PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại hà nội (Trang 50)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu và quy trình nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu về nguồn vốn của các Doanh nghiệp khởi nghiệp và cách thức huy động vốn của Doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Tìm ra những ưu, nhược điểm của một Doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của một Doanh nghiệp khởi nghiệp trong q trình huy động vốn cho cơng ty. Nhằm đưa ra một vài

gợi ý về giải pháp cho Doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình huy động vốn của mình.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu được thực hiện theo qui trình sau (nguồn tổng hợp)

Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định mục tiêu

nghiên ứ

Cơ sở lý thuyết Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin từ sách

báo, internet Khảo sát DN khởinghiệp So sánh và phân tích

Thu thập thơng tin nhằm đánh giá khách quan các yếu tố ảnh hưởng

đến họat động khởi nghiệp

Thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm xử lý dữ liệu để đánh giá thưc trạng huy động vốn của DN khởi nghiệp

Tổng hợp

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp

- Nghiên cứu các tài liệu, cơng trình khoa học, luận văn, tiểu luận, sách, báo…. Viết về vấn đề vốn và cách thức huy động vốn của Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng.

- Xây dựng bảng hỏi, điều tra, phỏng vấn các Doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập trong khoảng từ năm 2012 - 2015, các Doanh

nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Hà Nội (20 Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin) nhằm thống kê dữ liệu, thu thập thơng tin về tình hình về vốn và cách thức huy động vốn của Doanh nghiệp trong thời gian khởi sự. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình huy động vốn và những giải pháp huy động vốn hiệu quả nhất của Doanh nghiệp. Tìm ra xu hướng phát triển sản phẩm cũng như thị trường tiềm năng và kì vọng đối với thị trường của Doanh nghiệp.

Kết quả đạt được: Với 30 phiếu điều tra phát trực tiếp, thu về 30 phiếu, trong đó có 12 phiếu về doanh nghiệp khơng thuộc lĩnh vực CNTT, 18 phiếu về doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT (16 phiếu của doanh nghiệp tại Hà Nội, 02 phiếu của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh)

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, dữ liệu

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Tác giả thu thập qua sách báo, giáo trình, khóa luận, internet, và các nghiên cứu, các báo cáo phân tích của các chuyên gia ngân hàng đăng trên các tạp chí tài chính, ngân hàng. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 2010- 2015 của Doanh nghiệp khởi nghiệp

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin thu được từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tập trung lập danh mục các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huy động vốn của các Doanh nghiệp khởi nghiệp, kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia. Tác giả lập bảng câu hỏi theo dạng có sẵn để phỏng vấn các chủ Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp thành lập từ năm 2012 – 2015.

2.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp là nghiên cứu các tài liệu, lí luận khác nhau về vấn đề huy động vốn của các Doanh nghiệp để tìm hiểu sâu sắc hơn về việc huy động, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư của các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là các Doanh nghiệp khởi nghiệp. Liên kết từng mặt, từng bộ phận thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về vấn đề huy động vốn cho Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh nhằm đưa ra những nhận định về nguồn vốn đầu tư cũng như khả năng tiếp cận vốn đầu tư của các Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vục công nghệ thông tin trong những năm gần đây.

Phương pháp này nhằm giúp xác định sự thay đổi của nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư cũng như các quỹ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã thay đổi như thế nào trong từng năm, và tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi này. Đưa ra được nhận định và tìm giải pháp cho mơi trường phát triển công nghệ thông tin hiện nay và thị trường cho công nghệ thông tin hoạt động và phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ bên trong của một số Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn Hà Nội qua các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… Nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, các website liên quan…

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TẠI HÀ NỘI

3.1. Thực trạng khởi nghiệp tại Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Ở Hà Nội hiện nay, thị trường Khoa học - Công nghệ đang được định nghĩa là thị trường xoay quanh sản phẩm là các sản phẩm cơng nghệ vơ hình thuộc về sở hữu trí tuệ, khó định giá, ít mang lại giá trị do khơng có sản phầm thực tiễn. Tuy nhiên, do những nhu cầu cấp thiết, tự trong nội tại thị trường Hà Nội, một thị trường Khoa học và Công nghệ lấy sản phẩm cụ thể là công ty làm trọng tâm của thị trường từ đó tự động xây dựng nên một cộng đồng khởi nghiệp đầy tiềm năng và sôi động.

Đầu tiên để nhận diện cộng đồng các Doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng ta cần nhìn vào hệ sinh thái hiện có bao quanh cộng đồng này.

Nhìn vào sơ đồ về hệ sinh thái start-up Hà Nội hiện nay cho thấy cái nhìn của tổ chức đào tạo Doanh nghiệp khởi nghiệp Topica Founder Institute (TFI) về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hà Nội hiện nay gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Đó là những cộng đồng trực tuyến cùng với những trang thông tin truyền thông về khởi nghiệp, những sự kiện liên quan tới khởi nghiệp và công nghệ hay những khu khơng gian làm việc chung. Cùng với đó là sự tham gia của các Doanh nghiệp về công nghệ, các tổ chức thúc đẩy Doanh nghiệp cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm hay một số các tổ chức cung cấp vốn mồi ban đầu. Thông qua bảng thống kê này, ta thấy được một bức tranh khái quát về tất cả các

đối tượng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, sơ đồ này không thể hiện rõ được sự tương tác giữa từng thành phần trong cả hệ sinh thái cũng như những tác động của nó lên các startup, đối tượng chính của hệ sinh thái này.

Hình 3.1.Sơ đồ hệ sinh thái khởi nghiệp KH&CN tại Hà Nội (Topica Founder Institute, 2014)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietnam Silicon Valley,2014)

Chính vì vậy, mơ hình hệ sinh thái khởi nghiệp của Topica chưa phải là một mơ hình hồn thiện và hợp lý. Ngồi Topica cịn một tổ

chức khác đưa ra một hệ sinh thái khởi nghiệp khác có ảnh hưởng trực tiếp đến các Doanh nghiệp khởi nghiệp đó chính là mơ hình hệ sinh thái của Hà Nội Sillicon Valley.

Đề án thương mại hóa Khoa học và Cơng nghệ theo mơ hình thung lũng Silicon đã đưa ra một mơ hình về hệ sinh thái khởi nghiệp thể hiện tính tương tác rõ ràng hơn. Theo đề án, ba thành phần chính đánh dấu ba bước phát triển của các Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ lần lượt là Các tổ chức Đào tạo, Các tổ chức thúc đẩy Doanh nghiệp và Quỹ đầu tư mạo hiểm. Cùng với đó, các sự kiện, các cộng đồng cùng các hoạt động cộng đồng đóng vai trị giúp đỡ, giúp q trình phát triển của các Doanh nghiệp khởi nghiệp đi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

Hình 3.2: Mơ hình hệ sinh thái khởi nghiệp của Vietnam Sillicon Valley

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vietnam Silicon Valley, 2014)

Các tổ chức đào tạo đóng vai trị giúp đỡ, hỗ trợ các Doanh nghiệp khởi

khởi nghiệp cần được hỗ trợ cho quá trình ni dưỡng và hồn thiện các ý tưởng kinh doanh, cũng như thay đổi, hoàn thiện đội ngũ lãnh đạo. Ngoài ra, họ cũng cần được bổ sung những kỹ năng về kinh doanh như tài chính, quản trị Doanh nghiệp, marketing, cùng với đó là kỹ năng thuyết trình để thể hiện ý tưởng của mình một cách thuyết phục nhất. Quá trình đào tạo này là cần thiết để các startup trở nên chuyên nghiệp hơn, tăng tính cạnh tranh cho start-up và sẵn sàng hơn cho quá trình tham gia vào các tổ chức thúc đẩy Doanh nghiệp.

Các tổ chức thúc đẩy DN đóng vai trị rút ngắn thời gian phát triển của

các Doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua việc đầu tư vốn mồi cũng như đưa ra các tư vấn để Doanh nghiệp có định hướng phát triển đúng. Trong giai đoạn này, các Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ hoàn thiện và đưa ra sản phẩm thử nghiệm, rồi các sản phẩm hoàn chỉnh, bắt đầu q trình tìm kiếm khách hàng. Cùng với đó , thơng qua q trình thúc đẩy, các Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có cơ hội để mợ rộng mạng lưới của mình thơng qua việc gặp gỡ trao đổi với các nhà tư vấn hoặc các nhà đầu tư tiềm năng có quan tâm tới sản phẩm của mình. Hơn thế, họ cũng được mài rũa thêm các kỹ năng về kinh doanh cùng khả năng thuyết trình để thuyết phục các nhà đầu tư thiên thần hay các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư cho mình.

Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm là các tổ chức có nguồn vốn dồi dào và chấp

nhận rủi ro cao, sẵn sàng đầu tư một khoản tiền lớn vào trong các Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và tăng giá trị cao. Các Doanh nghiệp khởi nghiệp trưởng thành từ các tổ chức thúc đẩy Doanh nghiệp khi đạt được tới một mức độ phát triển nhất định sẽ có khả năng tiếp

cận được với các nguồn vốn mạo hiểm để tiếp tục thúc đẩy Doanh nghiệp của mình duy trì và phát triển vượt bậc.

Trong khi đó, các cộng đồng trực tuyến, các kênh truyền thông và các sự kiện khởi nghiệp sẽ đóng vai trị hỗ trợ, đẩy nhanh q trình của các nhóm khởi nghiệp đi từ giai đoạn này tới giai đoạn khác.

Trong đề án Thương mại hóa cơng nghệ theo mơ hình Thung lũng Silicon tại Hà Nội của Thạc sĩ Thạch Lê Anh có viết:

“Bản chất của Thung lũng Silicon, đó là sự gắn kết giữa ý tưởng – đào

tạo – đầu tư để tạo lập Doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm thương mại hóa chính sản phẩm cơng nghệ của mình.”

Hình 3.3.Bản chất mơ hình Thung lũng Sillicon

Như vậy, theo mơ hình này của Mỹ, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng xoay quanh startup - các chương trình đào tạo - tổ chức thúc đẩy Doanh nghiệp - quỹ đầu tư mạo hiểm.

Xét thấy, hiện nay, ở Hà Nội, hệ sinh thái khởi nghiệp tự giác ở Hà Nội cũng đã xuất hiện những chương trình, tổ chức hoạt động như các tổ chức tại Mỹ để cùng xây dựng nên một cộng đồng khởi nghiệp đầy sôi động và đang ngày một phát triển mạnh mẽ.

Tóm lại, trong hệ sinh thái khởi nghiệp, các Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được từng bước phát triển thông qua 3 giai đoạn, từ đào tạo cho tới thúc đẩy và tiếp đó là đầu tư mạo hiểm với sự xuất hiện của các thành phần tương ứng giúp quá trình này diễn ra. Sau khi đi qua hệ sinh thái này, các Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian và có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình phát triển và gọi vốn. Cộng thêm với đó, tốc độ phát triển của các Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ sẽ ảnh hưởng phần nào từ các nhân tố bên ngoài như các cộng đồng và các yếu tố pháp lý, xã hội có liên quan.

Ngồi những tổ chức là thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động với mục đích ươm mầm và phát triển các startup Hà Nội, chúng ta còn phải đề cập tới các hoạt động khác diễn ra xung quanh quá trình thành lập và phát triển của các startup. Những hoạt động này phần nào thể hiện được sự năng động và sôi động của cộng đồng khởi nghiệp Hà Nội.

Khi mơi trường khởi nghiệp cịn mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ, nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp đã hình thành nhằm mục đích hỗ trợ cho các Startup đang có nhu cầu tiếp cận với những xu hướng mới về công nghệ cũng như làm trỗi dậy tinh thần khởi nghiệp đang ngày một lớn mạnh trong cộng đồng những người trẻ tuổi tại Hà Nội.

Các trang thông tin và các trang cộng đồng khởi nghiệp tại Hà Nội : Launch, “Cộng đồng Internet Startup Hà Nội” khởi nguồn từ một

trang Fanpage của Facebook với chỉ vài trăm thành viên vào cuối năm 2009. Trong nỗ lực xây dựng cộng đồng này, nhóm sáng lập đã tiến hành dịch các nội dung hay được chia sẻ từ các nhà lãnh đạo trong ngành công nghệ thế giới, nhằm giúp các thành viên có thể tiếp cận, hiểu thêm về những xu thế mới trong công nghệ, về những gì đang diễn ra tại Thung lũng Silicon (Action.VN , 2013). Hiện nay, Launch đã có được số lượng thành viên lên tới gần 18,000 với rất nhiều các hoạt động diễn ra sôi nổi tại đây. Tại đây , hàng ngày đều có những bài đăng mới với nhiều nội dung phong phú liên quan đến thị trường công nghệ và cộng đồng khởi nghiệp. Nội dung các bài đăng có thể là chia sẻ các bài viết hay hoặc các sự kiện sắp diễn ra, cùng bàn luận về một xu hướng cơng nghệ mới hay thậm chí là chia sẻ những dự án khởi nghiệp cá nhân, tìm kiếm đối tác cho một dự án mới đang được ấp ủ....

Ngoài Launch, nhiều các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook khác với quy mô nhỏ hơn cũng đang phát triển như “Viet Nam Startup Club” với nhiều các thành viên nước ngồi cùng tham gia hay “iStartup

- Tơi khởi nghiệp” với số thành viên lên tới trên 1000 người và giữa các thành viên chính thường có các buổi gặp mặt offline, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trên con đường khởi nghiệp.

Về những trang thông tin trong lĩnh vực khởi nghiệp, có thể kể tới nhiều cái tên như Pandora.vn, Techinasia phiên bản Hà Nội hay Hub.vn, Techdaily.vn, Gik.vn, Action.vn. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại khi mà Techinasia tuy tiếp tục đưa thông tin công nghệ về Hà Nội nhưng đã ngừng triển khai phiên bản tiếng Việt, trong khi Hub.vn đã ngừng hoạt động, Action.vn vẫn đang tiếp tục trạng đường 4 năm của mình. Kênh truyền thơng này hiện không chỉ đưa những thông tin về khởi nghiệp

mà đã mở rộng thêm với nhiều bài viết về công nghệ, kinh doanh cùng nhiều bài đánh giá về thị trường và các cơ hội khởi nghiệp, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm khởi nghiệp…. Ngồi ra Action.vn cũng cập nhập

lịch trình cho các sự kiện về cơng nghệ và khởi nghiệp sẽ diễn ra cũng như có một trang đăng tuyển về các thông tin tuyển dụng nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ thông tin.

Những khu không gian làm việc chung

Những khu không gian làm việc chung được ra đời ngày một nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của một cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển tại Hà Nội. Khu khơng gian làm việc chung có thể được hiểu như một văn phòng chung nơi mọi người cùng chia sẻ mơi trường làm việc với nhau. Các nhóm, các cá nhân làm việc ở đây tuy thường không thuộc chung một tổ chức, nhưng họ thường sẽ cùng là thành viên trong một cộng đồng nhất định.

Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, rất nhiều các khu làm việc chung được mở ra như The Start Network, Work Saigon, Saigon Hub, Hub.IT, iHouse, Click Space…. Dự án Hà Nội Silicon Valley cũng đang chuẩn

bị đưa vào hoạt động một khu không gian làm việc chung tại Hà Nội trong năm 2015. Thực tế, khó khăn về tài chính nhất là về giá thuê mặt bằng đã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w