tại hạ nghị viện80
Những chiến công của nghị viện địa chủ Véc-xay và nghị viện Tây Ban Nha, - những nghị viện này coi việc tiêu diệt Quốc tế là mục đích của mình, - đã thức tỉnh thật là đúng lúc các tinh thần đua tranh cao cả trong trái tim của các đại diện quý tộc trong Hạ nghị viện Anh. Và đây, ngày 12 tháng Tư 1872, ngài B.Cô-cren - một trong những đại biểu xuất chúng của loài người mà ta có thể dựa vào đó để xét đốn trình độ hiểu biết của các giai cấp lớn trên - đã lưu ý nghị viện về lời nói và việc làm của các đoàn thể đáng sợ này. Vốn là một người khơng ưa thích đọc sách cho lắm, cho nên để chuẩn bị bài về vấn đề này, ông ta đã làm một chuyến đi,vào mùa thu năm qua, nhằm mục đích tìm hiểu tình hình của một số bộ tham mưu của Quốc tế trên lục địa; sau chuyến đi ấy trở về ông ta vôi vàng viết một bức thư cho báo "Times" để giữ lấy cho mình cái quyền ưu tiên nào đó trong vấn đề này. Bài phát biểu của ông ta tại nghị viện, nếu ở cửa miệng của bất cứ người nào khác, sẽ được coi là cố tình và chủ tâm khơng bàn đến vấn đề đang được nói đến. Rất nhiều ấn phẩm chính thức của Quốc tế, chỉ trừ một ngoại lệ, không được ông ta biết đến; ông ta không viện dẫn những ấn phẩm đó, là lại viện dẫn một mớ những điều trích dẫn trong
các sách báo tư nhân có số in rất ít và xuất bản tại Thuỵ Sĩ; về những điều trích dẫn thì Quốc tế, với tính cách là một tổ chức, có phần chịu trách nhiệm ở mức độ cũng như nội các Anh chịu trách nhiệm về bài diễn văn của ngài Cô-cren mà thôi. Theo lời của ông ta,
"đại đa số những người gia nhập Hội liên hiệp này tại nước Anh - tổng cộng có 18 vạn người - hồn tồn khơng biết gì cả về những nguyên tắc được dự định thực hiện, những nguyên tắc đó, trong lúc họ gia nhập Quốc tế đã được giấu giếm một cách rất cẩn thận đối với họ.
Nhưng những nguyên tắc mà Quốc tế dự định thực hiện, đều đã được trình bày trong lời nói đầu của Điều lệ chung, cịn ngài Cơ-cren thì có diễm phúc là khơng biết được rằng bất cứ ai cũng không thể gia nhập Hội liên hiệp, nếu không bày tỏ rõ ràng sự đồng ý của mình với những nguyên tắc ấy. Tiếp theo:
"khi mới đầu được thành lập, Hội liên hiệp đã dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa cơng liên, và lúc đó Hội khơng mang một tính chất chính trị nào cả".
Chẳng những phần mở đầu của Điều lệ chung đầu tiên đã mang tính chất chính trị rõ rệt, mà những khuynh hướng chính trị của Hội liên hiệp cũng được trình bày một cách hết sức đầy đủ trong Tuyên ngôn Thành lập đã được công bố năm 1864 đồng thời với Điều lệ này81. Một phát hiện khác rất kỳ lạ là Ba-cu-nin được "uỷ thác" thay mặt Quốc tế đáp lại sự công kích của Mát-di-ni, đó là điều hồn tồn dối trá. Sau khi trích dẫn một đoạn trong cuốn sách của Ba-cu-nin82 , ông ta viết tiếp:
"Một điều phi lý hoa mỹ như vậy cũng có thể làm cho chúng ta cười lên được, nhưng nếu những văn kiện ấy xuất xứ từ Luân Đôn" (song những văn kiện ấy khơng xuất xứ từ Ln Đơn) "thì có gì đáng ngạc nhiên về việc các chính phủ nước ngồi đã báo động?".
Nếu ngài Cô-cren đã trở thành kẻ phát ngôn của các chính phủ nước ngồi ở Anh, thì có gì đáng ngạc nhiên chứ? Lời chỉ trích sau đây, - rằng Quốc tế cách đây không lâu mới bắt đầu
xuất bản "báo" ở Luân Đôn, - cũng là một điều nói sai sự thật. Song điều làm cho ngài Cơ-cren có thể tự an ủi mình là: Quốc tế có nhiều cơ quan báo chí của mình ở châu Âu và châu Mỹ và xuất bản bằng các thứ tiếng của hầu hết tất cả các dân tộc văn minh.
Nhưng thực chất của toàn bộ bài diễn văn được trình bày trong những lới lẽ sau đây;
"Nó có thể chứng minh rằng Công xã và Hội liên hiệp công nhân quốc tế
trên thực tế cũng là một, rằng Hội liên hiệp quốc tế đóng tại" (?) "Ln Đơn đã ra lệnh cho Công xã thiêu cháy Pa-ri và giết hại vị tổng giám mục của thành phố này".
Bây giờ chúng ta hãy nói đến bằng chứng Ơ-gien Đuy-pông, với tư cách là chủ tịch của Đại hội Bruy-xen họp vào tháng Chín 1868, đã khẳng định một cách thực sự rằng Quốc tế đang ra sức đi tới cách mạng xã hội. Nhưng mối liên hệ bí mật giữa lời khẳng định ở Ơ-gien Đuy-pông năm 1868 và hành động của Công xã năm 1871 là ở chỗ nào? Mối liên hệ ấy là ở chỗ.
"chỉ mới tuần lễ qua. Ơ-gien Đuy-pông bị bắt tại Pa-ri, nơi mà ơng đã bí mật từ nước Anh đến đây. Nhưng ông Ơ-gien Đuy-pông này là uỷ viên của Công xã và cũng là hội viên của Hội liên hiệp quốc tế".
Thật là không may cho cái cách thức luận chứng hết sức có sức thuyết phục ấy, A. Đuy-pơng, uỷ viên của Công xã, bị bắt tại Pa-ri lại không phải là hội viên của Quốc tế, cịn Ơ. Đuy-pơng, hội viên của Quốc tế thì lại khơng phải là uỷ viên của Cơng xã. Bằng chứng thứ hai.
"vào tháng Bảy 1869 Ba-cu-nin đã phát biểu tại Đại hội đại biểu do ơng ta chủ trì ở Giơ-ne-vơ như sau: "Quốc tế đã tự nguyện tuyên bố là vô thần"".
Nhưng tháng Bảy 1869 ở Giơ-ne-vơ chẳng có đại hội đại biểu nào cả. Ba-cu-nin cũng chưa lần nào chủ tạo một đại hội đại biểu nào của Quốc tế, và ông ta cũng chưa bao giờ được uỷ thác nhân danh đại hội đại biểu đưa ra những lời tuyên bố. Bằng chứng thứ ba: "Volksstimme", cơ quan của Quốc tế ở Viên83, viết:
"Lá cờ đỏ là tượng trưng của tình bác ái chung, nhưng kể thù của chúng ta hãy coi chừng, chớ để nó trở thành tượng trưng của sự khủng bố rộng khắp".
Hơn thế nữa, cũng tờ báo ấy đã nhiều lần tuyên bố rằng Tổng Hội đồng Luân Đôn thực ra là Tổng Hội đồng của Quốc tế, tức là cơ quan lãnh đạo Trung ương của Quốc tế. Bằng chứng thứ tư; tại một phiên toà xét xử Quốc tế ở Pháp, Tô-lanh đã chế giễu luận điểm của uỷ viên công tố cho rằng tuồng như
"chỉ cần chủ tịch của Quốc tế" (làm gì có cái chức chủ tịch ấy) "phẩy tay một cái, thì tồn địa cầu đều tuân theo".
Cái đầu óc rối rắm của ngài Cơ-cren đang làm cho sự phủ định ấy của Tô-lanh biến thành khẳng định. Bằng chứng thứ năm: lời kêu gọi của Tổng Hội đồng về cuộc nội chiến ở Pháp, từ trong lời kêu gọi ấy, ngài Cô-cren dẫn chứng điểm nói về việc cần phải khủng bố đối với con tin và điểm nói về việc dùng lửa như một phương pháp tiến hành chiến tranh cần thiết trong những trường hợp thích ứng. Nhưng từ việc ngài Cơ-cren tán thành những vụ tàn sát do những phần tử Véc-xay tiến hành, chẳng lẽ chúng ta lại phải rút ra kết luận rằng đấy là ông ta ra lệnh tiến hành những vụ tàn sát ấy, mặc dù trên thực tế ông ta chẳng phạm tội giết chóc nào cả, trừ việc giết hại lồi mng thú? Bằng chứng thứ sáu:
"Trước khi thiêu cháy Pa-ri, các lãnh tụ của Quốc tế và Công xã đã họp hội nghị".
Điều đó cũng chính xác như cái tin đã loan truyền gần đây trên báo chí nước I-ta-li-a, rằng Tổng Hội đồng Quốc tế đã phái người con trung thành và yêu mến của mình là A-lếch-xan-đơ Bây-li Cô-cren đến lục địa để thị sát, Cơ-cren đã trình một bản báo cáo khiến cho người ta hết sức hài lịng về tình hình phát triển tốt đẹp của tổ chức và đã cho biết rằng trong tổ chức hiện đã có mười bảy triệu hội viên. Sau cùng, một bằng chứng có tính chất quyết định:
"Trong sắc lệnh của Cơng xã có bao hàm một mệnh lệnh phá huỷ cái cột trên quảng trường Văng-đơm, có nói rõ sự tán thành của Quốc tế".
Trong sắc lệnh ấy khơng hề nói như thế, mặc dù Công xã, hiển nhiên, đã biết rõ hoàn toàn rằng toàn thể Quốc tế trên toàn thế giới chắc sẽ tán thành quyết định đó.
Vậy mà, theo báo "Times" thì đây là những bằng chứng không thể bác bỏ được về lời khẳng định của ngài Cơ-cren nói rằng, tuồng như vị tổng giám mục Pa-ri bị giết, cịn Pa-ri thì bị thiêu huỷ theo lệnh trực tiếp của Tổng Hội đồng Quốc tế đóng tại Ln Đơn. Hãy đối chiếu cái chuyện nói nhảm ơng chằng bà chuộc ấy với bản báo cáo của ông Xa-ca-dơ ở Véc-xay về đạo luật chống Quốc tế thì sẽ có một khái niệm về sự khác nhau vẫn còn tồn tại giữa ông nghị của nghị viện địa chủ Pháp và ơng Đc- be-ri ở Anh.
Về fidus Achates1* của ngài Cô-cren, ông I-xtơ-uých, nếu như ông ta khơng nói bậy khi bảo rằng tựa hồ Quốc tế phải chịu trách nhiệm về tờ báo "Pére Duchêne"84 của Véc-méc-sơ, người mà nhà học giả Cô-cren đặt tên là Véc-mút, thì chúng ta có thể nói theo lời của Đan-tơ: "Hãy thống nhìn hắn rồi rẽ qua một bên mà đi".
Nếu có một đối thủ như ngài Cơ-cren là một điều thú vị quá chừng, thì được sự che chở dù như thế nào đi nữa của ông Phô- xét cũng vẫn là một thiên tai. Nếu như ông ta đủ can đảm để bảo vệ Quốc tế khỏi những biện pháp trấn áp mà Chính phủ Anh hiện nay không dám áp dụng và cũng không thấy cần phải áp dụng, thì ơng ta cũng đồng thời có tình thần trách nhiệm và cái dũng khí đạo đức cao cả thúc đẩy ơng ta nói với Quốc tế lời khiển trách cao thượng nhất theo lối giáo sư của mình. Rủi thay, cái gọi là học thuyết của Quốc tế mà ông ta đang cơng kích, chẳng qua chỉ là con đẻ của đầu óc thiếu thơng minh của chính bản thân ơng ta.
_____________________________________________________________