai dẫn đến chính sách sai, gây khó khăn, tốn kém và xung đột giữa các bên có liên quan.
1.3.3.2. Những quy định pháp lý của chính quyền Trung ương liên quan đến thực thi chính sách đào tạo nghề phải đến được với người dân
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của chính quyền cấp huyện ln bị ràng buộc bởi quy định của Trung ương và của tỉnh. Những quy định này dù rất cụ thể, rõ ràng nhưng đôi khi lại bị chồng chéo giữa các chính sách nên việc triển khai thực hiện ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Do đó, những quy định pháp lý của chính quyền tỉnh, Trung ương liên quan đến thực thi chính sách đào tạo nghề phải đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, kịp thời và sát với điều kiện thực tế địa phương. Tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho việc thực thi chính sách đào tạo nghề được thực hiện thơng suốt, tránh chồng chéo và hướng dẫn không rõ ràng, gây khó khăn trong q trình thực thi chính sách.
1.3.3.3. Sự ủng hộ của người dân
Bất cứ một chính sách nào để đạt được đến sự thành công và hiệu quả đều phải được thực thi dưới sự ủng hộ và tin tưởng của người dân. Để chính sách đến được với người dân và lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, chính quyền cấp huyện phải làm tốt:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn chính sách đầy đủ kịp thời bằng nhiều hình thức phù hợp;
- Thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; - Coi trọng vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo cho người LĐNT.
1.3.3.4. Sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương
Chính sách được ban hành là dựa trên nhu cầu và điều kiện phát sinh do thực tế địi hỏi. Một chính sách chung của Nhà nước sẽ được áp dụng phổ biến đến tất cả các địa phương trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc triển khai và cụ thể hóa chính sách đó sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đến được với người dân lại là vấn đề của chính quyền địa phương đó. Vì vậy, để nhân dân được hưởng thụ chính sách thì trước hết chính quyền huyện phải cụ thể hóa chính sách đó sao cho chính sách đó có thể tiếp cận và đến được với nhân dân; phải ưu tiên bố trí ngân sách (hoặc lồng ghép các nguồn lực) để thực thi chính sách; phải đầu tư và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, học cụ, giáo viên cho cơ sở dạy nghề nhưng quan trọng hơn hết phải có sự “vào cuộc” của các cấp chính quyền trong việc quyết tâm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
1.3.3.5. Năng lực của bộ máy chính quyền cấp huyện
Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức; Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề nan giải, không thể thực hiện một sớm một chiều mà đòi hỏi cần có một lộ trình cụ thể, hội tụ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Mức độ chuyên sau, kỹ năng hành chính và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, cơng chức trong việc thực thi chính sách địi hỏi phải minh bạch, rõ ràng; cần chọn mơ hình mới, cách làm phù hợp theo đặc điểm từng địa phương, có kế hoạch nhân rộng những mơ hình hoạt động hiệu quả.
Như vậy, từ những điều kiện nêu trên có thể nhận thấy q trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều chủ thể khác nhau. Để tổ chức thực thi thành cơng chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của chính quyền cấp huyện cần có sự hỡ trợ từ tỉnh, phối hợp giữa các đơn vị, các chủ thể và phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đồng thuận, nhất trí của người dân nói chung, của lao động nơng thơn nói riêng thì mới đạt được cá mục tiêu đề ra.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực thi chính sáchđào tạo nghề cho lao động nông thôn và bài học rút ra cho huyện Bình Liêu