5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
2.5.1 Kết quả đạt được
Thu hút FDI đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề mới, cơng nghệ sản xuất, quản lý mới và các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị
trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đồng thời tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, nguồn nhân lực..; hiệu quả đem lại là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
a. Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội:
Tính đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế của các dự án FDI còn hiệu lực đạt khoảng 3 tỷ 879 triệu USD, chiếm 54% tổng vốn đầu tư. Vốn thực hiện tăng nhanh qua các thời kỳ. Thời kỳ 1995-2000 vốn đầu tư thực hiện đạt 140 triệu USD. Thời kỳ 2001- 2005 lượng vốn thực hiện đạt 284,4 triệu USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư xã hội. Thời kỳ 2006-2010 giải ngân của dòng vốn FDI trên địa bàn đạt 1.293,1 triệu USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội. Tổng vốn đầu tư thực hiện từ 2011-2016 đạt 2014,5 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn đầu tư xã hội.
Tỷ lệ đóng góp của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN trong GDP của tỉnh tăng dần qua các thời kỳ (giá thực tế): 1996-2000: 2,7%; năm 2001-2005: 10,1%; năm 2006-2010: 16,8%; năm 2011-2016: 27,5%.
Bảng 2.5: Tình hình thu hút vốn FDI tại Hải Dương giai đoạn 2017 – 2020Năm Năm 2017 2018 2019 2020 Tổng
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)
- Xét về chỉ tiêu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020 cũng tương tự như vốn đăng ký, năm 2017 đến năm 2020 chỉ tiêu này liên tục tăng trưởng, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng không ổn định, lần lượt đạt 3,7%; 6,9%; 51,1% và 39,7%.
Mặc dù cả 2 chỉ tiêu vốn đăng ký và vốn thực hiện đều có bước tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, tuy nhiên điều này chưa phản ánh hết tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI của một địa phương nhất định, trong đó có Hải Dương. Bởi thực tế điều chúng ta cần quan tâm vẫn là tỷ lệ giữa vốn thực hiện được so với vốn đăng ký và khoảng cách giữa hai chỉ tiêu này như thế nào. Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký tại Hải Dương giai đoạn 2017 - 2020 khơng ổn định.
b. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh
Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách của tỉnh ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000 tổng nguồn thu ngân sách của ĐTNN mới đạt 13,1 triệu USD,
đến thời kỳ 2001-2005 đạt 177,5 triệu USD, tăng gấp 13,5 lần so với 5 năm trước, chiếm 41,6% tổng thu ngân sách tại địa phương. Thời kỳ 2006-2010 hầu hết các doanh nghiệp đã qua thời gian ưu đãi thuế theo quy định Nhà nước tổng thu ngân sách tăng lên, đạt 356,9 triệu USD, chiếm 43% tổng thu ngân sách địa phương. Thời kỳ 2011-2016 đạt 955 triệu USD, chiếm 35% tổng thu ngân sách địa phương.
Bảng 2.6: FDI vào các KCN tại Hải Dương giai đoạn 2017 – 2020
Đơn vị: triệu USD
TT Tiêu chí
1 Trong KCN
2 Ngồi KCN
Tổng
(Nguồn Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)
Hình 2.1: Tình hình gia tăng vốn FDI đăng ký vào các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2020
Giá trị vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang có xu hướng gia tăng cả về tỷ trọng và giá trị. Năm 2017 trong tổng 663,6 triệu USD vốn FDI đăng ký thì trong KCN chiếm đến 33,2%, tương đương với 220,3 triệu USD. Năm 2018 vốn FDI đăng ký trong KCN tăng lên mức 785,7 triệu USD, tương đương với 34,1%. Năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ vốn FDI trong KCN lần lượt đạt 37,9% và 42,5% tổng vốn FDI đăng
ký. Đây là kết quả của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi tại các KCN của chính quyền tỉnh Hải Dương. Tỉnh đã và đang hoàn thiện đồng bộ các quy định, quy chế với thủ tục thơng thống, 'một cửa tại chỗ', áp dụng các ưu đãi Nhà nước đã ban hành, nhất là đối với các KCN được xây dựng, hoạt động ở vùng khó khăn hoặc đối với các ngành nghề tỉnh đang quan tâm phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, năm 2020 tỉnh Hải Dương đã huy động từ ngân sách 6,2 tỷ đồng để quy hoạch các KCN, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn, xây dựng hệ thống cấp nước cho KCN Đại An. Ngoài ra, tỉnh đã đầu tư kinh phí xây dựng các đường Gom cho các cụm cơng nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương theo dự án đã duyệt gồm 106 tỷ đồng.
c. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Khu vực cơng nghiệp có vốn ĐTNN phát huy vai trị tích cực trong thúc đẩy phát triển cơng nghiệp của tỉnh. Hiện nay, 95% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp. Đã có một số nhà ĐTNN đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, tạo ra giá trị tăng thêm lớn (Brother, Kefico...). Tỷ trọng cơng nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh, từ 10,5% (năm 2000) lên 58,6% (năm 2016).
ĐTNN vào địa phương tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp ĐTNN chiếm gần 100% về sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử (linh kiện điện tử, dây và cáp điện ô tô, máy fax), 70% may mặc, 60% giầy dép, 35% xi măng...
Bảng 2.7: FDI phân theo ngành kinh tế tại Hải Dương giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: triệu USD)
TT Tiêu chí 1 May mặc 2 Sản xuất các sản phẩm điện và điện tử 3 Cơ khí chế tạo 4 Khác Tổng
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)
Vốn FDI đầu tư tại Hải Dương giai đoạn 2017 - 2020 chủ yếu tập trung nhiều vào ngành may mặc, với xu hướng gia tăng cả về giá trị cũng như tỷ trọng. Năm 2017 giá trị
FDI đăng ký trong ngành may mặc tại Hải Dương là 258,8 triệu USD, tương đương với 39% tổng vốn đăng ký, năm 2018 tăng lên 916,9 triệu USD, tương đương với 39,8%; năm 2019 tiếp tục tăng lên mức 1.337,7 triệu USD với 41,7% và năm 2020 đạt 2.525,2 triệu USD, tương đƣơng 42,1%. Từ năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh tế. Theo đó, chính sách chăm lo đời sống người lao động được nâng lên, chi phí sản xuất hàng dệt may ở Trung Quốc tăng cao. Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư nƣớc ngoài ở lĩnh vực dệt may kiếm nơi sản xuất khác ngồi Trung Quốc. Họ đã tìm thấy Việt Nam. Vào giữa năm 2011, nhiều đoàn doanh nghiệp từ lãnh thổ Hồng Công, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc đã đến nhiều địa phương của Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành dệt may, trong đó có Hải Dương. Nhân cơng rẻ và tay nghề cao là hai yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư FDI lựa chọn Hải Dương làm “nơi lập nghiệp” mới. Mặc dù được khuyến cáo thị trường lao động tại Việt Nam nói chung và tại Hải Dương nói riêng khơng cịn rẻ như trước nhưng sức hút của một thị trường còn nhiều tiềm năng cho ngành dệt may tại đây vẫn thật sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho ngành may mặc trở thành ngành có giá trị cũng như tỷ trọng vốn FDI đăng ký cao hơn so với các ngành khác trên địa bàn tỉnh. Sau ngành may mặc thì ngành sản xuất các sản phẩm điện và điện tử tại Hải Dương cũng thu hút được lượng vốn FDI tương đối lớn và cũng đang có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2017 - 2020. Năm 2017 vốn FDI đăng ký vào ngành này tại Hải Dương đạt 187,1 triệu USD, tương đương với 28,2% tổng vốn đăng ký. Năm 2018 giá trị này tăng lên 668,2 triệu USD (tăng 257,1% so với năm 2010), tương đương với 29% tổng vốn FDI đăng ký; năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ tăng trƣởng vốn FDI đăng ký trong ngành sản xuất các sản phẩm điện và điện tử vẫn đạt mức khá cao với 35,9% và 100,7%. Ngành cơ khí chế tạo cũng là ngành được đánh giá có khả năng thu hút vốn FDI cao tại Hải Dương, tỷ trọng vốn FDI đăng ký trong ngành này tăng từ 19,6% năm 2017 lên 22% năm 2020.
- Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hình thức đầu tư
Vốn FDI đầu tư vào các KCN tỉnh Hải Dương phần lớn là theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tăng dần theo các năm từ 2017 – 2020. Hình thức doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thấp hơn hẳn, riêng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cịn có xu hướng giảm đi so với các năm gần đây.
Bảng 2.8: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư tại Hải Dương giai đoạn 2017-2020
(Đơn vị: triệu USD)
TT Tiêu chí 1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi 2 Doanh nghiệp liên doanh 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh Tổng
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)
- Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn các KCN
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào một số KCN lớn của tỉnh như sau:
Bảng 2.9: FDI một số KCN tại Hải Dương giai đoạn 2017 – 2020
(Đơn vị: triệu USD)
TT Tiêu chí 1 KCN Đại An 2 KCN Nam Sách 3 KCN Phúc Điền 4 Các KCN khác Tổng
15,3% 35,4%
KCN Nam Sách
21%
.28,3%
Hình 2.2: Cơ cấu vốn FDI tại các KCN Hải Dương năm 2020
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Dương)
Được thành lập ngày 24/3/2003, KCN Đại An nằm trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tận dụng những thuận lợi về mặt địa lý (dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đơ Hà Nội với cảng Hải Phịng…), cùng với kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng và chiến lược thu hút đầu tư hợp lý, những năm qua, KCN Đại An không ngừng phát triển vượt bậc. Giá trị vốn FDI đăng ký tại KCN này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn FDI vào các KCN của tỉnh. Năm 2017, KCN Đại An đã thu hút được tổng vốn đầu tư 53,3 triệu USD. Bước sang năm 2018 KCN Đại An vẫn thu hút được tổng vốn đầu tư là 225,6 triệu USD. Năm 2019, giá trị vốn FDI vào KCN Đại An vẫn tiếp tục tăng lên 402,9 triệu USD (tăng 78,6% so với năm 2018); Tính đến năm 2020 tổng vốn đầu tư tại KCN Đại An đạt 899,6 triệu USD. Các dự án chủ yếu đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông, Singapo.
* Khu công nghiệp Nam Sách: Khu công nghiệp Nam Sách nằm trên trục đường quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 18 nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, sân bay Quốc tế Nội Bài, cửa khẩu Lạng Sơn và các cảng biển quốc tế, rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Điều này là một trong những lý do để KCN này có khả năng thu hút vốn FDI cao. Năm 2017 vốn FDI đầu tư vào KCN Nam Sách là 51,8 triệu USD, tương đương với 23,5% tổng vốn FDI vào các KCN. Năm 2018; 2019 và 2020, lần lượt đạt 195,6 triệu USD, 326,7 triệu USD và 719,1 triệu USD. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, đến năm 2020 KCN Nam Sách đã được lấp đầy, tổng số trên 20 nhà đầu tư. Nhà đầu tư là
những Tập đoàn kinh tế, Cơng ty lớn trong và ngồi nước như: Toyo Denso, Okamoto của Nhật Bản, Ever Glory của Hồng Kông, Chyun Jaan của Đài Loan, Công ty Nam Tiến, Công ty Hồng Gia, Công ty Kiến Hưng của Việt Nam... KCN đi vào hoạt động đã góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và các vùng lân cận, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.
* KCN Phúc Điền: KCN Phúc Điền thành lập tháng 5-2003. KCN này được quy hoạch xây dựng hạ tầng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế với quy mô 87 ha trên địa bàn xã Cẩm Phúc và xã Cẩm Điền, thu hút đầu tư đa ngành công nghệ cao, cơng nghệ sạch, cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh, tự động hố, lắp ráp ơ-tơ... Năm 2017 tổng vốn FDI vào KCN này đạt 38,8 triệu USD, năm 2018 tăng lên 146,9 triệu USD (tăng 278,6% so với năm 2017); đến năm 2019 và năm 2020 giá trị vốn FDI đăng ký tại KCN Phúc Điền là 226,8 triệu USD và 533,6 triệu USD. Ngoài lợi thế về giao thơng, KCN Phúc Điền cịn có ưu thế về thương mại do gần chợ, khu dân cư của huyện Cẩm Giàng. KCN này hấp dẫn các nhà đầu tư bởi tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo tốt, có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
d. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Khu vực có vốn ĐTNN đang tạo việc làm ổn định cho trên 154.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác tại địa phương. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng qua từng năm. Từ năm 2006 trở về trước, trung bình mỗi năm tạo việc làm mới cho gần 3.000 lao động, thì từ năm 2007 đến nay, trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho trên 10.000 lao động.
Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN, nhiều lao động tại địa phương đã trở thành cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong cơng nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh Hải Dương, về cơ bản các doanh nghiệp ĐTNN đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ký kết hợp đồng sử dụng lao độ ng, b ả o hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. An toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện và mơi trường lao động có những tiến bộ. Tại phần lớn các doanh nghiệp đã thành lậ p tổ chức cơng đồn và được chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho hoạt động. Nhiều vấn đề vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết thông qua tổ chức cô g đồn cơ sở, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi và góp phần giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội tại địa phương.
e. Góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý
Hoạt động ĐTNN góp phần quan trọng thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý, công nghệ marketing hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế tại địa phương như sản xuất xi măng, điện tử, ơ tơ, may, giày. Bên cạnh đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường cải tiến chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh.