Các giải pháp nhằm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 47 - 49)

1.1 .Một số khái niệm cơ bản

3.2. Các giải pháp nhằm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ

chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện về pháp luật

Cần tăng mức xử phạt VPHC về ATTP. Nghị định 178 trong thời gian qua thực hiện cịn nhiều tồn tại, hạn chế vì quy định mức xử phạt nhẹ. Do vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về ATTP, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định XPVPHC cần xây dựng Nghị định thay thế nghị định 178. Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. Nghị định quy định: Hình thức xử phạt chính là phạt tiền, khơng quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa đến 07 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản cơng bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm; xử phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm khơng cịn. Nghị định quy định tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tối đa đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm (trước chỉ 3,5 lần). Hành vi sử dụng động vật chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm thay vì bị phạt tiền bằng 80-100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm thì nay với nghị định mới, mức xử phạt tăng lên 1-2 lần theo giá trị thực phẩm.

Có quy định chính sách phân cấp cho UBND các cấp trong vấn đề đảm bảo VSATTP trong kinh doanh ở chợ: phân công trách nhiệm về quy hoạch, thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh, chợ đầu mối rau quả, chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và kiểm soát thực hiện quy hoạch, thanh tra, kiểm tra.

Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách và chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ thực hiện bảo đảm chất lượng VSATTP cũng như biện pháp xử lý nếu khơng hồn thành tốt nhiệm vụ.

UBND thành phố Hà Nội sớm ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết m ổ của địa phương. Đồng thời triển khai các đề án quy hoạch giết mổ đã được UBND thành phố phê duyệt. Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo, các qui định và cơ chế chính sách đặc thù của địa phương trong quản lý ATTP và hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn dựa trên các cơ chế chính sách pháp luật chung của Nhà nước.

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện bộ máy, nhân lực, tài chính, thanh tra,kiểm tra kiểm tra

Sở Cơng thương chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong q trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân cơng quản lý; Ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ.

Phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương các quận, huyện trong quản lý ATTP, các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương chỉ tập trung xây dựng chính sách quản lý vĩ mơ, thanh tra kiểm tra và giải quyết các vấn đề đối ngoại, giải quyết các rào cản của thị trường.

Tăng cường nguồn lực con người trong công tác bảo đảm ATTP bằng việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sử dụng. Tập trung vào các biện pháp đào tạo, tập huấn về ATTP cho đội ngũ chuyên trách, cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm ATTP của các tuyến.

Đảm bảo có đủ biên chế cho các cơ quan quản lý về ATTP để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh quản lý về ATTP. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực về quản lý ATTP trên cơ sở khảo sát, đánh giá, tập hợp nhu cầu đào tạo ngắn hạn và dài hạn đối với từng lĩnh vực và chuyên ngành trong hệ thống từ trung ương đến địa phương.

3.2.3.Giải pháp với công tác phổ biến, giáo dục tuyên truyền, thực thi chính sách quản lý.

Trong tình hình hiện nay, khi mà chúng ta chưa có đủ các nguồn lực để đáp ứng cho cơng tác QLNN về VSATTP thì tun truyền, giáo dục là giải pháp khá hữu hiệu.

Các cơ quan quản lý nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tuyên truyền về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các chợ. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân, giáo dục về kính doanh thực phẩm sạch cho các hộ kinh doanh và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản và lâu dài. Tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông như báo, đài, ti vi, mạng internet,…để tuyên truyền về vấn đề

VSATTP.

Đổi mới nội dung và phương pháp truyền thống, giáo dục chính sách, pháp luật cho người kinh doanh tham gia hoạt động chợ.

Công tác thông tin phải thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra cần tổ chức khám sức khỏe, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cá

nhân, các hộ kinh doanh trong chợ. Tập huấn đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý chợ, hộ kinh doanh trong chợ về đảm bảo VSATTP tại chợ.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về vấn đề vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các CHỢ TRUYỀN THỐNG TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w