Kinh nghiệm một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 50)

5. Cấu trúc của luâṇ văn

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việcthực thi chính sách đào tạo

1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Hoành Bồ

Huyện Hồnh Bồ nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Ninh, phía bắc là huyện Ba Chẽ, phía tây bắc là huyện Sơn Động (Bắc Giang), phía tây là thành phố ng Bí, phía nam giáp thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long, phía đơng là thành phố Cẩm Phả.

Huyện gồm 1 thị trấn Trới và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hịa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai. Huyện có diện tích 843,7 km2 và 46.288 người, gồm nhiều dân tộc (Kinh 71%, Dao 18,8%, Sán Dìu 5,4%, Tày 3,3%, Hoa 1,2%) mật độ dân cư: 55 người/km2. Huyện ly là thị trấn Trới nằm trên quốc lộ 279cách thành phố Hạ Long khoảng 15 km về hướng tây bắc. Quốc lộ 279 theo hướng bắc đi huyện Sơn Động (Bắc Giang). Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 35,23%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo 64,77%.

Trong 5 năm thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT, huyện đã đào tạo 15 lớp nghề, số người tham gia học nghề là 465 người, trong đó có 2 lớp dạy nghề cho người nghèo, với số người tham gia là 62 người. Các nghề đào tạo kỹ thuật trồng rau, hoa, nấm, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến món ăn và lái xe ơ tơ hạng B2. Điều đáng mừng là sau đào tạo, hầu hết người học đều áp dụng kiến thức được học để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống. Một số không nhỏ học viên đã xin được việc làm trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và có thu nhập ổn định. Theo Phịng LĐ-TB&XH huyện Hồnh Bồ cho biết: “Các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn hiện đang mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động trên địa bàn. Bước đầu trở thành hành trang quan trọng, “tấm giấy thông hành” cơ bản để thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp”. Thực tế những kỹ năng nghề được học qua các khoá đào tạo nghề cho lao động nơng thơn hiện đang có tác

động mạnh mẽ đến đời sống của nhiều hộ gia đình. Với các lớp kỹ thuật lâm, nơng nghiệp, sau khi kết thúc có đến 70% học viên cùng gia đình triển khai thành cơng các kỹ năng nghề được học. Đáng nói là trong năm 2011 này, mơ hình kinh tế của các gia đình có học viên được đào tạo nghề đều cho thu nhập cao hơn năm trước. Huyện đã có thêm nhiều gia trại được mở rộng và phát triển theo quy mô trang trại cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Riêng 2 lớp nấu ăn và lái xe, theo báo cáo của Trường Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm - TKV, có trên 50% tổng số học viên xin được việc làm; số còn lại cũng tự mở hàng ăn tại nhà hoặc lái xe cho gia đình.

Để có được kết quả này, các phịng chức năng huyện Hoành Bồ đã triển khai rất chặt chẽ các khâu, từ khảo sát nắm bắt nhu cầu người học đến việc gắn hiệu quả của chương trình vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, các lớp đào tạo đều tuyển sinh được trúng đối tượng. Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức giám sát chất lượng đào tạo các lớp nghề; cùng với các đơn vị đào tạo tăng cường thực hành, nâng cao tay nghề. Nhờ đó, học viên ln được đào tạo đúng chương trình, nắm vững các kỹ thuật chun mơn, kỹ năng nghề để có thể bắt nhịp với yêu cầu công việc thực tế. Ngồi ra huyện cịn tích cực phối hợp với cơ sở đào tạo để kết nối tìm việc cho học viên sau khi ra trường. Đơn cử như với khố học lái xe ơ tô hạng B2, đơn vị đào tạo là Trường Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm, đã liên hệ với các đơn vị ngành Than để tạo việc làm cho học viên. Kết thúc khố học có khoảng 70% học viên đã được nhận vào làm trong các doanh nghiệp.

Theo cán bộ lao động xã hội, xã Tân Dân, các khoá đào tạo cho lao động nông thôn sẽ ngày càng trở nên cần thiết đối với toàn vùng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo thanh niên nơi đây, nhất là trong điều kiện các mơ hình hình tế trang trại, gia trại đang được khuyến khích phát triển sơi động như hiện nay. Hiện nhu cầu của người học mới chỉ ở các ngành quen thuộc như: Trồng rừng nguyên liệu, trồng hoa cao cấp, trồng rau an tồn, chăn ni gia súc... Tuy nhiên, tiến tới sẽ là các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhằm phục vụ cho các khu cơng nghiệp đang hình thành trên địa bàn... Từ chỡ xác định được nhu cầu này, nên trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn những năm tới đây, huyện

Hoành Bồ sẽ tăng cường thêm số lớp và học viên. Trong đó, ngồi các ngành nghề đã và đang đào tạo, huyện còn mở thêm một số chuyên ngành mới như sản xuất gốm xây dựng, cơ khí, chế biến nơng sản.

Tổ chức tuyên truyền có hiệu quả tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức đối với LĐNT để họ tự nguyện tham gia chọn nghề phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng. Những cơ quan, đơn vị có quản lý lực lượng lao động ( UBND xã, thị trấn, các trường THCS, THPT) đều phải có trách nhiệm tham gia tuyên truyền về ý nghĩa, quan điểm, mục tiêu và các chính sách quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg để người lao động biết lựa chọn đăng ký tham gia học nghề.

Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT thường xuyên tham mưu cho UBND huyện kiện toàn lại Ban chỉ đạo cấp huyện, phân cơng các thành viên ( có thay đổi, bổ sung) phụ trách địa bàn. Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg các xã, thị trấn tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, thống kê lao động trong độ tuổi để quản lý, phối hợp với Phòng lao động, thuong binh và xã hội và Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức tư vấn chọn nghề LĐNT.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Vân Đồn

Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp Thành phố Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ơng và sơng Voi Lớn, phía đơng giáp vùng biển huyện Cơ Tơ, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phốHải Phịng, phía Nam là vùng biển ngồi khơi vịnh Bắc Bộ.

Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3 km² . Dân số huyện Vân Đồn vào khoảng 43.000dân, tập trung chủ yếu ở thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long, Quan Lạn.Tộc người trên huyện đảo là dân tộc Việt (Kinh), Sán Chỉ, Dao, Tày, Hoa... Kinh tế của Vân Đồn theo mơ hình ngư - nông - lâm nghiệp.Đánh bắt

hải sản đồng thời với nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được nhân rộng và phát triển về quy mô. Trong thời gian tới, du lịch dịch vụ sẽ được phát triển ở huyện đảo này.

Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã: Bản Sen, Bình Dân, Đài Xun, Ðồn Kết, Ðơng Xá, Hạ Long ,Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Vạn Yên.

Trên cơ sở điều tra nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn, tình hình cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề, kinh tế - xã hội của địa phương mà hàng năm UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT; thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ từng thành viên; Tổ chức tuyên truyền, vận động để nhân dân được biết quyền lợi khi tham gia học nghề; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng200 – 300 lao động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động sau học nghề đạt trên 70%. Cụ thể:

Năm 2014, đào tạo nghề cho LĐNT dưới 3 tháng và sơ cấp nghề khoảng 645 người, trong đó nghề nơng nghiệp 493, phi nơng nghiệp 152 người; kinh phí huyện bố trí 441 triệu đồng.

- Tổng số LĐNT được học nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện 210 người trong đó nghề nơng nghiệp có 65 người, phi nơng nghiệp có 145 người so với năm 2013 có 190 người học thì năm 2014 LĐNT tham gia học hơn 20 người, tăng thêm khoảng 10,5%.

- Số lao động nơng thơn có việc làm sau khi học nghề nông nghiệp dạt trên 40%, nghề phi nông nghiệp đạt trên 70%.

- Đã mở 16 lớp tại các thôn, bản và tại Trung tâm dạy nghề với 466 người lao động tham gia học trong đó nghề phi nơng nghiệp có 275 người chiếm 59,1%, nghề nông nghiệp 191 người học chiếm 40.9%.

- Số người tham gia dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trong 5 năm 2010-2014 có 12 người.

- Số giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT là 18 người đã thực hiện tốt công tác truyền đạt kiến thức cho người lao động trên địa bàn huyện trong thời gian qua, đã góp phần nâng cao kỹ năng kiến thức trong công việc tự tạo việc làm chăn nuôi, trồng chọt và kiếm việc làm tại các cơ sở, doanh nghiệp.

- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất được hỡ trợ từ tỉnh và Trung ương, nhờ nguồn vốn đầu tư của nhà nước mà cơ sở vật chất của trung tâm dạy nghề tổng hợp được xây dựng, sửa chữa khang trang hơn, to đẹp hơn, mua sắm được nhiều trang thiết bị quan trọng phục vụ nhiệm vụ đào tạo nghề.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đào tạo nghề ở huyện Vân Đồn trong những năm qua vẫn cịn những hạn chế, bất cập. Đó là sự thiếu quan tâm trong cơng tác điều tra, đánh giá thực trạng tình hình lao động ở cấp xã, ngành nên chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch cũng như nhu cầu sử dụng lao động có nghề và chưa định hướng được nghề cần phát triển tại huyện nên chưa gắn kết được công tác đào tạo nghề với phát triển kinh tế - xã hội. Số người lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số còn thụ động, chưa tham gia học nghề nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề qua đó tìm kiếm việc làm cũng như áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi tại nhà. Chất lượng dạy nghề cho LĐNT một số nghề còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên một số bộ phận học viên sau khi học nghề xong nhưng khơng tìm được việc làm. Người lao động chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, cho gia đình nên chưa quan tâm đến việc học nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho LĐNT còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp. Vì lẽ đó, đổi mới cơng tác đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để bà con tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng nông thôn mới là vấn đề cấp bách hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w