2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty
2.2.7. Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thu hút lớn các dự án đầu tư nước ngoài khiến cho thị trường đồ uống Việt Nam ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều hãng bia lớn trên thế giới như: Heneiken, Tiger, Foster‟s, Carslberg, Zorok, Sanmiguel... Mới đây, Tập đoàn nước giải khát Mỹ Anheuser – Bush cũng đưa sản phẩm bia nổi tiếng Budweiser vào thị trường Việt Nam.
Đây cũng là thời kỳ phát triển và nở rộ của ngành bia Việt Nam. Hàng loạt các đơn vị sản xuất ra đời đã khiến môi trường kinh doanh phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Thực vậy, Việt Nam có hơn 400 nhà máy bia và các nhà
máy bia được phân bổ tại 49 trên 63 tỉnh thành của cả nước, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Năng lực sản xuất bia tập trung chủ yếu tại những tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương như: Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 23,2%,) Thành phố Hà Nội (chiếm 13,44%), Thành phố Hải Phòng (7,47%); tỉnh Hà Tây cũ (6,1%), Tiền Giang (3,79%); Huế (3,05%); Đà Nẵng (2,83%).
Ngoài ra, sự liên kết liên doanh giữa các tập đoàn gần đây cũng trở nên hết sức sôi động. Đáng kể đến là việc liên doanh liên kết sản xuất giữa Công ty cổ phần sữa Vinamilk và SABMiller với cơng suất 100 lít/năm tại Bình Dương, dự án nhà máy sản xuất bia cao cấp và thức uống có cồn do Tổng cơng ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và tập đoàn Scottish & New Castle (S&N) của Anh liên doanh hợp tác, với cơng suất 150 triệu lít/năm.
Nhìn nhận tổng quan từ tình hình thực tế trên có thể thấy rằng, Habeco khơng chỉ cạnh tranh với những nhãn hiệu bia nội như: Sài Gòn 450 ml, Bia lon 333 ml, SaiGon Special, SaiGon Export và hàng loạt nhãn bia địa phương như: Huda, Bến Thành, NaDa, Festival, Đại Việt,… mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều nhãn hiệu bia nổi tiếng trên thế giới đã được liệt kê ở trên.
Tuy nhiên, mỗi một cơng ty có những phân khúc thị trường riêng, chủ yếu như sau: thị trường bia phổ thông chiếm lĩnh bởi hai công ty là Sabeco và Habeco. Thị trường bia cao và trung cao cấp chủ yếu cung cấp bởi VBL giữa tập đoàn APB của Singapore và Tổng cơng ty thương mại Sài Gịn. Thị trường bia địa phương có rất nhiều hãng: Huda Huế, Bến Thành…
Trong thời kỳ hội nhập các hãng bia nói chung và Habeco nói riêng muốn giữ được thị phần trong nước thì khơng thể chỉ phát triển một khúc thị trường hay một thị trường truyền thống mà còn phải phát triển sang các phân đoạn thị trường khác và thị trường khác. Chính vì vậy, các hãng bia đang tiến bước mạnh mẽ sang thị trường mà có thể trước đây khơng được coi là thị trường trọng điểm của những nhãn hiệu này, trong đó có cả Habeco.
Thật vậy, thị trường trọng điểm của Habeco là các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với sản phẩm bia chai 450 ml được tiêu thụ mạnh và năm 2010 Habeco ra mắt sản phẩm bia Trúc Bạch được định vị là sản phẩm cao cấp để cạnh tranh với Heneiken. Còn thị trường trọng điểm của Sabeco là các tỉnh phía Nam và Nam Trung Bộ với sản phẩm bia chai 450 ml mác đỏ, bia lon 333 ml, Sai Gon Special và mới đây có thêm sản phẩm bia chai 330 ml Premium. Thị trường của công ty bia Huế là Huế với sản phẩm bia chai Huda. Còn thị trường chủ yếu của Halida là Thanh Hóa. Mới đây, nhà máy bia Đông Nam Á cũng tung ra loại sản phẩm mới là bia lon Halida 500ml và bia chai Halida Thăng Long 330 ml. Nhãn hiệu Heneiken của Công ty TNHH bia Châu Á Thái Bình Dương Hà Nội là sản phẩm có sự hiện diện ở khắp Việt Nam. Đây là loại sản phẩm cao cấp được tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán Bar. Mới đây công ty này cũng cho ra đời sản phẩm mới Tiger Crystal.
THỊ PHẦN CỦA CÁC HÃNG Habeco Sabeco 15% 34% Habeco Sabeco APB Ha noi Halida Huda Hue Khac
Biểu đồ 2.4: Thị phần của các hãng bia
(Nguồn: Phòng tiêu thụ thị trường của Habeco)
Qua biểu đồ ta thấy rằng thị phần Habeco vẫn còn thấp so với Sabeco và APB Hà nội (có sản phẩm Heneiken, Tiger). Cụ thể: Sabeco có thị phần lớn nhất là 34%, APB Hà Nội có thị phần đứng thứ hai là 22%. Cịn Habeco có thị phần đứng thứ ba là 15%, gần bằng ½ của thị phần Sabeco. Điều này cho
thấy đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước đều rất mạnh. Đây cũng là thách thức lớn cho lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Habeco trong việc giữ vững thị phần và phát triển cho những năm tiếp theo.
Tổng kết lại có thể nhận định rằng đối với thị trường trong nước Habeco phải cạnh tranh với rất nhiều hãng bia, trong đó có hãng bia Sabeco là đối thủ cạnh tranh chính. Cụ thể:
- Sản lượng tiêu thụ hàng năm của Sabeco tăng một cách đáng kể.
- Sabeco có nhiều nhà máy đã đi vào hoạt động ở các tỉnh trong nước và ngồi ra Sabeco cịn nâng cơng suất sản xuất một số nhà máy như:
Năm 2010 nâng cấp nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi từ 100 triệu lít/năm lên 200 triệu lít/năm.
Nhà máy bia Sài Gịn – Quảng Ngãi cơng suất 100 triệu lít/năm
Nhà máy bia Sài Gịn – Sơng Lam (Nghệ An) cơng suất 100 triệu lít/năm.
Nâng cấp nhà máy bia Sài Gịn – ĐakLak cơng suất từ 25 triệu lít/năm lên 75 triệu lít/năm.
Nhà máy bia Sài Gịn – Bình Dương cơng suất 50 triệu lít/năm.
Nhà máy bia Sài Gịn – Vĩnh Long cơng suất 50 triệu lít/năm (dự kiến vào quý II/2010 tăng cơng suất lên 100 triệu lít/năm).
Nhà máy bia Sài Gịn – Tây Đơ cơng suất 40 triệu lít/năm.
Nhà máy bia Sài Gịn – Bạc Liêu cơng suất 30 triệu lít/năm.
Dự kiến năm 2010 nhà máy bia Sài Gòn – Quy Nhơn cơng suất từ 25 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm.
Dự kiến tháng 6/2010 nhà máy bia Sài Gịn – Phú Thọ cơng suất 50 triệu lít/năm sẽ ra mẻ bia đầu tiên.
Dự kiến tháng 6/2010 nhà máy bia Sài Gòn – Phủ Lý sẽ đi vào hoạt động cơng suất 50 triệu lít/năm.
Dự kiến tháng 3/2011 nhà máy bia Sài Gịn – Hà Tĩnh cơng suất 50 triệu lít/năm đi vào hoạt động.
Ngồi ra Sabeco cịn có dự án xây dựng thêm nhà máy bia Sài Gòn
– Ninh Thuận với cơng suất 50 triệu lít/năm. Hiện tại Sabeco đang trong q trình khảo sát.
Hầu hết nhà máy bia của Sabeco đều ở phía Nam, đây cũng là nơi tiêu thụ bia Sài Gòn nhiều nhất, chiếm tới 80% sản lượng tiêu thụ của Sabeco. Sabeco cũng đã thâm nhập và phát triển mạnh mẽ ở thị trường phía Bắc, cụ thể là Sabeco đã xây dựng hai nhà máy bia ở Phú Thọ và Phủ Lý. Nhà máy bia ở Phủ Lý thì có thể vận chuyển bia ra Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng. Nhà máy đặt ở Phú Thọ cũng có thể cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc. Nhưng điều ta thấy rõ nhất là Sabeco muốn tăng thị phần tại trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi vốn là „„thủ phủ‟‟, là „„đại bản doanh‟‟ của Habeco.
Về phía Habeco cũng có sự đầu tư và phát triển theo chiến lược riêng của mình để giữ vững và mở rộng thị trường. Đó là đầu tư nhà máy có cơng suất lớn, hiện đại với công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngồi ra đặt những nhà máy với cơng suất nhỏ hơn ở những vùng trọng điểm để cung cấp hàng đầy đủ, nhanh, kịp thời. Như vậy, Habeco có thể thâm nhập và phát triển thị trường một cách thuận lợi hơn. Cụ thể:
+ Nhà máy bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc có cơng suất lên tới 200 triệu lít/năm, hoạt động sản xuất bắt đầu vào tháng 11 năm 2009.
+ Nhà máy bia Hà Nội tại 183 Hồng Hoa Thám có cơng suất tối đa
150 triệu lít/năm.
+ Cơng ty cổ phần bia Thanh Hóa nâng cơng suất lên 80 triệu lít/năm.
+ Cơng ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương có cơng suất 50 triệu lít/năm.
+ Nhà máy bia Hà Nội tại Vũng Tàu với cơng suất 50 triệu lít/năm.
+ Nhà máy bia Hà Nội tại Hưng n với cơng suất 50 triệu lít/năm.
+ Nhà máy bia Hà Nội – Hồng Hà tại Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ cơng suất lên tới 50 triệu lít/năm đã đi vào hoạt động ngày 23/01/2010.
+ Nhà máy bia Hà Nội tại Hải Phịng cơng suất 25 triệu lít/năm. + Nhà máy bia Hà Nội – Quảng Bình cơng suất triệu 25 lít/năm.
Bảng 2.8 : So sánh một số chỉ tiêu giữa Habeco và Sabeco
Chỉ Đơn tiêu tính 1. SABECO Tổng sản lượng bia tiêu thụ Tổng Triệu doanh đồng thu Nộp Triệu ngân đồng sách Tổng Triệu lợi đồng nhuận 2. HABECO Tổng sản lượng bia tiêu thụ Tổng Triệu doanh đồng thu Nộp Triệu ngân đồng
sách
Tổng Triệu
lợi
đồng nhuận
Qua bảng phân tích cho ta thấy sự tăng trưởng sản lượng của Habeco và Sabeco từ năm 2007 đến 2009 đều tăng trên 20%/năm. Đây là con số đáng tự
hào của ngành bia nội. Vì sự tăng trưởng của ngành bia Việt Nam đạt khoảng 13% – 15%/năm trong những năm gần đây. Nhờ sự tăng trưởng hàng năm của sản lượng, phát triển mở rộng thị trường của Sabeco và Habeco nên tổng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng trong những năm qua. Nhưng chỉ riêng lợi nhuận thì năm 2008 có giảm so với năm 2007. Sự sụt giảm về lợi nhuận của hai Tổng công ty này là do sự tác động khách quan như: Ảnh hưởng về chi phí đầu vào tăng cao, khủng hoảng kinh tế, lũ lụt… Cụ thể: Tổng lợi nhuận của Sabeco năm 2008 so với năm 2007 xuống còn 91,74%. Tổng lợi nhuận của Habeco năm 2008 so với năm 2007 xuống cịn 90,96%. Có thể thấy sự ảnh hưởng của năm 2008 đến Habeco nhiều hơn so với Sabeco. Điều này nói nên rằng sự chuẩn bị đối phó với những tình huống khách quan của Sabeco tốt hơn Habeco cho nên sự sụt giảm lợi nhuận của Sabeco cũng ít hơn so với Habeco.
SO SÁNH SẢN LƯỢ NG TIÊU THỤ GIỮA SABECO VÀ HABECO Lít 1.000.000.000 800.000.000 600.000.000 400.000.000 200.000.000 0 SABECO HABECO Năm
Biểu đồ 2.5: So sánh sản lượng tiêu thụ bia giữa Habeco và Sabeco
(Nguồn : Phòng tiêu thụ thị trường của Habeco)
Qua biểu đồ trên, ta thấy rằng sản lượng của Sabeco gấp khoảng 3 lần so với Habeco. Cụ thể năm 2007 Sabeco đạt 577.187.824 lít cịn Habeco đạt
199.030.284 lít. Tổng sản lượng năm 2007 của Sabeco gấp 2,9 lần Habeco. Năm 2008 Sabeco đạt 747.983.500 lít cịn Habeco đạt 241.285.000 lít. Tổng sản lượng năm 2008 của Sabeco gấp 3,1 lần Habeco. Năm 2009 Sabeco đạt 901.000.000 lít cịn Habeco đạt 295.300.000 lít. Tổng sản lượng năm 2009 của Sabeco gấp 3,05 lần so với Habeco.
Ngoài ra, Tổng sản lượng của Sabeco và Habeco từ năm 2007 đến năm 2009 đều tăng. Nhưng khoảng cách giữa Tổng sản lượng tiêu thụ giữa Sabeco và Habeco gần như khơng có gì thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng, Sabeco cũng như Habeco chưa mở rộng thị trường nhiều sang „„lãnh địa‟‟ của nhau. Sản lượng tăng là do người tiêu dùng ngày càng uống bia nhiều hơn, ngày càng có nhiều người uống bia hơn, và xuất khẩu của Sabeco, Habeco cũng tăng lên dẫn đến sản lượng tiêu thụ của Sabeco và Habeco tăng lên.
Vì vậy Habeco cần phải xâm nhập thị trường nước ngoài cũng như thị trường các tỉnh phía Nam để tăng sản lượng tiêu thụ của những năm tiếp theo.
SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU GIỮA HABECO VÀ SABECO
Biểu đồ 2.6: So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu giữa Habeco và Sabeco
(Nguồn : Phòng tiêu thụ thị trường của Habeco)
Qua biểu đồ ta thấy rằng, Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Habeco tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu của Sabeco. Năm 2008 Tổng doanh
thu của Habeco đạt 1.876.057 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 129,63%. Còn Sabeco năm 2008 đạt 12.982.459 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 111,16%. Năm 2009 Tổng doanh thu của Habeco đạt 2.152.842 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 114,75%. Còn Sabeco năm 2009 Tổng doanh thu đạt 14.441.000 triệu đồng tăng 111,23%.
SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN GIỮA HABECO
Biểu đồ 2.7: So sánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giữa Habeco và Sabeco
(Nguồn : Phòng tiêu thụ thị trường của Habeco)
Qua biểu đồ, ta thấy rằng năm 2008 tổng lợi nhuận của Sabeco và Habeco đều sụt giảm. Sự sụt giảm như vậy là do yếu tố bên ngồi tác động vào. Chi phí đầu vào tăng đã làm giảm lợi nhuận của hai Tổng cơng ty. Nhưng ngay sau đó, tổng lợi nhuận của cả Sabeco và Habeco đều tăng trở lại vào năm 2009. Cụ thể: tổng lợi nhuận của Sabeco năm 2009 đạt 1.479.000 triệu đồng tăng 102,04% so với năm 2008. Còn tổng lợi nhuận của Habeco năm 2009 đạt 393.725 triệu đồng tăng 118,33% so với năm 2008. Như vậy, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của Habeco tăng nhanh hơn so với Sabeco.
Qua phân tích ở trên, Habeco muốn có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về
doanh thu và lợi nhuận. Habeco cần giữ mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng thị
vững thị trường hiện có và phát triển phần, sản lượng tiêu thụ.