Sở hữu ruộng đất, nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải, đã trở thành một vấn đề lớn mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp công nhân1*.
Tôi không đề ra cho mình nhiệm vụ thảo luận ở đây tất cả những luận cứ mà những người bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất đã đưa ra - những nhà luật học, những nhà triết học và những nhà kinh tế học - ở đây, tôi chỉ nêu ra rằng trước hết, những người này đã bỏ ra khơng ít cơng sức để che đậy cái sự kiện chiếm đoạn ban đầu, bằng cái "quyền tự nhiên". Nếu như sự chiếm đoạt đã tạo nên quyền tự nhiên cho một số ít người thì số đơng chỉ cịn việc tập hợp những lực lượng đầy đủ để giành lấy cái quyền tự nhiên là chiếm lại cái mà họ đã bị cướp mất.
Trong tiến trình lịch sử, những kẻ chiếm đoạt đều nhận thấy cần phải thông qua những luật pháp do chính bản thân họ đặt ra, để đem lại một tính ổn định2* xã hội nào đó cho cái quyền nguyên thuỷ này sinh ra từ sức mạnh thô bạo.
Thế rồi một nhà triết học xuất hiện và tuyên bố rằng, những luật pháp đó hàm ý và thể hiện sự nhất trí chung của lồi người3*. _____________________________________________________________
1* Trong bản nháp trước câu này ghi "Để nói thêm về điểm 1".
2* Trong bản nháp thay cho những chữ "tính ổn định" là những chữ "sự thừa nhận".
3* Trong bản nháp, thay cho những chữ "loài người" là những chữ "xã hội".
Nếu quả thật chế độ tư hữu về ruộng đất là dựa trên một sự nhất trí chung như vậy thì rõ ràng là chế độ đó nhất định phải mất đi khi mà đại đa số của xã hội khơng muốn duy trì chế độ đó nữa.
Nhưng tôi hẵng gác lại một bên cái gọi là "những quyền" sở hữu, tôi khẳng định rằng sự phát triển kinh tế của xã hội , sự tăng lên và sự tập trung dân số - đó là những điều kiện buộc người chủ trại tư bản chủ nghĩa áp dụng, trong nông nghiệp, lao động tập thể, có tổ chức và sử dụng các máy móc và những phát mình khác - sẽ làm cho việc quốc hữu hoá ruộng đất ngày càng trở thành một "tất yếu xã hội" mà chống lại nó, mọi lý lẽ về quyền sở hữu đều bất lực. Những nhu cầu bức thiết của xã hội phải được thoả mãn và nhận định sẽ được thoả mãn, những biến đổi do dự tất yếu xã hội đòi hỏi, sẽ tự mở cho mình con đường đi và sớm muộn sẽ làm cho luật pháp thích ứng với những biến đổi đó.
Cái mà chúng ta cần là một nền sản xuất ngày một lớn, và nhu cầu cúa nền sản xuất vẫn không thể nào được thoả mãn khi một nhóm người cịn có thể điều tiết sản xuất theo sở thích và lợi ích riêng tư của họ hoặc làm cạn kiệt ruộng đất một cách ngu ngốc. Tất cả những phương pháp hiện đại như tưới nước, tiêu nước, cày bằng hơi nước, sản phẩm hoá học v.v.., phải được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhưng nhũng tri thức khoa học mà chúng ta nắm được và những phương tiện kỹ thuật để canh tác mà chúng ta có, như máy móc v.v... .chỉ có thể dùng một cách có kết quả nếu được dùng trong việc canh tác đại quy mô.
Nếu như việc canh tác đại quy mô (ngay cả bằng cái phương thức tư bản chủ nghĩa ngày nay đang làm cho bản thân người sản xuất trở thành trâu ngựa), xét theo quan điểm kinh tế1*, vẫn _____________________________________________________________
có lợi hơn nhiều so với canh tác nông nghiệp trên những mảnh đất nhỏ và phân tán, thế thì việc canh tác nơng nghiệp trên quy mơ tồn quốc lẽ nào khơng tạo nên một sức thúc đẩy lớn hơn cho sự phát triển sản xuất?
Một mặt, nhu cầu của nhân dân không ngừng tăng lên, mặt khác, sự tăng lên không ngừng của giá cả sản phẩm nông nghiệp đang chứng minh một cách không thể bác bỏ được rằng việc quốc hữu hoá ruộng đất đã trở thành một tất yếu xã hội.
Cố nhiên là khơng thể có tình trạng sản phẩm nơng nghiệp bị giảm sút do hành động tuỳ tiện của một số cá nhân, khi việc canh tác ruộng đất được đặt dưới sự kiểm sốt của xã hội1* và vì lợi ích của xã hội.
Tất cả các vị đã phát biểu khi thảo luận vấn đề này đều bảo vệ việc quốc hữu hoá ruộng đất, nhưng họ giữ những quan điểm hết sức khác nhau2*.
Người ta luôn luôn dẫn chứng nước Pháp; nhưng nước Pháp với chế độ sở hữu nơng dân của nó, so với nước Anh với chế độ đại địa chủ của nó, thì cịn cách xa với quốc hữu hố ruộng đất nhiều lắm3*. ở Pháp, quả vậy, hễ ai có khả năng mua ruộng đất, đều có thể có ruộng đất, nhưng chính việc có thể có được ruộng đất như vậy đã dẫn đến tình trạng phân chia đất đai thành nhiều mảnh nhỏ được canh tác bởi những người có ít tiền và chủ yếu dựa vào lao động bản thân và lao động của gia đình mình. Hình thức sở hữu ruộng đất này và phương thức canh tác bằng những mảnh đất nhỏ do hình thức sở hữu ấy tạo nên, đang loại trừ mọi việc ứng dụng những phương pháp cải tiến hiện đại trong nông nghiệp, đồng thời biến bản thân người nông dân thành kẻ _____________________________________________________________
1* Trong bản nháp tiếp đó là những chữ: "do xã hội đài thọ và vì lợi ích của xã hội".
2* Trong bản nháp khơng có câu này: hình như câu này là của ơng Đuy-pơng. 3* Trong bản nháp trước câu này ghi: "Để nói thêm về điểm 5".
kiên quyết phản đối mọi tiến bộ xã hội và nhất là phản đối quốc hữu hố ruộng đất. Người nơng dân bị trói chặt vào miếng đất mà họ phải bỏ tất cả tinh lực của minh vào đó để có được một thu nhập nhỏ bé, họ phải đem phần lớn sản phẩm của họ nộp cho nhà nước dưới hình thức thuế má, nộp cho bon quan tồ dưới hình thức án phí và nộp cho bọn cho vay nặng lãi dưới hình thức lợi tức; họ khơng biết gì về phong trào xã hội ngồi cái phạm vì hoạt động nhỏ bé của họ và vẫn cứ bám chặt với ý thức cuồng tín vào mảnh đất nhỏ của họ và vào cái quyền sở hữu thuần tuý trên danh nghĩa của họ về mảnh đất nhỏ đó. Vì thế người nơng dân Pháp bị hãm vào một tình trạng đối lập bất hạnh với giai cấp công nhân cơng nghiệp.
Vì chế độ sở hữu nông dân là một trở ngại lớn nhất cho việc quốc hữu hố ruộng đất, nên trong tình hình niện nay, nước Pháp hiển nhiên không phải là nước mà chúng ta phải tìm ở đấy cái giải pháp cho vấn đề trọng đại này.
Khi chính quyền đang nằm trong tay giai cấp tư sản thì việc quốc hữu hố ruộng đất và việc giao lại những mảnh đất nhỏ đó cho cá nhân hoặc các hội hiệp tác công nhân chỉ gây ra sự cạnh tranh tàn khốc giữa họ và do đó làm cho địa tơ tăng lên, mà như vậy thì lại đem lại những lợi lộc mới cho những kẻ chiếm hữu đang sống dựa vào những người sản xuất.
Tại đại hội đại biểu của Quốc tế ở Bruy-xen năm 1868, một trong những đồng chí chúng ta đã nói:
"Chế độ tư hữu về ruộng đất bị khoa học lên án, còn chế độ sở hữu lớn về ruộng đất bị chính nghĩa lên án. Như vậy, chỉ có mọt trong hai khả năng này: hoặc là ruộng đất phải trở thành sở hữu của các tổ chức hiệp hội nông nghiệp, hoặc là ruộng đất phải trở thành sở hữu của cả nước. Tương lai sẽ giải quyết vấn đề đó"78
Ngược lại, tơi nói rằng1*: sự vận động của xã hội sẽ quyết _____________________________________________________________
1* Trong bản nháp thay cho câu tiếp theo là câu: "Tương lai sẽ quyết định đất đai chỉ có thể là sở hữu nhà nước".
định là ruộng đất chỉ có thể là sở hữu của nhà nước. Giao đất đai cho những người lao động nông nghiệp đã liên hợp lại, sẽ làm cho xã hội chỉ phải phục tùng một giai cấp những người sản xuất thôi. Quốc hữu hoá ruộng đất sẽ làm thay đổi hoàn toàn quan hệ giữa lao động và tư bản, và rút cục lại, sẽ thủ tiêu hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp. Lúc đó sẽ khơng cịn sự phân biệt giai cấp, đặc quyền, cùng với cơ sở kinh tế làm chỗ dựa cho chúng1*. Sống dựa vào lao động của kẻ khác sẽ trở thành chuyện dĩ vãng. Mà chính phủ hoặc nhà nước đối lập với bản thân xã hội cũng sẽ khơng cịn nữa! Nơng nghiệp, ngành khai khống, cơng nghiệp, tóm lại, tất cả các ngành sản xuất, dần dần sẽ được tổ chức một cách hợp lý nhất. Sự tập trung vơi quy mơ tồn quốc những tư liệu
sản xuất sẽ trở thành cơ sở toàn quốc2* của một xã hội gồm những tổ chức liên hợp của những người sản xuất bình đẳng và tự do, tiến hành lao động xã hội theo một kế hoạch chung và hợp lý. Đó là cái mục tiêu nhân đạo3* mà sự vận động kinh tế vĩ đại của thế kỷ XIX đang dần đến.
Do C.Mác viết vào tháng Ba - tháng Tư 1872
Đã đăng trên báo "The International Herald" số 11, ngày 15 tháng Sáu 1872
In theo bản đăng trên báo, có đối chiếu với bản nháp
Nguyên văn là tiếng Anh
_____________________________________________________________
1* Trong bản nháp thay cho những chữ "làm chỗ dựa cho chúng" là những chữ "đã sản sinh ra những giai cấp ấy, và xã hội biến thành một liên hợp của những người sản xuất tự do".
2* Trong bản nháp thay cho những chữ "toàn quốc" là những chữ "tự nhiên".
3* Trong bản nháp những chữ "nhân đạo" bị gạch bỏ.