Những bài viết của cảnh sát nói về Quốc tế xuất hiện trên báo chí trong thời gian gần đây, kể cả bản thông tri của Giuy-lơ Pha-vrơ gửi các

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 1 pot (Trang 27 - 30)

trong thời gian gần đây, kể cả bản thông tri của Giuy-lơ Pha-vrơ gửi các cường quốc và bản báo cáo của đại biểu nghị viện địa chủ Xa-ca-đơ nói về dự luật của Đuy-phô-rơ, đều đẫy rẫy những lời trích dẫn trong các bản tuyên ngơn văn hoa bóng bẩy của Đồng minh57. Những lời lẽ trống rỗng của những phần tử bè phái chủ nghĩa ấy, mà toàn bộ chủ nghĩa cấp tiến của họ chỉ là những lời trống rỗng, đang phục vụ đắc lực nhất cho những âm mưu của bọn phản động.

làm thay đổi hoàn toàn đa số và xu hướng của Tổng Hội đồng".

Dường như họ cho rằng chỉ riêng việc trở thành uỷ viên của Tổng Hội đồng cũng đủ để làm cho không những mất đạo đức, mà cịn mất cả lý trí lành mạnh. Lẽ nào lại có thể cho rằng một đa số, bằng những cuộc bổ sung tự nguyện, lại biến thành thiểu số được?

Song hình như bản thân mười sáu người đó cũng chẳng tin tất cả những điều ấy cho lắm, vì ở đoạn sau, họ cịn than phiền thêm rằng Tổng Hội đồng

"trong năm năm liền cũng vẫn chỉ gồm những người luôn luôn được bầu

lại ấy"

nhưng tiếp ngay theo đó, họ lại tuyên bố:

"đa số trong những người ấy không phải là những người được uỷ nhiệm hợp pháp của chúng ta, vì họ khơng được một đại hội đại biểu bầu ra".

Thực ra thì thành viên của Tổng Hội đồng ln ln thay đổi, mặc dù có một vài người trong số những người sánh lập vẫn tiếp tục ở lại trong đó, cũng giống như trong Hội đồng Liên chi hội Bỉ, Hội đồng Liên chi hội vùng thuộc hệ ngôn ngữ la-tinh, và các hội đồng liên chi hội khác.

Tổng Hội đồng phải đáp ứng được ba điều kiện căn bản thì mới thực hiên được quyền hạn của mình. Trước tiên, Tổng Hội đồng phải có đủ số uỷ viên để hồn thành cơng tác nhiều mặt mà nó được giao; sau nữa, Tổng Hội đồng phải bao gồm "những công nhân thuộc các nước khác nhau có đại diện trong Hội liên hiệp quốc tế", và cuối cùng, trong Tổng Hội đồng, thành phần công nhân phải chiếm ưu thế. Nhưng nếu như cơng nhân phải lệ thuộc vào cớ hội tìm được việc làm khiến cho thành viên của Tổng Hội đồng luôn luôn thay đổi, mà Tổng Hội đồng lại khơng được quyền chỉ định bổ sung, thì làm sao có thể có đủ được tất cả những điều kiện cần thiết ấy? Vì vậy, Tổng Hội đồng vẫn nhận thấy cần phải

quy định quyền này một cách rõ ràng hơn; Tổng Hội đồng đã bày tỏ nguyện vọng đó tại cuộc hội nghị đại biểu mới đây.

Việc Tổng Hội đồng được bầu lại y nguyên như trước, trong nhiều kỳ đại hội liên tiếp mà đại biểu của nước Anh là rất ít, dường như chứng minh rằng Tổng Hội đồng đã chấp hành nhiệm vụ theo khả năng của mình. Ngược lại, mười sáu người ấy lại coi đó chỉ là bằng chứng của "sự tín nhiệm mù quáng của các đại hội", một sự tín nhiệm mà ở Ba-lơ đã được đẩy

"tới chỗ trở thành như là sự tự nguyện nhường chỗ cho Tổng Hội đồng".

Theo họ, "vai trị bình thường" của Tổng Hội đồng phải là vai trị của "một thơng tin và thống kê thông thường". Họ chứng thực cách giải thích đó bằng một số điều khoản trích dẫn trong một bản dịch sai lệch của Điều lệ.

Trái với điều lệ của tất cả các đoàn thể tư sản. Điều lệ chung của Quốc tế chỉ đề cập qua tới những vấn đề về cơ cấu tổ chức của nó. Điều lệ để cho thực tiễn phát triển cơ cấu tổ chức của nó và để cho các đại hội sau này sẽ chỉnh lý cơ cấu tổ chức đó. Nhưng vì chỉ có sự thống nhất và sự nhất trí hành động mới có thể mang lại cho chi hội các nước một tính chất quốc tế chân chính, cho nên Điều lệ chú ý đến Tổng Hội đồng nhiều hơn các phần khác nói về tổ chức.

Điều 5 của Điều lệ ban đầu58 nói:

"Tổng Hội đồng là cơ quan quốc tế của các nhóm ở từng nước và từng địa phương khác nhau" và sau đó lại nêu lên một vai thí dụ vè cách thức hoạt động của Tổng Hội đồng. Trong số những thí dụ ấy, có một chỉ thị cho Tổng Hội đồng phải làm sao.

"để khi cần phải hành động tức khắc, chẳng hạn như trong trường hợp có những xung đột quốc tế thì tất cả các nhóm của Hội liên hiệp có thể hành động đồng thời và nhất trí".

Điều khoản này nói tiếp:

"Trong mọi trường hợp cần thiết, Tổng Hội đồng phải chủ động kiến nghị với các đoàn thể của từng nước và từng địa phương".

Ngoài ra, Điều lệ còn quy định vai trò của Tổng Hội đồng trong việc triệu tập và chuẩn bị đại hội đại biểu và giao cho Tổng Hội đồng nghiên cứu những vấn đề nhất định mà có phải trình cho đại hội xem xét. Điều lệ ban đầu coi hoạt động tự chủ của các nhóm là chẳng trái gì mấy với sự thống nhất hành động của toàn thể Hội liên hiệp, cho nên điều 6 viết:

"Vì thắng lợi của phong trào cơng nhân trong mỗi nước chỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh do sự đoàn kết và tổ chức mang lại và, mặt khác, vì hoạt động của Tổng Hội đồng sẽ càng hữu hiệu hơn..., nên các hội viên của Quốc tế phải hết sức cố gắng liên hiệp các đồn thể cơng nhân phân tán thành những tổ chức toàn quốc được đại diện bởi các cơ quan Trung ương".

Nghị quyết thứ nhất của "Đại hội đại biểu Giơ-ne-vơ về vấn đề tổ chức (điều 1) viết:

"Tổng Hội đồng có nhiệm vụ phải chấp hành những nghị quyết của các đại hội đại biểu".

Nghị quyết này đã hợp pháp hoá cái địa vị mà ngay từ đầu Tổng Hội đồng đã giữ" địa vị là cơ quan chấp hành của Hội liên

hiệp. Khi khơng có "quyền uy được thừa nhận một cách tự nguyện" nào khác thì thật khó mà chấp hành nghị quyết nếu khơng có "quyền uy" về mặt đạo đức. Đồng thời Đại hội đại biểu Giơ-ne-vơ đã giao cho Tổng Hội đồng công bố "văn bản chính thức và nhất thiết phải chấp hành của Điều lệ".

Cũng kỳ đại hội đại biểu này đã quyết định (nghị quyết của Đại hội đại biểu Giơ-ne-vơ về các vấn đề tổ chức, điều 14):

"Mỗi chi hội đều có quyền thảo ra điều lệ và quy chế địa phương của mình, cho thích hợp với điều kiện địa phương và luật pháp nước mình, nhưng những điều lệ và quy chế ấy không được bao hàm bất cứ điều gì trái với Điều

lệ chung và quy chế chúng".

Trước hết, chúng tôi nhận thấy rằng ở đây, tuyệt nhiên khơng có điều gì ám chỉ tới những tuyên bố đặc biệt về mặt nguyên tắc, cũng như tới những nhiệm vụ đặc biệt mà chi hội nào đó có thể đảm nhận ngồi mục đích chung mà tất cả những tổ chức của Quốc tế đang theo đuổi. ở đây chỉ đề cập đến quyền của các chi hội được vận dụng Điều lệ chung và Quy chế chung cho thích hợp với "điều kiện địa phương và luật pháp nước mình".

Thứ hai, ai phải xác định rằng điều lệ địa phương có phù hợp với Điều chung không? Rõ ràng rằng nếu như khơng có một "quyền uy" đảm nhiệm chức năng ấy thì nghị quyết sẽ thành vơ hiệu. Lúc đó, chẳng những có thể nảy sinh ra những chi hội cảnh sát hoặc những chi hội đối địch, mà việc những phần tử bè phái và những nhà từ thiện tư sản chui vào Hội liên hiệp có thể khiến cho tính chất của Hội liên hiệp bị biến chất, và những phần tử đó có thể áp đảo công nhân trong đại hội bằng số lượng của chúng.

Ngay từ khi thành lập, các liên chi hội toàn quốc và địa phương đã nắm lấy quyền kết nạp hoặc không kết nạp những chi hội mới trong nước mình, tuỳ theo điều lệ của những chi hội đó có phù hợp với Điều lệ chung hay không. Việc Tổng Hội đồng cũng thực hiện một chức năng như thế, là do điều 6 của Điều lệ chung quy định, điều này để cho các đoàn thể độc lập ở địa phương, tức là các đoàn thể đứng ngoài các tổ chức liên chi hội của những nước ấy, được quyền trực tiếp quan hệ với Tổng Hội đồng. Đồng minh đã khơng

coi nhẹ quyền đó, khi nó cố gắng làm cho mình ứng với những điều kiện cho phép nó cử đại biểu tham gia Đại hội Ba-lơ.

Điều 6 Điều lệ cũng ngừa trước những trở ngại về mặt luật pháp ngăn cản việc thành lập các liên chi hội toàn quốc ở một số nước, do đó Tổng Hội đồng có nhiệm vụ làm chức năng của Hội đồng liên chi hội tại đó (xem "Biên bản Đại hội đại biểu Lô-dan v.v, 1867", tr.1359).

Kể từ khi Công xã thất bại, những trở ngại về mặt luật pháp trong các nước chỉ ngày càng tăng lên và làm cho hoạt động của Tổng Hội đồng ở những nước đó càng trở nên cần thiết hơn để ngăn chặn những phần tử đáng nghi chui vào hàng ngũ của Hội liên hiệp. Vì vậy, cách đây khơng lâu, một số Ban chấp hành ở Pháp đã yêu cầu sự can thiệp của Tổng Hội đồng để thoát khỏi sự theo dõi của bọn mật thám, và các hội viên Quốc tế của một nước lớn khác1* đã yêu cầu Tổng Hội đồng chỉ thừa nhận những chi hội do những người được họ trực tiếp uỷ quyền hoặc do chính bản thân họ lập ra. Họ đã nói rõ rằng sở dĩ họ phải yêu cầu như vậy là vì cần phải loại trừ những phần tử khiêu khích, những phần tử mà nhiệt tình ầm ĩ biểu hiện ra ở chỗ địi phải tức tốc thành lập những chi hội theo cái chủ nghĩa cấp tiến chưa từng thấy của chúng. Mặt khác, cái gọi là những chi hội phản đối quyền uy, một khi xảy ra xung đột trong nội bộ họ, thì cũng đã khơng ngần ngại nhờ đến Tổng Hội đồng và thậm chí cịn u cầu Tổng Hội đồng trừng phạt hết sức nghiêm khắc những đối thủ của họ, như trường hợp vụ xung đột ở Ly-ông. Vừa đây, ngay sau khi hội nghị đại hội bế mạc, Liên đồn cơng nhân Tu-rin đã quyết định tự tuyên bố là chi hội của Quốc tế. Sau khi liên đoàn này bị phân liệt, phái thiểu số đã thành lập Hội giải phóng người vơ sản60. Hội này gia nhập Quốc tế và bắt đầu ngay việc thông qua một nghị quết có lợi cho người Giuy-ra. Tờ báo của hội này "Proletario" đầy rẫy những lời lẽ phẫn nộ đối với mọi chủ nghĩa quyền uy. Thư ký của hội này1*, khi nộp hội phí của hội, đã báo trước với Tổng Hội đồng rằng liên đồn cũ có lẽ cũng sẽ nộp hội phí. Rồi ơng ta viết tiếp:

"Các anh có lẽ đã đọc thấy trên tờ "Proletario" rằng Hội giải phóng người vơ sản... đã tuyên bố... cự tuyệt mọi sự đồng tình với giai cấp tư sản là bọn đang mang mặt nạ công nhân để lập nên Liên đồn cơng nhân",và ông ta

_____________________________________________________________

cịn u cầu Tổng Hội đồng

"thơng báo nghị quyết này cho tất cả các chi hội và không nhận hội phí 10 xăng-tim nếu như những hội phí như thế được gửi đến Tổng Hội đồng"1)

.

Cũng giống như tất cả các tổ chức của Quốc tế, Tổng Hội đồng có nhiệm vụ phải tuyên truyền. Tổng Hội đồng đã thực hiện nhiệm vụ này bằng những lời kêu gọi của mình và thơng qua những đại diện của mình, tức là những người đã đặt cơ sở đầu tiên cho Quốc tế ở Bắc Mỹ, ở Đức và ở nhiều thành thị nước Pháp.

Một nhiệm vụ khác nữa của Tổng Hội đồng là phải giúp đỡ những công nhân bãi công, bảo đảm cho họ sự chi viện của toàn thể Quốc tế (xem báo cáo của Tổng Hội đồng tại các đại hội đại biểu). Ngoài những sự việc khác ra, một sự việc sau đây cũng chứng minh rằng sự can thiệp của Tổng Hội đồng vào các cuộc bãi cơng là có ý nghĩa như thế nào. Bản thân hội phản kháng của công nhân đúc nước Anh là một cơng đồn quốc tế, có chi nhánh trong các nước khác, nhất là ở Hợp chủng quốc. Thế mà trong thời gian bãi công, công nhân đúc nước Mỹ nhận thấy cần phải nhờ Tổng Hội đồng nói giúp để ngăn ngừa việc đưa thợ đúc nước Anh vào đất nước họ.

Sự phát triển của Quốc tế đã giao cho Tổng Hội đồng, cũng như cho các hội đồng liên chi hội cái chức năng của người trọng tài.

Đại hội Bruy-xen quyết định:

"Cứ ba tháng một lần, các hội đồng liên chi hội phải báo cáo lên Tổng

_____________________________________________________________

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 1 pot (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)