Trong mơ hình M-M đưa ra về cơ cấu vốn tối ưu, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng, thông qua cơ chế địn bẩy tài chính, tạo ra khả năng sinh lời cao hơn cho vốn chủ sở hữu. Song chính sách thuế hiện tại của Việt Nam còn nhiều cứng nhắc, chưa phát huy được tác dụng địn bẩy của nó, đến hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thị trường tài chính quốc tế và khu vực, xu thế hội nhập các thông lệ quốc tế và khu vực thuế quan, chính sách kinh tế vĩ mơ đã và đang đặt ra thách thức với ngành thuế của Việt Nam.
Về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, với lộ trình giảm dần mức thuế suất phổ thơng từ 25% xuống cịn 22% và cịn 20% sắp tới. Đây là chủ trương nhằm cạnh tranh quốc tế và thu hút vốn đầu tư khi nhiều nước trong khu vực, nhất là khu vực Đông Nam Á đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều sự chênh lệch giữa các vùng miền, do vậy chính sách thuế của Nhà nước cũng có sự khác nhau. Nhà nước cần
hiểu rõ đâu là lợi thế cạnh tranh của vùng để ưu đãi mức thuế suất cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại vùng, miền đó. Khi đó doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa phần tiết kiệm thuế do sử dụng nợ, chính sách xây dựng nợ, chính sách xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ đa dạng, phong phú hơn.
4.3.2. Đẩy mạnh phát triển thị trường tiền tệ, đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường
Đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, các cơng cụ vốn, tạo nhiều loại hàng hóa cho thị trường tiền tệ để mọi doanh nghiệp dễ dàng chọn lựa loại cơng cụ vốn thích hợp cho đầu tư của mình. Đẩy nhanh quá trình đưa thương phiếu vào thực tiễn cuộc sống, giúp các doanh nghiệp lưu động hóa các khoản nợ, chiết khấu các khoản cho vay, bán nợ,…tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoạch định một cơ cấu phù hợp. Cần có quy chế cho phép các ngân hàng, các định chế tài chính trung gian chủ động phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác được lưu hành ngắn hạn và được chuyển nhượng. Trao quyền tự chủ hơn nữa cho các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng trong việc phát hành và mua bán các loại chứng từ có giá. Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại lớn, có tình hình tài chính ổn định, có nguồn vốn dồi dào trở thành những nhà kiến tạo thị trường thực sự, thông qua việc luôn sẵn sàng mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, tạo tính thanh khoản cao cho các loại giấy tờ này và đặc biệt sẽ tạo thêm khả năng giao dịch các loại giấy tờ này trên thị trường tiền tệ.
Ngoài ra, để thị trường tiền tệ phát triển địi hỏi các chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đầu tư… phải đảm bảo được các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi đưa nền kinh tế quốc dân hoạt động hiệu quả, tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững. Có như vậy, thị trường tiền tệ mới phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tái cơ cấu vốn của mình một cách phù hợp.
4.3.3. Tạo điều kiện cho sự phát triển của các Công ty tư vấn tài chính
Đây là giải pháp mang tính tạm thời khi các Cơng ty chưa có bộ phận chức năng quản trị tài chính riêng biệt, đội ngũ các nhà quản trị cấp cao chưa đảm nhiệm
được công việc của một giám đốc tài chính, việc thuê các chuyên gia tư vấn tài chính theo từng thời kỳ hay từng dự án, hoặc việc hoạch định chiến lược tài chính của Cơng ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn sẽ đem lại hiệu quả cao và hạn chế được rủi ro tài chính có thể xảy ra, vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập của các doanh nghiệp trong tương lai.
Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đã thu hút rất nhiều những Công ty tư vấn tài chính nước ngồi có uy tín: AASC, A&C, ATIC Việt Nam, PACO, IAC…Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thuê các Công ty tư vấn này về vấn đề kế toán, tư vấn thuế và dịch vụ kiểm tốn, cịn các dịch vụ về quản lý tài chính chuyên sâu như xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp thì hầu như hạn chế. Mặt khác, việc thiếu hụt các Công ty nghiên cứu thị trường một cách tổng quát để đưa ra các hệ số như hệ số rủi ro của từng Công ty, hệ số rủi ro ngành, hay các nhận định về thị trường mang tính chun mơn sâu,…đã gây khó khăn nhất định cho hoạt động quản trị tài chính trong Cơng ty. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần khuyến khích các loại hình doanh nghiệp này phát triển bằng việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hay đưa ra các tiêu chuẩn nhất định cho đội ngũ chun gia tư vấn, cũng như có chính sách tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này thơng qua các chương trình đào tạo của các trường đại học.
KẾT LUẬN
Cơ cấu vốn là chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, tuy khơng quyết định trực tiếp đến kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp đến lơi ích vốn chủ sở hữu. Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho phép Cơng ty tối đa hóa được lợi ích vốn chủ sở hữu thơng qua cơ chế địn bẩy tài chính, trong điều kiện rủi ro có thể chấp nhận được, xét cho cùng đây là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Đề tài “Hồn thiện cơ cấu vốn tại Cơng ty Than Núi Hồng – VVMI” đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp: Khái niệm cơ cấu vốn, cơ cấu vốn tối ưu, các lý thuyết hiện đại về cơ cấu vốn, các căn cứ để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nghiên cứu cơ cấu vốn của Cơng ty Than Núi Hồng – VVMI.
2. Giới thiệu khái quát về Công ty Than Núi Hồng – VVMI. Đồng thời tập trung nghiên cứu về cơ cấu vốn của Công ty, thấy được thực trạng cơ cấu vốn của Công ty, trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó.
3. Luận văn đã đưa ra những giải pháp để đạt được và duy trì cơ cấu vốn hợp lý nhất cho Công ty: Thành lập bộ phận chức năng về quản trị tài chính doanh nghiệp trong đó chức danh quan trọng nhất là giám đốc tài chính; giảm hệ số nợ và sự phụ thuộc vào các nguồn vốn chiếm dụng bằng việc phát hành trái phiếu dài hạn, tiến hành chuyển hình thức từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức Cơng ty cổ phần, phát hành cổ phiếu,…Bên cạnh đó tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đổi mới chính sách thuế, đẩy mạnh thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho sự phát triển của Cơng ty tư vấn tài chính.
Đề tài hồn thiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp tuy không phải là một đề tài mới, song nó là vấn đề mang tính quyết định trực tiếp đến lợi ích vốn chủ sở hữu. Với những vấn đề đã nêu ra và nghiên cứu trong Luận văn, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo để luận văn được hoàn thiện một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2014. Thơng tư số 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/T - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Công ty Than Núi Hồng – VVMI. 2010-2014. Báo cáo tài chính năm 2010-2014. Thái Nguyên.
3. Phan Đức Dũng, 2006. Nguyên lý kế tốn. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh.
4. Lưu Thị Hạnh, 2012. Hồn thiện cơ cấu vốn tại Cơng ty Cổ phần tập đồn Hịa
Phát. Luận văn Thạc sĩ,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào. 2007. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Lưu Thị Hương, 2004. Giáo trình Thẩm định Tài chính dự án. Hà Nội: NXB Thống kê.
7. Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2008. Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng số 4. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Nguyễn Đình Kiệm, 2012. Giáo trình tài chính DN. Hà Nội: NXB Tài chính Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tài chính doanh nghiệp căn bản. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động xã hội.
10. Nguyễn Duy Hùng, 2012. Luật Doanh nghiệp năm 2005. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
11. Nguyễn Khả Phong, 2008. Cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty TNHH chế biến Bột
mỳ Mê Kông. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
12. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007
về Hệ thống ngành Kinh tế. Hà Nội ngày 23 tháng 01nawm 2007.
13.Trần Thị Thanh Tú, 2006. Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước
Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
14. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2013. Giáo trình tài chính DN. Hà Nội: NXB Tài chính Hà Nội.
15. Hệ số beta ngành
http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=214&CategoryID=11&News=6054 [Ngày truy cập: 15 tháng 12 năm 2015].