5. Cấu trúc của luâṇ văn
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việcthực thi chính sách đào tạo
1.4.2. Bài học cho huyện Bình Liêu
Qua kinh nghiệm của 02 huyện cùng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian tới, đểthực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, huyện Bình Liêu cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Xây dựng bộ máy thực thi chính sách cần phân cơng, bố trí những cán bộ phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào trong bộ máy thực hiện. Tránh trường hợp cán bộ làm thực tế thì khơng phân cơng, cán bộ khơng làm thì phân cơng, bố trí.
- Làm tốt cơng tác lập kế hoạch triển khai chính sách, việc lập kế hoạch phải bám sát nhu cầu thực và điều kiện thực tế tại địa phương.
- Kịp thời ban hành những văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể công tác đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và dạy nghề cao cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tập huấn về nội dung của các chính sách, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn kinh phí, chế độ báo cáo v.v...
- Làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, để từ đó có ý thức chủ động, tự giác trong việc tham gia học nghề, chấp nhận chính sách và ủng hộ chính sách;
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn kết cụ thể với tiêu chí của chương trình xây dựng nơng thơn mới , chương trình tái cơ cấu ngành;
- Đảm bảo kịp thời phân bổ kinh phí cho việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương;
- Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các bên có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Kịp thời tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong qua trình triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn;
- Cơ sở dạy nghề cần đặc biệt quan tâm trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề, thắt chặt công tác tuyển sinh nhằm xác định đúng đối tượng có nhu cầu học nghề, có điều kiện để phát triển sau khi học. Có như vậy hiệu quả dạy nghề mới được đảm bảo;
- Cần có giải pháp gắn các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại,.. với cơ sở dạy nghề tốt hơn nữa để giải quyết việc làm cho học viên sau học nghề; - Để việc dạy nghề đạt hiệu quả cao cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chun mơn, cấp huyện, xã trong q trình thực hiện đào tạo nghề, các đơn vị dạy nghề cũng nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, khơng khốn trắng việc quản lý lớp cho giáo viên;
- Ở địa phương nào có sự quan tâm hay “ vào cuộc” của Cấp ủy, chính quyền
thì huy động được sự tham gia của cả hệ thơng chính trị, các cơ quan được phân cơng trách nhiệm cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, các cơ sở dạy nghề trong việc triển khai thực hiện thì địa phương đó các chính sách hoạt động được triển khai nhanh, hiệu quả.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1. Phƣơng pháp luận