Thực trạng hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ năm 2010-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 65 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ năm 2010 2014

3.2.1 Thực trạng hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ năm 2010-

3.2.1.1 Nghiệp vụ cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi là xác nhận của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc tổ chức nhận tiền gửi đã tham gia bảo hiểm tiền gửi, thể hiện sự cam kết của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thay mặt Nhà nƣớc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời gửi tiền, đƣợc niêm yết công khai tại các điểm giao dịch của các ngân hàng. Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi chính là bằng chứng để chứng tỏ rằng tiền gửi bằng đồng Việt Nam của ngƣời gửi tiền đã đƣợc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cam kết bảo đảm, từ đó nâng cao niềm tin của cơng chúng vào hệ thống ngân hàng nói chung và từng tổ chức nói riêng.

Bên cạnh việc đƣợc cấp Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, các tổ chức còn đƣợc cấp "Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi" để niêm yết tới từng quầy giao dịch nhận tiền gửi của tổ chức nhận tiền gửi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc huy động vốn của các tổ chức nhận tiền gửi, đồng thời ngƣời gửi tiền cũng đƣợc đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin trƣớc khi quyết định gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi nào.

Thực tế cho thấy, ngƣời dân khi gửi tiền vào ngân hàng, họ không chỉ quan tâm đến vấn đề lãi suất cao hay thấp mà họ còn quan tâm xem ngân hàng đó hoạt động có an tồn hay khơng và quyền lợi của họ đƣợc đảm bảo nhƣ thế nào nếu chẳng may ngân hàng đó bị đổ bể. Ngƣời gửi tiền tin tƣởng vào một ngân hàng uy tín , tin cậy với lãi suất vừa phải, đã tham gia bảo hiểm tiền gửi hơn là một ngân hàng lãi suất cao nhƣng tiền gửi của hể đƣợc khơng đàm bảo an tồn. Điều đó có nghĩa là, để thu hút ngƣời gửi tiền, các ngân hàng không chỉ nên quan tâm đến các

hình thức lãi suất và khuyến mại mà cịn cần quan tâm đến việc bảo hiểm số tiền ngƣời dân đã gửi. Theo khảo sát của Bảo hiếm tiền gửi Việt Nam, khi đƣợc hỏi "Khi gửi tiền vào ngân hàng, bạn quan tâm đến yếu tố nào sau đây: Uy tín của ngân hàng/ Lãi suất/ Đƣợc bảo hiểm bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam/ Tất cả các yếu tố trên?", trên tống số 390 phiếu trả lời, đã có 103 ngƣời chọn yếu tố "Đƣợc bảo hiểm bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam", chỉ đứng thứ hai sau lựa chọn "Tất cá các yếu tố trên" (163 phiếu) và xếp trên yếu tố "Lãi suất" (83 phiếu) và "Uy tín của ngân hàng" (41 phiếu). Kết quả này cho thấy ngƣời gửi tiền đã bất đầu quan tâm đến việc bảo hiềm tiền gửi của mình và đây sẽ là một tiêu chí quan trọng khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền.

Theo quy định của Nhà nƣớc, khi một ngân hàng đã đƣợc cấp Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi thì có nghĩa là ngân hàng đó đã chịu sự giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ngƣời gửi tiền tại đó sẽ đƣợc bảo vệ quyền lợi nếu chẳng may ngân hàng gặp sự cố. Nhƣ vậy, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi và niêm yết Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của bảo hiểm tiền gửi tại nơi giao dịch của các ngân hàng là việc làm hết sức đơn giản nhƣng mang lại hiệu quả rất lớn trong việc củng cố niềm tin đối với ngƣời gửi tiền và khẳng định uy tín của chính bản thân ngân hàng.

Tổ chức tín dụng chỉ đƣợc coi là đã tham gia BHTG khi đƣợc tổ chức BHTG Việt Nam cấp giấy chứng nhận BHTG. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền và để minh bạch hóa hoạt động nghiệp vụ, việc cấp giấy chứng nhận BHTG đƣợc BHTG Việt Nam thực hiện thƣờng xuyên và theo đúng quy định. Theo thông tƣ số 03/2006/TT-NHNN các tổ chức tham gia BHTG phải hoàn tất thủ tục tham gia BHTG trƣớc khi bắt đầu tiến hành hoạt động nhận tiền gửi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí tham gia BHTG, BHTG Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho tổ chức tham gia BHTG. Giấy chứng nhận BHTG gồm những nội dung sau:

- Tuyên bố của BHTG Việt Nam nhận bảo hiểm đối với các khoản tiền gửi tại tổ chức đƣợc bảo hiểm.

- Nguồn luật điều chỉnh hoạt động của BHTG Việt Nam là Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Nghị định 109/2005/NĐ-CP và Thông tƣ số 03/2006/TT- NHNN,

- Ngày bắt đầu bảo hiểm tiền gửi

- Ngày phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi.

- Biểu tƣợng của BHTG Việt Nam.

Tính đến cuối tháng 12/2014, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho 1236 đơn vị, bao gồm: 90 ngân hàng TMCP và chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài, 01 ngân hàng hợp tác xã, 1145 Quỹ tín dụng cơ sở.

T c h c

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ 2010- 2014

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Số lƣợng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ngày càng tăng, bên cạnh ý nghĩa bắt buộc của việc tham gia bảo hiểm tiền gửi của pháp luật, còn thể hiện sự

ý thức về quyền lợi của các tổ chức có đƣợc khi tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm không những dành đƣợc niềm tin của ngƣời gửi tiền, tăng uy tín cho hoạt động huy động tiền gửi mà còn nhận đƣợc sự hỗ trợ, cố vấn về mặt

chuyên môn của tổ chức bào hiểm tiền gửi nhằm giúp đỡ, thúc đẩy các tổ chức này hoạt động hiệu quả, lành mạnh hơn.

3.2.1.2 Nghiệp vụ thu phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có

nghĩa vụ phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để đƣợc bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Theo Nghị định 89/1999/NĐ - CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ - CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ - CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức huy động tiền gửi là bắt buộc và các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp một khoản phí bảo hiểm theo mức 0,15%/năm tính trên số dƣ tiền gửi bình quân của các cá nhân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Phí BHTG đƣợc dùng để lập Quỹ dự phòng nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu chi trả tiền cho ngƣời gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG Việt Nam bị giải thể, phá sản. Vì vậy, để đảm bảo quỹ đủ lớn mạnh, có khả năng chi trả tồn bộ tiền bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền, BHTG Việt Nam luôn chú trọng công tác thu phí và xác định việc thu phí bảo hiểm phải chính xác, kịp thời và tuân theo đúng quy định của pháp luật. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về ngân hàng, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam có độ rủi ro trung bình, và tham chiếu biên độ về tỷ lệ phí BHTG hàng năm áp dụng phổ biến trên thế giới từ 0,00%-2,00% tổng giá trị tiền gửi thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm tại mỗi tổ chức tham gia BHTG thì tỷ lệ phí BHTG hàng năm ở Việt Nam đƣợc xác định ở mức 0,15% tính trên tổng số dƣ bình quân của các loại tiền gửi đƣợc bảo hiểm tại mỗi tổ chức tham gia BHTG Việt Nam là vừa phải, khơng cao.

Để đảm bảo thu phí BHTG đƣợc chính xác, đúng quy định, những năm vừa qua BHTG Việt Nam đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp nhƣ ban hành hƣớng dẫn quy định tính và nộp phí áp dụng đối với các tổ chức tham gia BHTG, kiểm tra tại chỗ việc tính và nộp phí của tổ chức tham gia BHTG, xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm nên thời gian qua hoạt động thu phí BHTG đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết 31/12/2014, tổng số phí bảo hiểm tiền gửi mà BHTG

Việt Nam đã thu đƣợc để lập quỹ dự phòng nghiệp vụ là hơn 11,000 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính quan trọng để tăng cƣờng năng lực tài chính cho hoạt động BHTG tại Việt Nam.

Bảng 3.3: Phí bảo hiểm tiền gửi từ 2010 - 2014

Đơn vị: tỷ Đồng.

Ngân hàng thƣơng mại Cơng ty Tài chính Quỹ tín dụng nhân dân Tổng phí

Nguồn: (Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam)

Theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện việc bảo hiểm và thu phí bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi, tạo lập đƣợc một quỹ dự trữ tài chính, có thể đáp ứng cho việc xử lý các biến cố của hệ thống ngân hàng và phục vụ cho việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia trong giai đoạn mới. Năm 2010, tổng số phí bảo hiểm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu đƣơc là 1,379 tỷ Đồng, nâng tổng phi bảo hiểm tiền gửi thu đƣớc đến cuối năm 2010 là gần 4,468 tỷ Đồng, góp phẩn nâng cao năng lực tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Từ bảng số liệu về kết quả thu phí BHTG của các tổ chức tham gia BHTG Việt Nam có thể thấy về mặt số tuyệt đối tổng số phí thu năm sau ln cao hơn năm trƣớc, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 20%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trƣởng cao nhất là năm 2012/2011 đạt 27 %/năm.

Do Việt Nam vẫn đang áp dụng tỷ lệ phí đồng hạng nên nếu chúng ta đối chiếu với số lƣợng các tổ chức tham gia BHTG Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 gần nhƣ khơng tăng đáng kể, thì có thể thấy phí bảo hiểm tiền gửi tăng chủ yếu do mức tăng đáng kể của lƣợng tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm tại các tổ chức tham gia BHTG Việt Nam. Thực tế đó đã cho thấy hoạt động hiệu quả của các ngân hàng trong thời gian qua, đặc biệt là trong hoạt động huy động tiền gửi thuộc đối tƣợng

động vốn cho đầu tƣ, phát triển nói chung. Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cịn đƣợc thể hiện qua mức tăng số lƣợng phí BHTG thu đƣợc tại mỗi tổ chức tham gia BHTG Việt Nam; cụ thể là so với năm 2010, năm 2014 các Ngân hàng thƣơng mại tăng 2,5 lần, các Quỹ tín dụng nhân dân tăng 1,4 lần, cơng ty tài chính tăng 1,7 lần.

Do tính tiện lợi và dễ triển khai, hình thức tính phí BHTG theo tỷ lệ phí bảo hiểm đồng hạng rất phù hợp với thực tế của Việt Nam trong giai đoạn đầu hoạt động của tổ chức BHTG Việt Nam và khi các yếu tố đánh giá ngân hàng chƣa phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên cơ chế này đã bộc lộ nhiều bất cập nhƣ khơng tạo sự bình đảng giữa các tổ chức tham gia BHTG và có thể khiến các ngân hàng yếu kém

ỷ lại vào sự đóng góp tài chính từ các ngân hàng lớn hoạt động hiệu quả. Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi cũng đã có quy định mới, theo đó, BHTG Việt Nam có thể áp dụng mức phí bảo hiểm phải nộp khác nhau giữa các tổ chức nhận tiền gửi, nhƣng đến nay chƣa có hƣớng dẫn thi hành cụ thể cách tính phí này.

3.2.1.3 Cơng tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Giám sát từ xa luôn là một trong những hoạt động chủ chốt của tổ chức

BHTG Việt Nam trong vai trò ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên đối với 100% tổ chức tham gia BHTG và đƣợc coi là hệ thống đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia bảo hiểm, từ đó cảnh báo sớm và đề xuất biện pháp giúp họ khắc phục và phịng ngừa. Vì hoạt động giám sát từ xa ln gắn liền với các thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG, các văn bản pháp quy Nhà nƣớc nên BHTG Việt Nam luôn chú trọng công tác nghiên cứu, thu thập các văn bản chế độ, thu thập thông tin, tài liệu. Kết quả giám sát thời gian qua đã phát hiện 4.638 lƣợt tổ chức tham gia BHTG có vi phạm trong hoạt động, trong đó số lƣợt vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng chiếm 83,7%. Trong quá trình giám sát, tổ chức BHTG Việt Nam cũng luôn thông báo những

thông tin rủi ro cho các đơn vị liên quan theo dõi, đơn đốc, xử lý vì vậy nên đã có tác dụng lớn củng cố hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

BHTG Việt Nam cũng luôn quan tâm đến việc cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng phục vụ công tác tiếp nhận, xử lý thông tin đầu vào của các tổ chức tham gia bảo hiểm. Để chuẩn bị cho những bƣớc đổi mới trong hoạt động giám sát, từ giữa năm 2005, BHTG Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án giám sát từ xa theo mơ hình CAMELS với các tiêu chí giám sát theo chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam nhƣ tiêu chí về vốn, chất lƣợng, tài sản có, huy động vốn và cho vay, dự phịng rủi ro, kết quả kinh doanh và các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng. Đề án này đã đem lại cho tổ chức BHTG Việt Nam nhiều thành công và hiệu quả trong công tác giám sát từ xa.

Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ này là Nghị định 89/1999/NĐ - CP, Nghị định 109/2005/NĐ - CP và Thông tƣ 03/2006/TT - NHNN. Nội dung kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tập trung vào 2 vấn đề cơ bản là : kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về bảo hiểm tiền gửi và quy định về bảo đảm toàn trong hoạt động ngân hàng.

Nội dung kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấp hành các quy định của bảo hiểm tiền gửi bao gồm: kiểm tra hồ sơ pháp lý đảm bảo là thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi, kiểm tra việc niêm yết chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cơng khai, kiểm tra tính đầy đủ trong nộp phí bảo hiểm, chấp hành thời hạn nộp phí và nộp phạt (nếu có), kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Nội dung kiểm tra về việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng bao gồm: quy định về bộ máy điều hành và quản trị ngân hàng; quy định về an toàn trong các nghiệp vụ ngân hàng (chovay, huy động vốn, bào lãnh, mở thƣ tín dụng, thẩm định dự án...); quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; quy định về liên doanh liên kết...Trong q trình kiểm tra, nếu phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các

quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, hoặc hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức khác Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải có biện pháp khắc phục ngay tình trạng đó, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản với ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w