Nghiên cứu tiếp cận thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 26 - 28)

1.4. Các bƣớc thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu

1.4.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị hoạt động ngoại thương thì việc nghiên cứu thị trường quốc tế càng có ý nghĩa hơn bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc tiến hành giao dịch, thâm nhập vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp.

* Nghiên cứu thị trường trước tiên cần phải nhận biết hàng hóa.

Hàng hóa mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá trị, cơng dụng, nắm bắt được những đặc tính của nó và những yêu cầu của thị trường về hàng hóa đó như quy cách phẩm chất bao bì, cách trang trí bên ngồi, cách lựa chọn, phân loại,...

Bên cạnh đó, cần nắm vững tình hình sản xuất của mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về ngun vật liệu, cơng nhân tay nghề, nguyên lý cấu tạo... Mặt khác, cũng phải biết mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường. Thông thường tiến trình phát triển việc tiêu thụ một mặt hàng gồm bốn giai đoạn: thâm nhập, phát triển, bão hịa và thối trào. Nắm vững được giai đoạn mà sản phẩm đang tồn tại sẽ giúp ta đưa ra những phương sách hợp lý giúp công ty phát triển cùng với sản phẩm của mình.

* Nắm vững thị trường nước ngồi

Đối với những đơn vị kinh doanh với nước ngoài, việc nghiên cứu thị trường nước ngồi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý đến những điều kiện về chính trị - thương mại chung, luật pháp, chính sách bn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải, tình hình giá cước,...

Ngồi ra, đơn vị kinh doanh cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngồi đó như: Dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, những kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả, ...

* Lựa chọn khách hàng

Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh có thể lựa chọn thị trường, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào khách hàng. Trong cùng những điều kiện như nhau, việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành cơng, với khách hàng khác thì bất lợi. Vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị kinh doanh trong giai đoạn chuẩn bị là lựa chọn khách hàng. Việc lựa chọn khách hàng thường không căn cứ vào những lời quảng cáo, tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng, về thái độ chính trị của thương nhân, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w